Biểu đồ cơ cấu kinh tế quận Cầu Giấy năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 48)

2.1.2.2. Về thương mại, dịch vụ

Về thương mại, dịch vụ, quận đã đầu từ 1,3 tỷ đồng xây dựng, cải tạo mạng lưới chợ trong quận. Tổng giá trị hàng hóa luân chuyển do quận quản lý đạt 310,2 tỷ đồng năm 2010, năm 2015 đạt 807 tỷ đồng. Giá trị ngành vận tải năm 2010 đạt 48 tỷ đồng và 80,2 tỷ đồng năm 2015. Tốc độ tăng bình quân 5 năm (2010-2015) của ngành thương mại dịch vụ đạt 15,8%/năm.

Giá trị sản xuất trên địa bàn quận Cầu Giấy năm 2015 đạt 13.816.337 triệu đồng tăng 2.5 lần so với năm 2010 (5.526.534 triệu đồng). Về giá trị gia tăng (GDP) đạt 457.920 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2009 – 2014 đạt 13.2%. Hiện nay, ngành thương mại dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất 70,01%, sau đó là tỷ trọng – xây dựng chiếm 29,99%, đặc biệt tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp bằng 0% trong cơ cấu kinh tế quận do Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp phục vụ công cuộc xây dựng đô thị [18].

2.1.2.3. Về dân cư, nguồn lao động

Dân số quận Cầu Giấy toàn bộ là dân số đơ thị. Từ năm 2010 – 2015 có sự biến đổi như bảng 2.1 sau:

Công nghiệp 62% Thương mại - Dịch vụ 35% Nông nghiệp 3%

Bảng 2.1: Phân bố dân số trên địa bàn quận Cầu Giấygiai đoạn 2010-2015

Năm

Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Quan hoa Người 21.136 29.573 31.303 32.919 34.628 36.051

Nghĩa Tân Người 19.972 27.945 29.597 31.106 32.721 34.066

Nghĩa Đô Người 18.394 25.737 27.242 28.649 30.135 31.374

Yên Hòa Người 14.600 20.428 21.623 22.739 23.920 14.903

Trung Hòa Người 13.521 18.918 20.025 21.059 22.152 23.063

Mai Dịch Người 17.979 25.156 26.627 28.002 29.456 30.667 Dịch Vọng Người 8200 12.198 12.912 13.578 14.283 14.870 Dịch Vọng Hậu Người 8190 10.734 11.362 11.949 12.569 13.086 Tổng Người 121.992 170.690 180.672 190.002 199.863 208.080 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,20 0,90 0,89 0,87 0,88 0,86 Tỷ lệ tăng dân số cơ học % 2,60 2,70 3,61 4,03 3,92 3,04 Tỷ lệ tăng dân số % 3,80 3,60 4,50 4,90 4,80 3,90 Mật độ dân số Người/km² 10.132 14.177 15.006 15.781 16.600 17.282 Số ngƣời trong

độ tuổi lao động Người 100.263 124.176 139.698 155.220 170.742 186.264

Lao động NN Người 5013 0 0 0 0 0

Lao động CN –

XD Người 47.124 26.077 29.337 32.596 35.856 39.115 Lao động dịch

vụ Người 48.126 98.099 110.361 122.624 134.886 147.149

(Nguồn: Phòng dân số quận Cầu Giấy)

Năm 2015 dân số của toàn quận là 208.080 người so với năm 2010 tăng 37.390 người, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 5.341 người. Mật độ dân số năm 2010 ở mức 14177 người/km², nhưng con số này đã tăng lên đến 15006 người/km², 15781 người/km², 16600 người/km², 17282 người/km² vào các năm tương ứng 2011, 2012, 2013, 2014. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng “đất chật

người đông” này là do quận Cầu Giấy là nơi tập trung nhiều các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và các Viện nghiên cứu khoa học nên số lượng sinh viên học sinh rất lớn đồng thời do số lượng lớn người dân di cư từ các vùng khác tới tạo nên sự gia tăng dân số nhanh.

