THÀNH PHẦN LOÀI BỘ CÁ NHEO ( SILURIFORMES )Ở HẠ LƯU HỆ THỐNG

Một phần của tài liệu đa dạng sinh học các loài cá thuộc bộ cá nheo (siluriformes) ở hạ lưu hệ thống sông đồng nai (Trang 29)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. THÀNH PHẦN LOÀI BỘ CÁ NHEO ( SILURIFORMES )Ở HẠ LƯU HỆ THỐNG

THỐNG SƠNG ĐỒNG NAI

3.1.1. Thành phần lồi

Đã phân tích 150 mẫu thu thập được qua các đợt khảo sát thực địa ở hạ lưu hệ thống sơng Đồng Nai, xác định được 38 lồi cá nằm trong 20 giống, thuộc 06 họ của bộ cá Nheo Siluriformes.

Danh lục các loài cá thuộc bộ cá Nheo ở hạ lưu hệ thống sơng Đồng Nai trình bày ở bảng 3.1

Bảng 3.1: Thành phần loài bộ cá Nheo ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai

TT TÊN VIỆT NAM TÊN KHOA HỌC (1) (2)

BỘ CÁ NHEO SILURIFORMES

(1) Họ Cá Lăng Bagridae

1 Cá Chốt bông Leiocassis siamensis Regan, 1913 x

2 Cá Lăng đỏ Hemibagrus microphthalmus (Day, 1877) x

3 Cá Lăng nha Hemibagrus nemurus (Valenciennes, 1840) x

4 Cá Lăng sợi Hemibagrrus filamentus (Fang & Chaux, 1949) x

5 Cá Lăng vàng Mystus wolffii (Bleeker, 1851) x

6 Cá Chốt sọc át tri Mystus atrifasciatus Fowler, 1937 x

7 Cá Chốt trắng Mystus keletius (Valenciennes, 1840) x

8 Cá Chốt sọc munti Mystus multiradiatus Roberts, 1992 x

9 Cá Chốt sọc mít ti Mystus mysticetus Roberts, 1992 x

10 Cá Chốt giấy Mystus singaringan Bleeker, 1846 x

11 Cá Chốt giấy Mystus albolineatus Roberts, 1994 x

(2) Họ cá nheo Siluridae

12 Cá Trèn răng Belodontichthys dinema ( Bleeker, 1851) x

13 Cá Leo Wallago attu (Bloch &Schneider,1801) x

14 Cá Sơn đài Wallago micropogon (Vaillant, 1902) x

15 Cá Trèn bầu Ompok bimaculatus (Bloch, 1797) x

16 Cá Trèn mỡ Kryptopterus moorei Smith, 1945 x

18 Cá Kết bạc Micronema bleekeri (Gunther, 1864) x

(3) Họ cá tra Pangasiidae

19 Cá Ba sa Pangasius bocourti Sauvage, 1880 x

20 Cá Sát sọc Pangasius macronema Bleeker, 1851 x

21 Cá Bông lau Pangasius krempfi Fang & Chaux, 1942 x

22 Cá Dứa Pangasius polyuranodon Bleeker, 1852 x

23 Cá Tra Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878) x

24 Cá Sát bay Pteropangasius pleurotaenia (Sauvage, 1878) x

(4) Họ cá trê Clariidae

25 Cá Trê trắng Clarias batrachus (Linnaeus, 1758) x

26 Cá Trê vàng Clarias macrocephalus Gunther,1864 x

(5) Họ cá úc Ariidae

27 Cá úc thép Osteogeneiosus militaris (Linnaeus, 1758) x

28 Cá úc Arius arius (Hamilton, 1822) x

29 Cá úc dispar Arius dispar Herre, 1926 x

30 Cá úc trắng Arius microcephalus Bleeker, 1931 x

31 Cá úc chấm Arius maculatus (Thunberg, 1791) x

32 Cá úc nghệ trunca Cryptarius truncatus Valenciennes, 1840 x

33 Cá úc xanh Neoarius graeffei (Kner & Steindachner, 1867) x

34 Cá úc nâu Netuma bilineata (Valenciennes, 1840) x

35 Cá vồ chó Hexanematichthys sagor (Hamilton, 1822) x

36 Cá úc quạt Nemapteryx caelata (Valenciennes, 1840) x

(6) Họ cá ngát Plotosidae

37 Cá Ngát nam Plotosus canius Hamilton, 1822 x

