Nguồn và khối lượng phát sinh CTRYTNH tại bệnh viện Việt Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn nguy hại tại bệnh viện hữu nghị việt đức và bệnh viện 19 8 bộ công an (Trang 47 - 51)

và bệnh viện 19/8

TT

Bệnh viện Việt Đức Bệnh viện 19/8

Khoa/Phòng phát thải Số lượng (kg/ngày) Khoa/phòng phát thải Số lượng (kg/ngày)

1 Khoa giải phẫu bệnh 14,11 Khoa ngoại 38,73

2 Khoa gây mê hồi sức 14,05 Khoa răng hàm mặt 12,52 3 Phịng hồi sức tích cực 15,89 Khoa tai mũi họng 9,98 4 Khoa PT Thần kinh - Sọ não 12,56 Khoa gây mê hồi sức 16,79 5 Khoa PT Tim mạch-Lồng ngực 16,92 Khoa nội 1 14,15 6 Khoa Điều trị theo yêu cầu 21,76 Khoa nội 2 16,21

7 Khoa PT Nhi 32,89 Khoa nội 3 15,63

8 Khoa PT Tiêu hóa 20,04 Khoa nội 4 14,52

9 Khoa PT Cột sống 15,68 Khoa nội 5 18,27

10 Khoa PT Hàm mặt – Tạo hình 21,13 Khoa nội 6 23,25 11 Khoa Phục hồi chức năng 35,07 Khoa nội A 21,27 12 Khoa PT Cấp cứu tiêu hóa 30,67 Khoa giải phẫu bệnh 19,12 13 Khoa PT Nhiễm khuẩn 26,84 Khoa thận khớp 29,83 14 Khoa PT Tiết niệu 19,03 Khoa hồi sức cấp cứu 23,13

15 Khoa PT Gan mật 16,57 Khoa khám bệnh 13,25

16 Khoa Thận lọc máu 17,38 Khoa X.Quang 21,37

17 Khoa Chấn thương Chỉnh hình 1 55,34 Khoa Hóa sinh 20,76 18 Khoa Chấn thương Chỉnh hình 2 42.06 Khoa vi sinh 23,38 19 Khoa chuẩn đốn Hình ảnh 13,56 Khoa tiết niệu 14,13

20 Khoa Dược 15,78 Khoa kiểm soát NK 23,15

21 Khoa khám bệnh 36,08 Khoa điều dưỡng tiết chế 19,82

22 Khoa Sinh hóa 17,02 Khoa Dược 17,32

23 KHoa truyền máu 16,69 Khoa vật lý trị liệu 23,76 24 Khoa Vi sinh 15,74 Trung tâm huyết học 20,45

TT

Bệnh viện Việt Đức Bệnh viện 19/8

Khoa/Phòng

phát thải (kg/ngày) Số lượng

Khoa/phòng

phát thải (kg/ngày) Số lượng 25 Khoa Xét nghiệm Huyết học 14,05 Trung tâm ung bướu 41,21

26 Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn 18,77

27 Khoa Dinh dưỡng 17,01

28 Khoa Nội soi 15.28

Tổng 608 512

Nguồn: Kết quả khảo sát 6 tháng cuối năm 2013 tại bệnh viện Việt Đức và 19/8

Dựa vào bảng kết quả trên cho thấy, lượng phát sinh chủ yếu tại bệnh viện Việt Đức là 2 khoa chấn thương chỉnh hình (97,4 kg/ngày) và khoa khám bệnh (36,08 kg) do khoa khám bệnh là khoa tiếp nhận đầu vào bệnh nhân khi đến khám chữa tại bệnh viện trước khi xong hồ sơ và phân về các khoa, khoa còn tiếp nhận và chữa trị các bệnh nhân cấp cứu, mỗi ngày tại khoa mổ trung bình 30 ca, cịn 2 khoa chấn thương chỉnh hình chủ yếu chữa trị các ca bệnh về xương nên lượng bột bó, nẹp...dính dịch tiết phát sinh hằng ngày rất lớn.

