PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đa dạng sinh học các loài cá thuộc bộ cá nheo (siluriformes) ở hạ lưu hệ thống sông đồng nai (Trang 25 - 29)

Chương 1 : TỔNG QUAN

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Khảo sát thực địa

2.3.1.1. Thu thập mẫu cá

Trực tiếp đánh bắt cùng với ngư dân; đặt thẩu thu mẫu tại các hộ ngư dân chuyên làm nghề đánh bắt cá để mua mẫu; Mua mẫu ở các chợ gần sông từ các hộ thu gom cá ở các điểm đánh bắt trong vùng nghiên cứu; ..

Tất cả số mẫu này được đánh bắt từ sông, suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo thuộc vùng hạ lưu sông Đồng Nai.

Mẫu được xử lý ngay khi cá còn tươi, số lượng mẫu thu để phân loại từ 3–5 cá thể có hình thái cịn ngun vẹn cho mỗi lồi. Mẫu được định hình tạm thời để chụp ảnh, sau đó chuyển sang định hình cố định trong formalin nồng độ 5%–8% (tiêm formol 40% vào phần thịt và ruột cá đối với cá lớn) kèm theo nhãn ghi rõ tên gọi phổ thông, tên địa phương, thời gian thu mẫu, nơi thu mẫu, tên người thu mẫu. Tất cả mẫu được đưa về phịng thí nghiệm để phân tích, định loại và lưu giữ tại phịng Cơng nghệ và Quản lý Mơi trường, Viện Sinh học Nhiệt đới, Thành phố Hồ Chí Minh.

2.3.1.2. Điều tra ngư dân

Vận dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (Rapid Rueral Appraisal-RRA) tiếp cận và điều tra ngư dân trong vùng nghiên cứu (chủ yếu tại các điểm khảo sát) về các lồi cá, tình hình khai thác...

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu trong phịng thí nghiệm

2.3.2.1. Phương pháp định loại xác định tên khoa học các loài cá nghiên cứu

Sử dụng phương pháp định loại dựa vào đặc điểm hình thái là phương pháp đang được các nhà ngư loại học trong nước và nước ngoài sử dụng phổ biến hiện nay. Các chỉ số dùng trong định loại: các số đo và tỷ lệ, các số đếm, các dấu hiệu về hình thái được mơ tả theo Pravdin (1972). Sử dụng các khóa định loại các lồi cá trong các cơng trình nghiên cứu khu hệ cá của Việt Nam như: Mai Đình n, Nguyễn văn Trọng, Lê Hồng Yến, Nguyễn văn Thiện, Hứa Bạch Loan (1992); Nguyễn văn Hảo (2001, 2005); Nguyễn Nhật Thi (1991; … và các tài liệu tiếng nước ngoài như Smith H.M (1945; Rainboth W.J (1996); Mekong River Commission (2008); Smith (1999); Wongratanna, T. A. Munroe and Nizinski (1999);

Kailola (1999); Larson and E. O. Murdy (1999); và các khóa định loại khác trong “Fao species identification guide for fishery purposer”, Volume 3, 4, 5, 6.

Hệ thống phân loại cá được sắp xếp theo Eschmeyer,W.N.,(Editor) (1998). Catalog of fishes. Fishbase 2000, (Edited by R. Froese, D. Pauly ), và cập nhật trang web: www.fishbase.org.

H. 1 : Các chỉ tiêu hình thái dùng để phân loại

2.3.2.2. Tương quan chiều dài, khối lượng cá khai thác

Mỗi lồi chọn ít nhất 30 cá thể đo chiều dài, cân khối lượng để tính mối tương quan giữa sự phát triển về chiều dài và sự tăng trọng về khối lượng. Các số liệu sẽ được tính tốn dựa trên phần mền MS. Excel. Tương quan phát triển giữa chiều dài và khối lượng cá khai thác sẽ được biểu diễn dưới dạng hàm số W = aLn.

2.3.2.3. Nghiên cứu sinh sản

Xác định các giai đoạn thành thục của tuyến sinh dục: giải phẫu xác các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục (các giai đoạn thành thục của tuyến sinh dục xác định theo Nikovsky (1963)); tỷ lệ ♂/♀ trong thành phần cá khai thác; tuổi thành thục sinh dục; thời gian sinh sản trong năm; …

Nghiên cứu trứng: những cá thể cái có tuyến sinh dục đạt giai đoạn IV sẽ được thu thập, cân đo khối lượng buồng trứng, đếm số lượng trứng có trong buồng trứng để xác định sức sinh sản tuyệt đối, sức sinh sản tương đối; …

Những mẫu trứng được chọn nghiên cứu sẽ được lưu giữ trong Formol 1–2% có ghi nhãn gồm kích thước cá thể, khối lượng cá, khối lượng tuyến sinh dục, khối lượng mẫu trứng nghiên cứu, thời gian thu, địa điểm thu, …

Đếm số lượng trứng: trứng sau khi ngâm được rửa sạch bằng nước lã nhiều lần. Đưa trứng vào đĩa lồng cho ngập nước, gỡ rời từng hạt trứng ra. Sau đó đếm số lượng trứng riêng cho mỗi loại kích thước và tỷ lệ % từng loại trứng. Chỉ đếm trứng khi tuyến sinh dục đạt giai đoạn IV.

Đo đường kính trứng: lấy trứng cá ở giai đoạn IV của chu kỳ thành thục sinh dục, tách riêng từng nhóm trứng ra. Đo đường kính của 3 nhóm trứng có kích thước lớn nhất. Mỗi loại nhóm trứng, chọn 15 trứng để đo chiều dài sau đó chia đều cho 15 lấy giá trị trung bình cộng. Thực hiện thao tác này 5 lần và đều lấy giá trị trung bình cộng. Các giá trị trung bình cộng được xem là đường kính của trứng, sẽ được tính giá trị trung bình với độ tin cận 95% trên phần mềm Excel. Giá trị trung bình của kết quả thống kê này được xem là đường kính của mỗi nhóm trứng.

Hệ số phát dục của cá

K1 = pg/W x 100 K2 = pg/W0 x 100

K1, K2: là hệ số phát dục; pg: khối lượng tuyến sinh dục; W: khối lượng cá

W0: Khối lượng cá bỏ nội quan

Sức sinh sản tuyệt đối của cá

N = n/p x pg

N: Sức sinh sản tuyệt đối n: Số lượng trứng đếm trong mẫu pg: Khối lượng tuyến sinh dục cái p: Khối lượng của mẫu trứng đếm

Sức sinh sản tương đối

T = N/W

T: sức sinh sản tương đối = số lượng trứng/gam khối lượng cơ thể N: Sức sinh sản tuyệt đối; W: khối lượng cá (g)

2.3.2.4. Nghiên cứu về dinh dưỡng

Cá sau khi đánh bắt lên được giải phẫu tại chỗ để cố định mẫu ruột đưa về phịng thí nghiệm phân tích thành phần thức ăn (phân tích định tính) có trong ống tiêu hố.

Ngồi ra sử dụng phương pháp điều tra qua ngư dân về thành phần thức ăn của từng lồi cá và tham khảo có chọn lọc các tài liệu đã nghiên cứu.

Một phần của tài liệu đa dạng sinh học các loài cá thuộc bộ cá nheo (siluriformes) ở hạ lưu hệ thống sông đồng nai (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)