38 Cá Ngát sọc Plotosus lineatus (Thunberg, 1791) x

Tổng số: 26 12

Ghi chú: (1): Lợ-mặn; (2): Nước ngọt

Trong số 38 loài cá ghi nhận thuộc bộ cá nheo ở hạ lưu sơng Đồng Nai, có 26 lồi cá có nguồn gốc ngọt (chiếm 68,42% tổng số lồi ghi nhân) và 12 lồi có nguồn gốc biển di cư vào vùng hạ lưu cửa sơng sinh sống (chiếm 31,58% tổng số lồi ghi nhận).

Theo Lê Hồng n (1985), ở lưu vực sơng Sài Gịn, bộ cá nheo có 24 lồi, 07 họ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi bổ sung thêm 13 loài. Cũng trên lưu vực sơng Sài Gịn, theo

kết quả nghiên cứu của Tống Xn Tám (2004), bộ cá nheo có 31 lồi, thuộc 06 họ. Kết quả nghiên cứu của chúng tơi bổ sung thêm 07 lồi.

Theo Mai Đình Yên (1992), ở các tỉnh Nam Bộ, bộ cá nheo có 48 lồi, 07 họ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở hạ lưu sơng Đồng Nai ít hơn 10 lồi và 01 họ.

Nguyễn văn Hảo (2005), ở Việt Nam, bộ cá nheo có 127 lồi, 11 họ. Kết quả nghiên cứu của chúng tơi ở hạ lưu sơng Đồng Nai có 38 lồi, 6 họ. Nếu xem số lượng loại cá nheo trong báo cáo của Nguyễn Văn Hảo (2005) chiếm 100% thì với 38 loài thu được ở hạ lưu sơng Đồng Nai chiếm 29,92% số lồi cá thuộc bộ cá nheo ở Việt Nam.

Số lượng loài thuộc bộ cá nheo của các nghiên cứu trên được trình bày ở bảng 3.2 và biểu đồ 3.1.

Bảng 3.2: Số lượng loại cá thuộc bộ cá nheo theo các tác giả khác nhau

TT Thuỷ vực Số lồi Năm cơng bố Tác giả

1 Lưu vực sông Sài Gịn 24 1985 Lê Hồng Yến

2 Lưu vực sơng Sài Gịn 31 2004 Tống Xuân Tám

3 Nam Bộ 48 1992 Mai Đình Yên

4 Việt Nam 127 2005 Nguyễn Văn Hảo

5 Hạ lưu sông Đồng Nai 38 2011 Anorath Phimvohan

Biển đồ 3.1: Số lượng loại cá thuộc bộ cá nheo theo các tác giả khác nhau

Trong kết quả nghiên cứu của mình, chúng tơi ghi nhận thêm 03 loài mới cho khu hệ cá Việt Nam mà các kết quả nghiên cứu trước đây chưa cơng bố đó là lồi Neoarius graeffei

(Kner & Steindachner, 1867), Netuma bilineata (Valenciennes, 1840), Mystus albolineatus Roberts, 1994. Việc bổ sung 3 lồi này khơng những làm phong phú thêm về thành phần lồi ở khu hệ cá hạ lưu sơng Đồng Nai nói riêng mà cịn làm phong phú thêm về thành phần lồi cá nói chung cho khu hệ cá Việt Nam (Hình 3.1, 3.2, 3.3).

H. 3.1. Cá Chốt giấy Mystus keletius (Valenciennes, 1840)

H. 3.2. Cá úc xanh Neoarius graeffei (Kner & Steindachner, 1867)

H. 3.3. Cá úc nâu Netuma bilineata (Valenciennes, 1840)

Trong kết quả nghiên đã tìm thấy có một số lồi chỉ thu được 1-2 mẫu như: cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) và cá ba sa (Pangasius bocourti). Theo các kết quả nghiên cứu trước đây thì những lồi cá này là lồi đặc trưng cho khu hệ cá sông Mekong. Nhưng trong kết quả nghiên cứu của mình, chúng tơi đã thu được mẫu các lồi cá này ở hạ lưu sơng Đồng Nai. Vấn đề ở đây là có phải các lồi này có phân bố ơ sơng Đồng Nai hai không, hay chúng được phát tán ra từ các ao nuôi? Về điểm này, chúng tôi đề nghị nên tiếp tục được nghiên cứu trong một thời gian dài để làm rõ.

