Thuyết minh sơ đồ công nghệ

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu THỰC TRẠNG nước THẢI CÔNG TY cổ PHẦN BIA sài gòn MIỀN TRUNG, tại THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 52 - 55)

- Tách rác thô, gom nước thải

Nước thải sản xuất từ các phân xưởng sản xuất và nước rửa chai, theo đường ống dẫn có đường kính d = 400mm tự chảy về khu xử lý. Phần nước có chứa xút để rửa chai sẽ được thải từ từ vào hệ thống, không làm cho pH của nước thải tăng.

Nước thải trước khi đi vào bể thu gom, phần rác thô có kích thước lớn hơn 4mm sẽ được giữ lại tại lưới chắn rác đặt nghiêng 600. Nước thải từ hố gom được bơm lên bể cân bằng nhờ 2 bơm chìm. Công suất mỗi bơm là 70m3/h.

- Tách rác tinh và điều hòa cân bằng

Nước thải từ hố gom trước khi bơm vào bể cân bằng, được đi qua một thiết bị tách rác tinh dạng trống quay. Tại đây toàn bộ rác có kích thước lớn hơn 1mm, sẽ được giữ lại trên bề mặt trống và được dao gạt đưa ra ngoài, đổ vào thùng rác, phần nước đi vào bể cân bằng.

Tại bể cân bằng nước được điều chỉnh pH về giá trị thích hợp bằng hệ thống tự động điều chỉnh.

Tùy theo giá trị pH trong nước thải mà bơm định lượng xút và axít cho phù hợp, độ pH thích hợp cho vi sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt là 6,5 - 7,5. Nhiệt độ nước thải của Công ty trung bình 40 - 450C.

Ngoài ra, để chống lại hiện tượng sinh bọt trong bể yếm khí, bể hiếu khí, nước thải còn được châm thêm một lượng chất chống tạo bọt nhờ bơm định lượng.

Để tạo khả năng đồng đều các chất trong nước thải, trong bể cân bằng còn lắp đặt thêm ba bộ thiết bị khuấy trộn dạng chìm và được sục khí tự động tránh hiện tượng lắng cặn.

Nước thải sau khi lưu lại bể này hàm lượng BOD, COD giảm được 10 - 15%. Nước thải sau khi lưu lại ở bể cân bằng và được hiệu chỉnh các thông số thích hợp sẽ được 3 bơm chuyên dụng bơm sang bể yếm khí UASB.

- Xử lý sinh học yếm khí (UASB - Upflow Anaerobic Sludge Blanket)

Nước thải từ bể cân bằng sẽ được bơm theo các tuyến ống phân bố đều vào đáy các ngăn của bể yếm khí (bể yếm khí gồm 6 ngăn). Ở đáy các ngăn người ta lắp bộ ống được khoan các lỗ nhỏ đường kính d = 5mm nhằm phân bố đều nước, để nước thải và hỗn hợp bùn được trộn đều, tăng khả năng phân hủy của vi sinh vật. Nước thải đi từ dưới lên với vận tốc 0,2 - 0,4 m/h. Để duy trì sự ổn định của quá trình xử lý yếm khí thì trong bể phải không có oxy, giá trị pH khoảng 6,5 - 7,5. Đồng thời, còn lắp thêm 6 máy để khuấy trộn, tạo bộ đồng đều và không cho bùn nổi ván trên mặt. Tại đây trong điều kiện yếm khí, vi sinh vật hấp thụ các chất hữu cơ hòa tan trong nước, phân hủy và chuyển hóa các chất hữu cơ thành khí (khoảng 70 - 80% là khí metan và 20 - 30 % là CO2 ). Các khí này được thoát lên trên theo ống dẫn khí về bộ đốt khí thải. Hỗn hợp bùn và nước được đưa sang 2 bể lắng để tiếp tục công đoạn tiếp theo.

- Quá trình lắng sau bể yếm khí - bể trung gian

Nước thải sau khi xử lý yếm khí, một phần bùn và nước trong bể yếm khí sẽ theo máng tràn chảy qua bể lắng. Bể lắng được thiết kế kiểu lắng ngang, hỗn hợp nước thải và bùn đi dọc theo bể. Phần bùn sẽ lắng xuống đáy bể hình côn. Hỗn hợp bùn ở đáy bể sẽ được 2 bơm bơm tuần hoàn về bể yếm khí, phần bùn dư được đưa về bể chứa bùn. Để ổn định dòng nước chảy và tách hết các khí sinh ra từ quá trình xử lý yếm khí cho quá trình xử lý sinh học tiếp theo, nước sau khi qua bể lắng được dẫn qua bể trung gian, sau đó nước sẽ tự chảy vào bể xử lý tiếp theo. Ở đáy của bể trung gian có lắp hệ đĩa sục khí để tăng hàm lượng oxy hòa tan trong nước và giúp quá trình oxy hóa nước thải tốt hơn.