Trong q trình đơ thị hóa, sự biến động về dân số đã có dấu hiệu tích cực nhằm làm giảm bớt áp lực về mọi mặt cho quận Cầu Giấy. Đặc biệt trong năm 2015 tỷ lệ gia tăng dân số đã xuống đáng kể so với năm 2013 và năm 2014. Tuy vậy, mức gia tăng dân số cơ học rất cao từ năm 2010 2,6% nhưng đến năm 2015 là 3,04% cao điểm nhất là vào năm 2013 lượng gia tăng dân số cơ học là 4,9% cao hơn rất nhiều với gia tăng dân số tự nhiên. Đây chính là hệ quả tất yếu của q trình đơ thị hóa.

Về vấn đề số lượng và chất lượng lao động, bảng 2.2 dưới đây minh họa cơ cấu lao động của quận Cầu Giấy theo ngành kinh tế.

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động quận Cầu Giấy theo ngành kinh tế

Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 2014 2015

1. Số ngƣời trong độ tuổi

lao động 1000 Người 100,263 124,176 155,220 186,264

2. Số ngƣời đang làm

việc trong nền kinh tế 1000 Người 89,030 108,306 155,160 162,459

Tỷ lệ lao động Nông nghiệp % 5 0 0 0 Công nghiệp xây dựng % 47 21 20 21 Dịch vụ % 48 79 80 79

(Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Cầu Giấy)

Tỷ trọng lao động làm việc trong ngành dịch vụ, thương mại tăng lên nhanh chóng, từ 49% năm 2012 lên 79% năm 2015, trong khi đó, cùng với việc thu hồi chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp thì lao động ngành nơng nghiệp cũng giảm đáng kể, đến năm 2015 tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp là 0%.

Số người trong độ tuổi lao động của quận đều tăng lên qua các năm. Số người trong độ tuổi lao động năm 2012 là 100.263 người, đến năm 2013 tăng lên là

124.176 người, và năm 2015 là 186.264 người trong đó số người chưa có việc làm cịn khá lớn. Đặc biệt đáng lưu ý, số lượng lao động nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy trong năm 5 gần đây đã khơng cịn, ngược lại số lượng lao động công nghiệp và dịch vụ tăng lên rất nhanh.

Lực lượng lao động trên địa bàn quận chưa được đào tạo còn chiếm tỷ trọng cao. Lực lượng lao động đã được đào tạo thì mất cân đối, lao động có trình độ đại học, cao đẳng trở lên lớn hơn số lao động là công nhân, trung cấp kỹ thuật như vậy lực lượng lao động của Cầu Giấy tuy đông về số lượng nhưng về chất lượng còn hạn chế. Có 59,43% số người trong độ tuổi lao động tốt nghiệp cấp II chưa tốt nghiệp cấp III là quá nhiều đối với một quận có tốc độ đơ thị hóa nhanh như Cầu Giấy hiện nay, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng nguồn nhân lực của quận và những người này khó có thể tìm được một cơng việc phù hợp với trình độ của họ. Hơn thế nữa, số lao động không bằng cấp chiếm tương đối lớn 35,81%, nguồn lao động công nhân kỹ thuật của Cầu Giấy phần lớn lạc hậu, không được đào tạo trình độ chun mơn, tay nghề thấp, khả năng thích ứng trình độ khoa học kỹ thuật, thích ứng với nền sản xuất hàng hóa trong cơ chế thị trường kém, vì vậy lao động của Cầu Giấy gặp khó khăn trong việc tiếp cận với những cơng việc có thu nhập cao. Trong thời gian tới cần có phương hướng đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động, giáo dục định hướng nghề nghiệp cho thanh niên và giải quyết việc làm cho người lao động.

2.1.2.4. Về cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thông trong quận cũng có bước phát triển khá. Tổng chiều dài đường phố của các quận Cầu Giấy là 38.8km, với tổng diện tích mặt bằng là 197.440m². Các trục đường phố chính trong quận gồm đường Hoàng Quốc Việt, đường Vành đai 3, đường Cầu Giấy – Xuân Thủy, đường 32, đường Nguyễn Phong Sắc. Ngồi ra, trên địa bàn quận cịn có hệ thống đường liên xã (phường), liên quận, liên thôn (21.920 km với 197.440m² ) cùng 7 cây cầu với tổng chiều dài 350m, hai bãi đỗ xe: Gara Dịch Vọng với diện tích 3.7ha và băi đỗ xe Dịch Vọng với diện tích 11ha, 16 điểm bán xăng.

cải tạo. Hệ thống thủy lợi, kênh mương của quận đã đáp ứng được về cơ bản cho sản xuất nông nghiệp.