Có 02 họ gồm các lồi cá sống ở vùng biển gần bờ và cửa sông: họ cá Úc (Ariidae) có 10 lồi, chiếm 25,64%, họ cá Ngát (Plostosidae) có 02 lồi chiếm 5,13 % tổng số lồi của bộ; có 04 họ cá sống ở nước ngọt.

3.1.2 Cấu trúc thành phần loài

Xét về bậc họ: Trong 06 họ cá xác định được, đa dạng nhất là họ cá Lăng (Bagridae)

có 11 lồi, chiếm 28,95 % tổng số loài ghi nhận. Tiếp đến là họ cá úc (Ariidae) có 10 lồi, chiếm 26,32 % tổng số loài của bộ. Họ cá Nheo (Siluridae) và họ cá tra (Pangasiidae) có 06 lồi, chiếm 15,79 % tổng số loài của bộ. Họ cá Trê (Clariidae) và họ cá Ngát (Plostosidae) có 02 lồi, chiếm 5,26 % tổng số loài của bộ.

Xét về bậc giống: trong số 20 giống cá ghi nhận, đa dạng nhất là giống cá chốt (Mystus) có 07 lồi, chiếm 18,42% % tổng số loài ghi nhận, Tiếp theo là giống cá tra

(Pangasius) có 05 lồi, chiếm 13,16 % tổng số lồi. Giống cá úc (Arius) có 4 lồi (chiếm

10,53%). Giống cá Lăng (Hemibagrus) có 03 lồi (chiếm 7,89% tổng số lồi). Các giống cịn lại có từ 1-2 lồi, chiếm 2,63-5,26% tổng số loài ghi nhận.

Số lượng giống, lồi trong các họ được trình bày ở bảng 3.3, biểu đồ 3.2, 3.3.

Bảng 3.3: Cấu trúc thành phần giống, loài cá thuộc bộ cá Nheo

TT Tên họ cá Số lượng Số giống % Số lượng Số loài %

1 Họ Cá Lăng – Bagridae 3 15,00 11 28,95 2 Họ cá nheo – Siluridae 5 25,00 7 18,42 3 Họ cá tra – Pangasiidae 3 15,00 6 15,79 4 Họ cá trê – Clariidae 1 5,00 2 5,26 5 Họ cá úc – Ariidae 7 35,00 10 26,32 6 Họ cá ngát – Plotosidae 1 5,00 2 5,26 Tổng 20 100,00 38 100,00

Biểu đồ 3.2: Số lượng giống trong các họ cá thuộc bộ cá nheo

Biểu đồ 3.3: Số lượng loài trong các họ cá thuộc bộ cá nheo 3.1.3. Các lồi cá có giá trị kinh tế thuộc bộ cá Nheo

Theo quan niệm truyền thống, cá kinh tế là những lồi vừa có sản lượng khai thác cao, vừa có chất lượng tốt, được nhiều người ưa chuộng. Việc khai thác các loài cá này sẽ được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Trước hết dùng làm thức ăn, làm cảnh, làm sản phẩm chế biến các loại đặc sản khác, …

Khái niệm cá kinh tế ngoài đánh giá theo quan niệm truyền thống, người ta cịn quan tâm đến tính lịch sử của nó. Trong thực tế, một số lồi trước đây rất có giá trị về mặt kinh tế, nhưng thực tại đã biến mất hoặc còn tồn tại nhưng với số lượng không nhiều. Do vậy, sản lượng khai thác của chúng là rất thấp. Nhiều loài trở thành những loài quý hiếm của Việt

Nam và thế giới. Ngược lại, nhiều lồi trước đây khơng được quan tâm khai thác, nhưng hiện nay lại trở thành những lồi rất có giá trị, do sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng.

