Tương quan chiều dài–khối lượng cá khai thác

Một phần của tài liệu đa dạng sinh học các loài cá thuộc bộ cá nheo (siluriformes) ở hạ lưu hệ thống sông đồng nai (Trang 49 - 51)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4.3.1.Tương quan chiều dài–khối lượng cá khai thác

3.4. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC–SINH THÁI CÁ CHỐT MUNTI– MYSTUS

3.4.3.1.Tương quan chiều dài–khối lượng cá khai thác

Kích thước, khối lượng cá khai thác

Tuy theo từng loại ngư cụ, cách khai thác, vùng khai thác mà kích thước khai thác của cá là khác nhau. Trong đề tài này, mẫu vật được chúng tôi thu thập tại Dầu Tiếng - sơng Sài Gịn và Biên Hồ - sơng Đồng Nai.

Để tiến hành phân tích kích thước khai thác đối với cá chốt mun ti, chúng tơi tiến hành phân tích ngẫu nhiên 150 cá thể thu thập tại khu vực nghiên cứu. Kết quả phân tích và xử lý thống kê trên phần mềm MS. Excel (2003) được trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6: Kích thước, khối lượng cá chốt mun ti khai thác

TT Các chỉ số thống kê L(mm) W(g)

1 Nhỏ nhất 77 7,08

2 Lớn nhất 160 32,46

3 Trung bình 120,31 16,71

4 Độ lệch chuẩn 14,68 5,39

Qua bảng 3.6 cho thấy chiều dài trung bình của cá khai thác đạt 120,31 ± 2,42 mm, dao động trong khoảng từ 77–160 mm. Khối lượng trung bình của cá khai thác đạt 16,71±5,39 g, dao động trong khoảng từ 7,08–32,46 g.

Theo Nguyễn Thị Thu Hè (2000) kích thước lớn nhất của cá chốt mun ti là 110 mm. Theo Fishbase (2009) là 128 mm. Theo Mekong River Commission (2008) là 150 mm.

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tơi thì kích thước tối đa của cá chốt mun ti là 160 mm.

Qua kết quả này cho thấy kích thước khai thác của cá chốt mun ti ở hạ lưu sông Đồng Nai là tương đối lớn. Với kết quả này thì kích thước khai thác tối đa của lồi cá này lớn hơn so với các tài liệu cơng bố trước đây. Nếu duy trì được kích thước khai thác như vậy thì khả năng sử dụng bền vững nguồn lợi trong tự nhiên là rất có thể. Vấn đề đặt ra là cách khai thác, thời gian khai thác như thế nào.

Tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá khai thác

Kết quả phân tích mối tương quan giữa sự phát triển chiều dài và khối lượng cơ thể của cá chốt mun ti cho thấy sự phát triển của chúng theo mối tương quan tỷ lệ thuận với nhau. Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá thể cá chốt mun ti thể hiện qua biểu đồ 3.4. W = 0,0002.L2,3905 R2 = 0,807 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 Chiều dài (mm) K hố i l ượ ng (g )

Biểu đồ 3.4: Tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá khai thác của cá chốt mun ti

Qua biểu đồ 3.4 cho thấy giữa chiều dài và khối lượng cơ thể cá có mối tương quan với nhau theo hàm số W = 0,0002.L2,3905. Sự tương quan này theo chiều thuận và khá chặt chẽ với hệ số tương quan R2 = 0,807. Với hàm tương quan này cho thấy sự phát triển ưu thế của chiều dài hay khối lượng cá phụ thuộc vào từng giai đoạn cụ thể. Ở giai đoạn đầu cá thường có xu hướng phát triển về chiều dài. Khi chiều dài đạt đến một giới hạn nào đó thì

khả năng phát triển về chiều dài có xu hướng chậm lại và thay vào đó là tăng nhanh về khối lượng.

Cùng với kết quả ở bảng 3.6 cho thấy giữa kích thước và khối lượng cá tuy biến đổi theo mối tương quan thuận nhưng trong quá trình phát triển của đời sống thì xu hướng biết đổi của kích thước thường xảy ra nhanh và nhiều hơn so với khối lượng. Sự biến đổi của kích thước được đặc trưng bởi độ lệch chuẩn 14,68, trong khi độ lệch chuẩn của khối lượng là 5,39.

Một phần của tài liệu đa dạng sinh học các loài cá thuộc bộ cá nheo (siluriformes) ở hạ lưu hệ thống sông đồng nai (Trang 49 - 51)