5. Nhu cầu oxy sinh học (BOD)
3.6. Phương pháp xử lý ô nhiễm chất thải rắn mà Công ty đang áp dụng
Các chất thải rắn của quá trình sản xuất bia bao gồm bã hèm, bã bia, các mảnh thủy tinh, chai lọ hỏng từ khu vực chiết, bột trợ lọc từ khu vực lọc, bột giấy từ quá trình rửa chai, giấy, nhựa, kim loại từ các bộ phận phụ trợ, xỉ than, cặn nóng,…. Bã hèm và bã men là chất hữu cơ, sẽ gây mùi cho khu vực sản xuất nếu không được thu gom và xử lý kịp thời.
- Với xỉ than được tận thu, bán lại cho các Công ty xây dựng dùng để sản xuất vật liệu xây dựng, làm đường xá…
- Các chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ như bã malt, bã hèm,… chiếm khối lượng lớn và có giá trị dinh dưỡng nên Công ty thực hiện việc tận thu tối đa để thu gom và bán làm thức ăn gia súc.
- Các chất thải rắn như bột trợ lọc, nhãn, nắp, giấy, cặn lắng từ các hố ga, từ hệ thống xử lý nước thải được thu gom và đăng kí với công ty môi trường đô thị chở đi chôn lấp.
- Bao bì, chai vỡ, két nhựa,… được thu gom và bán lại cho các cơ sở tái chế.
- Men bia có giá trị dinh dưỡng cao, có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh, thuốc bổ và làm thức ăn bổ sung cho gia súc rất hiệu quả.
- Mầm malt, gạo, các phế liệu hạt tạo ra trong quá trình làm sạch, phân loại, ngâm, nghiền cũng được tận dụng làm thức ăn cho gia súc.
- Bã hoa houblon và cặn protein ít được sử dụng cho chăn nuôi vì có vị đắng, thường được thu gom cùng rác thải sinh hoạt. Các phế thải còn lại được thu gom và vận chuyển cùng với rác thải sinh hoạt.
- Lượng bùn sau quá trình xử lý nước thải được các hộ dân xung quanh xin về làm phân bón cho cây trồng hoặc được đem đi chôn lấp.