Hệ thống cấp điện đảm bảo được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn quận. Tuy nhiên, các trạm biến thế công suất nhỏ được xây dựng hầu như không theo quy hoạch, chỉ đáp ứng được nhu cầu hiện tại của khu vực. Hệ thống thông tin liên lạc mới được sử dụng 50% dung lượng, phần lớn xây dựng chưa theo quy hoạch.

Vấn đề hạ tầng đơ thị: Quỹ nhà ở trong quận có khoảng 861.295m² sử dụng. Bình quân 6.5m²/người dân cư trú thường xuyên ở quận, 3m²/sinh viên tạm trú. Nhà ở cho sinh viên chủ yếu là nhà cấp 4. Trên địa bàn quận Cầu Giấy hiện nay đang có nhiều dự án xây dựng khu nhŕ ở tập trung hiện đại như:

- Khu đô thị mới Trung Yên: Địa điểm phường Trung Hịa và n Hịa, diện tích 34.68ha, vốn đầu tư 281.61 tỷ đồng;

- Làng quốc tế Thăng Long: Địa điểm phường Dịch Vọng, diện tích 10.2ha tổng vốn đầu tư 185,27 triệu USD;

- Khu đơ thị mới Trung Hịa – Nhân Chính: Địa điểm phường Trung Hịa, diện tích 65.27ha.

2.2. Phân tích tình hình quản lý Nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội Cầu Giấy thành phố Hà Nội

2.2.1. Tình hình quản lý đất đai

2.2.1.1. Trước khi có Luật đất đai 2013

Quận Cầu Giấy được thành lập từ ngày 1/9/1997, trên cơ sở 4 xã và 3 thị trấn của huyện Từ Liêm. Do đất đai, nhà ở quận Cầu Giấy được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau, tồn tại nhiều loại hình sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở: đất thổ cư lâu đời trong khu vực dân cư cũ; đất do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấplàm nhà ở, kinh doanh nhà ở; đất do các cơ quan đơn vị tự chuyển đổi mục đích sử dụng từ quỹ đất chuyên dùng phân cho cán bộ công nhân viên làm nhà ở,... dẫn đến công tác quản lý đất đai trên địa bàn quận trong những ngày đầu gặp nhiều khó khăn như: Hồ sơ địa chính được lưu trữ ở các phường chưa được hệ thống đầy đủ và ít được cập nhật biến động thường xuyên; cán bộ làm công tác quản lý đất đai ở các phường chưa có chun mơn và sự am hiểu cần thiết cho công tác quản lý đất

đai ở địa phương; cư dân trên địa bàn quận phần lớn làm nông nghiệp và sản xuất tiểu thủ cơng do vậy việc am hiểu và chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước về đất đai cịn hạn chế; hay cơ sở hạ tầng đơ thị cịn yếu và thiếu đồng bộ; cơng tác quy hoạch và sử dụng đất theo quy hoạch chưa được quan tâm thực hiện; còn tồn tại nhiều vi phạm trong quản lý sử dụng đất như: Tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lấn chiếm đất công; cấp đất, cho thuê đất sai thẩm quyền.

Từ những thực tiễn đó, quận Cầu Giấy đã xây dựng các chương trình và đề ra các giải pháp cụ thể tại các Nghị quyết của Quận uỷ, của Hội đồng nhân dân nhằm chỉnh đốn, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý đất đai trên địa bàn quận và đã đạt được một số các kết quả như: Quận đã cơ bản xây dựng xong cơ bản hệ thống cơ sở dữ liệu Địa chính - Nhà đất, xây dựng bản đồ chuyên đề, trích và sao in dữ liệu phục vụ cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn quận; hay quận Cầu Giấy cũng đã được UBND thành phố phê duyệt quy hoạch chi tiết sử dụng đất tỷ lệ 1/2000 giai đoạn 2000 - 2010. Đồng thời, Ủy ban nhân dân quận cũng đã tập trung rà soát việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất 5 năm 2000 - 2005 đồng thời xây dựng kế hoạch sử dụng đất và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung của thành phố [1].