Còn đối với bệnh viện 19/8 khoa ngoại chấn thương (38,73kg/ngày) và trung tâm ung bướu (41,21kg/ngày) là hai nguồn phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại lớn nhất do trung tâm ung bướu phải tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân từ khắp bắc nam, tại đây đã tiến hành phẫu thuật nhiều ca phức tạp như: phẫu thuật k lưỡi, k sàn miệng, mổ cắt chậu sàn miệng và tạo hình sàn miệng bằng vạt da rãnh mũi má, nạo vét hạch cổ hai bên, mổ nội soi tuyến giáp..., điều trị và chăm sóc bệnh nhân ung thư: ung thư gan, thực quản, phổi…đặc biệt bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn không đáp ứng với các phương pháp điều trị của y học hiện đại. Còn khoa ngoại chấn thương khám, cấp cứu và điều trị các bệnh nhân chấn thương sọ não, cột sống và cơ quan vận động; phẫu thuật các bệnh lý thuộc hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, hệ cơ xương khớp; khám và điều trị bệnh nhân bỏng…với đặc thù các bệnh được điều trị tại khoa gần giống Bệnh viện Việt Đức nên khối lượng bệnh phẩm phát sinh tại khoa lớn.

3.2. HIỆN TRẠNG VÀ SO SÁNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ NGUY HẠI TẠI HAI BỆNH VIỆN

Luận văn tiến hành đánh giá thực trạng phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu trữ và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại của bệnh viện hữu nghị Việt Đức và bệnh viện 19/8 dựa theo Quyết định 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y Tế về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế. Được thực hiện dựa trên 28 khoa lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức và 27 khoa/viện/trung tâm thuộc bệnh viện 19/8 bao gồm: 6 khoa khối ngoại, 10 khoa khối nội, 9 khoa khối cận lâm sàng, 2 viện/trung tâm.

Theo kết quả khảo sát cho thấy, mơ hình quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Việt Đức và bệnh viện 19/8 có mức độ tương đồng khá cao. Dưới đây là mô tả về sơ đồ quản lý của hai bệnh viện như sau:

Hình 3. 3: Sơ đồ quản lý chất thải y tế tại bệnh viện Việt Đức và 19/8

Trong đó:

- Bệnh viện thực hiện quản lý từ khâu phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển đến khu vực lưu trữ tạm thời.

CT rắn Y tế Phân loại Thu gom

Vận chuyển trong viện

Lưu giữ trung tâm Vận chuyển ngoại viện Xử lý,Tiêu hủy Bệnh viện Quản lý Công ty MTĐT Hà Nội Công ty Urenco 10

+ Công ty môi trường đô thị Hà Nội thực hiện vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt phát sinh tại bệnh viện.

+ Công ty Urenco 10 thực hiện vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh tại bệnh viện.

Trong công tác quản lý chất thải y tế, Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm báo cáo và giải trình với Cơ quan chủ quản, cụ thể là Bộ y tế đối với BV Việt Đức và Bộ Công An đối với BV 19/8. Giúp việc cho Giám đốc có Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện bao gồm chủ tịch, ủy viên thường trực, thư ký hội đồng và thành viên khác là đại diện các khoa phịng trong bệnh viện. Hội đồng Kiểm sốt nhiễm khuẩn có chức năng và nhiệm vụ giúp Giám đốc bệnh viện tổ chức triển khai công tác quản lý chất thải y tế và hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn trong phạm vi bệnh viện, xây dựng quy trình quản lý chất thải y tế áp dụng tại bệnh viện Việt Đức, chỉ đạo lập kế hoạch giám sát, thông báo hoạt động quản lý chất thải y tế, tuyên truyền giáo dục nhân viên y tế và người bệnh về trách nhiệm phân loại, thu gom chất thải trong bệnh viện.

Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn chịu trách nhiệm xây dựng các quy định, quy trình phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu giữ chất thải y tế. Kiểm tra, giám sát và đào tạo công tác quản lý chất thải cho các đối tượng trong bệnh viện.

Phịng Hành chính quản trị có trách nhiệm tổ chức ký hợp đồng với công ty môi trường đô thị để vận chuyển chất thải rắn y tế ra ngoài xử lý, tiêu hủy. Mua sắm và cung cấp vật tư tiêu hao như túi nilon và thùng đựng chất thải cho các khoa phòng.

Phịng Tài chính kế tốn có trách nhiệm theo dõi và quản lý các nguồn thu và chi cho công tác quản lý chất thải y tế.

Các Bác sĩ, điều dưỡng các khoa trực tiếp phân loại tại nguồn. Nhân viên vệ sinh và làm sạch công nghiệp ICT và trợ giúp chăm sóc tại các khoa phịng chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển CT từ các khoa xuống kho lưu giữ CT của BV

3.2.1. Hiện trạng công tác phân loại chất thải rắn y tế nguy hại

riêng của hai bệnh viện khá tương đồng nhau. Kết quả khảo sát thực trạng công tác phân loại chất thải rắn y tế nguy hại tại các khoa của hai bệnh viện như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn nguy hại tại bệnh viện hữu nghị việt đức và bệnh viện 19 8 bộ công an (Trang 47 - 51)