Ngồi mục đích sử dụng làm thực phẩm cho đời sống hàng ngày, một số lồi khác lại được sử dụng vào mục đích giải trí, thẩm mỹ, cá cảnh. Hiện nay, đời sống tinh thần của con người đang được nâng lên, việc kinh doanh cá cảnh cũng là một thế mạnh đang được quan tâm và đưa lại hiệu quả kinh tế đáng kể. Một số loài khác lại được sử dụng vào các mục đích khác như diệt khuẩn, phịng dịch, dược liệu…

Đa số các loài cá khai thác được ở khu vực đều được dùng vào mục đích thực phẩm. Tuy nhiên, không phải tất cả chúng đều được xem là cá kinh tế trong khu vực.

Với quan niệm cá có giá trị kinh tế như trên, qua khảo sát thực địa cùng với kết quả phỏng vấn ngư dân trong khu vực, kết hợp với kết quả tham khảo các tài liệu đã công bố về thành phần lồi cá kinh tế thuộc khu vực thì trong số 39 lồi ghi nhận, có 16 lồi cá được xem là lồi có giá trị kinh tế cho khu vực. Các lồi này là những đối tượng khai thác chính cho khu vực, góp phần vào việc ổn định đời sống của ngư dân. Danh lục các lồi cá có giá trị kinh tế trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4: Danh lục các lồi cá có giá trị kinh tế

TT TÊN VIỆT NAM TÊN KHOA HỌC Mức độ

1 Cá Lăng đỏ Hemibagrus microphthalmus (Day, 1877)

2 Cá Lăng nha Hemibagrus nemurus (Valenciennes, 1840)

3 Cá Lăng sợi Hemibagrrus filamentus (Fang & Chaux, 1949)

4 Cá Chốt sọc át tri Mystus atrifasciatus Fowler, 1937

5 Cá Chốt sọc munti Mystus multiradiatus Roberts, 1992

6 Cá Trèn bầu Ompok bimaculatus (Bloch, 1797)

7 Cá Trèn mỡ Kryptopterus moorei Smith, 1945

8 Cá Kết bạc Micronema bleekeri (Gunther, 1864)

9 Cá Sát sọc Pangasius macronema Bleeker, 1851

10 Cá Bông lau Pangasius krempfi Fang & Chaux, 1942

11 Cá Dứa Pangasius polyuranodon Bleeker, 1852

12 Cá Trê trắng Clarias batrachus (Linnaeus, 1758)

13 Cá Trê vàng Clarias macrocephalus Gũnther,1864 14 Cá úc thép Osteogeneiosus militaris (Linnaeus, 1758)

15 Cá úc chấm Arius maculatus (Thunberg, 1791)

16 Cá Ngát Plotosus canius Hamilton, 1822

Tổng số:

3.1.4. Các lồi cá di cư

Di cư là một đặc tính thích nghi của nhiều lồi cá và xảy ra ở hầu hết các giai đoạn của đời sống. Mỗi loài và thậm chí là mỗi giai đoạn phát triển của vịng đời thích nghi với một điều kiện mơi trường nhất định nên địi hỏi chúng phải di chuyển.

Có rất nhiều hiện tượng di chuyển xảy ra trên sông: di chuyển của trứng và cá con thông thường là di chuyển thụ động, phụ thuộc vào dịng nước; và sự di cư tích cực (chủ động) của các lồi cá trưởng thành.

Dựa trên kết quả khảo sát thực địa cùng với việc phân tích các tài liệu cho thấy trong số 38 lồi cá ghi nhận có 13 lồi cá (chiếm 38,00% tổng số loài ghi nhận) ở khu vực có đời sống di cư hoặc có liên quan đến di cư. Danh lục thành phần lồi được trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5: Danh lục các loài cá di cư