- Bể xử lý sinh học hiếu khí theo mẻ (SBR - Sequencing Batch Reactor)

Từ bể trung gian, do chênh lệch độ cao nên nước thải sẽ theo tuyến ống có đường kính d = 150mm, tự chảy vào 4 bể SBR, nước thải chảy từng mẻ vào bể qua tuyến ống có lắp van điện để điều khiển tự động. Khi nước đầy bể thì van điện từ sẽ tự động đóng lại và van điện từ của bể tiếp theo sẽ mở ra để nước đi vào. Thời gian

cho nước vào mỗi mẻ là 6 giờ. Giai đoạn xử lý sinh học hiếu khí chính xảy ra tại đây. Quá trình oxy hóa chất bẩn thực hiện nhờ bùn hoạt tính hiếu khí.

Để giữ cho bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng và để cung cấp đủ oxy cho quá trình sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật, để oxy hóa các chất hữu cơ, dưới đáy mỗi bể có lắp hệ thống phân phối khí dạng đĩa gồm 144 đĩa. Khi nước vào bể khoảng 2 - 4 giờ thì bắt đầu sục khí. Thời gian sục khí khoảng 12 giờ, sau đó thiết bị sục khí sẽ ngừng hoạt động, nước được để lắng yên trong 1 - 2 giờ nhằm lắng tách bùn. Phần nước trong sẽ được gạn ra khỏi bể nhờ thiết bị gạn nước bề mặt, sau đó nước đi vào bể khử trùng. Thời gian lấy nước ra khoảng 4 giờ. Lượng bùn dư được bơm vào bể chứa bùn, lượng bùn còn lại được sục khí, duy trì men vi sinh vật cho chu kỳ xử lý tiếp theo.

Nước thải sau khi qua bể SBR hầu hết các chất hữu cơ đều được phân hủy, hàm lượng BOD giảm xuống nhỏ hơn 20 mg/l.

Vậy tổng thời gian của một mẻ xử lý là 24 giờ, trong đó: Thời gian cho nước vào là khoảng 6 giờ, thời gian sục khí là 12 giờ, thời gian lắng 1 - 2 giờ, thời gian lấy nước ra là khoảng 4 giờ.

- Khử trùng

Phần nước trong từ bể SBR sẽ được gạn ra và tự chảy sang bể khử trùng với lưu lượng 75 m3/h. Lúc này, trong nước thải đã đạt được một số tiêu chuẩn xả thải, nhưng trong nước vẫn còn chứa các vi sinh vật và mầm bệnh.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn nước thải cần được khử trùng trước khi thải vào môi trường. Nước thải được khử trùng bằng dung dịch clorin (nồng độ clo hoạt tính sử dụng thông thường là 4 - 5ppm). Quá trình cung cấp clo được thực hiện nhờ hai bơm định lượng và một máy hòa trộn.

- Lọc liên tục

Nước thải sau khi qua bể khử trùng vẫn không đạt một số chỉ tiêu như: Độ trong, màu sắc,…. Do đó, cần phải qua công đoạn lọc. Nước thải từ bể khử trùng sẽ được bơm vào ba thiết bị lọc áp lực liên tục với vật liệu lọc là cát.

- Bể thủy sinh

Phần nước trong sau khi qua lọc, phần lớn thải ra ngoài theo cống thoát nước mưa của Khu công nghiệp và nước được trích một phần nhỏ đi vào bể thủy sinh để nuôi cá, kiểm tra chất lượng nước sau xử lý.

- Bể chứa bùn yếm khí và bể nén bùn hiếu khí

Lượng bùn dư từ 4 bể SBR được bơm vào 2 bể nén bùn. Để tránh quá trình lên men yếm khí xảy ra tạo các chất gây mùi khó chịu, dưới đáy bể nén bùn có bố trí hệ thống đĩa sục khí.

Bùn sau khi được bơm đầy bể nén sẽ được để yên, bùn sẽ được tách ra làm 2 phần: Phần bùn đặc lắng xuống đáy và đưa sang thiết bị tách bùn, còn phần nước trong phía trên được bơm vào bể SBR.

- Thiết bị ép bùn

Bùn từ các bể được bơm vào ngăn hòa trộn của thiết bị ép bùn. Tại đây, bùn được bổ sung dung dịch trợ keo tụ (polyme) và được lắng nhiều giờ, phần nước lắng trong được đưa về bể điều hòa xử lý lại, lượng bùn ở đáy được cho vào máy ép bùn, lượng bùn ép được thu gom và chở đi chôn lấp theo định kỳ, lượng nước bùn ép được đưa quay về bề điều hòa.

3.2.3. Ưu - nhược điểm ca công ngh x lý nước thải mà Công ty đang áp dụng

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu THỰC TRẠNG nước THẢI CÔNG TY cổ PHẦN BIA sài gòn MIỀN TRUNG, tại THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)