Như vậy, trong giai đoạn trước khi có Luật Đất đai 2013 cơng tác quản lý đất đai đã đạt được nhiều kết quả rõ nét. Về cơ bản đã thực hiện quản lý Nhà nước về đất đai theo các nội dung của Luật Đất đai 1993 và 2003 quy định và đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quận Cầu Giấy. Công tác quản lý đất đai ngày càng đi vào nề nếp, hiệu quả, bộ mặt đơ thị đã có những chuyển biến tích cực, phần lớn các vi phạm về sử dụng đất được ngăn ngừa và xử lý triệt để.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, quá trình quản lý thị trường quyền sử dụng đất chưa được đề cập tới trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Do vậy, trên địa bàn quận Cầu Giấy, mọi thông tin liên quan tới thị trường quyền sử dụng đất và quản lý thị trường quyền sử dụng đất chỉ được nắm bắt nếu có thơng tin và dựa trên kinh nghiệm quản lý của cán bộ chun mơn, chưa có quy định cụ thể về cơng tác này.

2.2.1.2. Sau khi có Luật đất đai 2013

bản quy phạm pháp luật do UBND thành phố ban hành về thi hành Luật đất đai năm 2013, Ủy ban nhân dân quận đã tổ chức thực hiện các nội dung như: Tổ chức 05 lớp tập huấn để trao đổi và triển khai các nội dung thực hiện, đảm bảo các hướng dẫn thi hành có liên quan được nhanh chóng triển khai áp dụng vào cơng tác quản lý tài nguyên và môi trường trên địa bàn quận; tổ chức thông tin trên hệ thống loa phát thanh của Ủy ban nhân dân các phường về những nội dung đổi mới của Luật Đất đai năm 2013 và các Văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan; hay tổ chức họp tọa đàm tại tổ dân phố, khu dân cư. Tuy nhiên, đến nay vẫn cịn một số gia đình, cá nhân trên địa bàn các phường chưa kê khai nộp hồ sơ đề nghị đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận.

Hàng năm, quận thực hiện xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ công tác lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Trên địa bàn quận Cầu Giấy chưa có hệ thống bản đồ địa chính chính quy. Dự án tổng thể xây dựng hồ sơ địa chính tổng thể do Sở Tài ngun Mơi trường, trong đó có nội dung thành lập bản đồ địa chính chính quy trên địa bàn quận, tuy nhiên tiến độ dự án chậm, chưa có kết quả sử dụng. Hiện trạng, quận Cầu Giấy đang sử dụng hệ thống bản đồ dải thửa từ năm 1993 để quản lý và xét cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất; Những biến động sử dụng đất hàng năm không được cập nhật vào hệ thống bản đồ địa chính.

Công tác thống kê đất đai hàng năm và công tác tổng kiểm kê đất đai 05 năm một lần ln được quận Cầu Giấy hồn thành đúng theo kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội. Từ khi thành lập quận (năm 1997), quận Cầu Giấy đã thực hiện 04 lần kiểm kê đất đai vào các năm 2000, 2005, 2010 và năm 2015.

Đối với vấn đề quản lý tài chính về đất đai, đây là các nhiệm vụ mới theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 đối với cấp quản lý Nhà nước về đất đai. Hiện nay, đối với nhiệm vụ này, quận Cầu Giấy đang triển khai và thực hiện ngày càng chặt chẽ hơn, nhất là đối với công tác thu thuế đất [11].

Đối với những giấy chứng nhận do quận Cầu Giấy cấp (theo sự phân cấp của UBND thành phố Hà Nội), quận Cầu Giấy luôn quản lý và giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các hộ gia đình, cá nhân thơng qua các công tác như: Xố nợ nghĩa vụ tài chính, cơng tác thu nghĩa vụ tài chính, đăng ký thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất, đăng ký chuyển nhượng

quyền sử dụng đất ở,...

Quận Cầu Giấy thực hiện công tác đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất (đăng ký đất đai lần đầu) cho các gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nhưng chưa đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận. Đồng thời, thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận cho các gia đình, cá nhân đang sử dụng đất, đủ điều kiện và thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân quận.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu cấp Giấy chứng nhận năm 2016 và phấn đấu cơ bản hồn thành cơng tác cấp Giấy chứng nhận đến hết tháng 6 năm 2017 theo Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Thành ủy Hà Nội, Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Kế hoạch số 191/KH-UBND ngày 11

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở trên địa bàn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 48)