TT TÊN VIỆT NAM TÊN KHOA HỌC

1 Cá úc thép Osteogeneiosus militaris (Linnaeus, 1758)

2 Cá úc Arius arius (Hamilton, 1822)

3 Cá úc dispar Arius dispar Herre, 1926

4 Cá úc trắng Arius microcephalus Bleeker, 1931

5 Cá úc chấm Arius maculatus (Thunberg, 1791)

6 Cá úc nghệ trunca Cryptarius truncatus Valenciennes, 1840

7 Cá úc xanh Neoarius graeffei (Kner & Steindachner, 1867)

8 Cá úc nâu Netuma bilineata (Valenciennes, 1840)

9 Cá úc tia vây lưng dài Bagre marinus (Mitchill, 1815)

10 Cá vồ chó Hexanematichthys sagor (Hamilton, 1822)

11 Cá úc quạt Nemapteryx caelata (Valenciennes, 1840)

12 Cá Ngát nam Plotosus canius Hamilton, 1822

13 Cá Ngát sọc Plotosus lineatus (Thunberg, 1791)

Tổng số:

Các lồi cá di cư trên đều có nguồn gốc biển, chúng di cư vào trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là kiếm ăn. Hàng năm, vào thời gian mùa khơ, các lồi cá này là những đối tượng khai thác khá phổ biến ở các kênh rạch thuộc huyện Cần Giờ chẳng hạn một số loài cá như:

Cá úc thép (Osteogeneiosus militaris) sống ở vùng hạ lưu các sông lớn, cửa sông nước lợ, đơi khi vào sau trong nước ngọt hồn tồn hoặc các vùng nước mặn từ Ấn Độ đến Indonesia. Ở vùng sông Mê Công cá từ vùng ven biển đến vùng ngập nước thủy triều (Việt Nam– Campuchia).

Cá úc (Arius arius) sống ở vĩnh Bắc Bộ và biển Đông, chúng vào cửa sông và hạ lưu các sông để kiếm ăn. Phạm vi ngược các sông cá này rất xa. Là loài cá di cư vào hạ lưu cửa sông và hạ lưu nước ngọt.

Cá úc trắng (Arius microcephalus) sống ở ven biển nhưng khi còn nhỏ thường đi vùng cửa sông và hạ lưu các sông lớn Nam Bộ.

Cá úc chấm (Arius maculatus) sống ở ven biển, vùng nước lợ, cửa sông từ Pakistan đến Indonesia. Cá ở vùng đồng bằng sông Mê Công; ở các tỉnh thuộc tỉnh Nam Bộ và có thể có tới Campuchia.

Cá úc nghệ trunca (Cryptarius truncatus) sống ở vùng cửa sông nước lợ và phần hạ lưu cửa sông và vùng hạ lưu các sông từ Chaophraya đến Indonesia (Sumatra và Java). Ở châu thổ sông Mê Công, cá xuất hiện ở vùng thấp, vùng cửa sông và vùng ngập nước triều, thường có nhiều những thời gian nhất định.

Cá vồ chó (Hexanematichthys sagor) sống ở vùng nước mặn, nước lợ, cửa sông và cũng đi vào nước ngọt vùng hạ lưu các sông.

Cá Ngát nam (Plotosus canius) và Cá Ngát sọc (Plotosus lineatus) đều sống ở vùng gần bờ, cửa sông và hạ lưu các sông lớn.

3.2. KHĨA ĐỊNH LOẠI CÁC LỒI CÁ THUỘC BỘ CÁ NHEO SILURIFORMES Ở VÙNG HẠ LƯU HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI

Thân cá thuộc bộ này dài, dẹp bên dần về phía đi, da trơn khơng vẩy, đường bên hồn tồn. Xương hàm trên thối hóa chỉ cịn lại dấu vết. Hai hàm đều có răng, ở lưu vực hạ lưu sơng Đồng Nai có 06 họ, 20 giống và 38 loài được phân biệt như sau.

Khóa định loại các họ trong bộ Siluriformes

1 (8) Có vây mỡ.

2 (5) Vây hậu môn ngắn hoặc dài vừa, tia vây không nhiều hơn 25 chiếc.

3 (4) Hai lỗ mũi trước và sau nằm cách xa nhau.

Họ Cá Lăng Bagridae

4 (3) Hai lỗ mũi trước và sau nằm gần nhau. Hai lỗ mũi mỗi bên ngăn cách bởi một van. Có 1–3 đơi râu phát triển, khơng có râu gốc bẹt.

Họ Cá Úc Ariidae

5 (2) Vây hậu môn dài, tia phân nhánh hơn 30 tia. 6 (7) Vây bụng cú 6–7 tia. Vây mỡ nhỏ.

7(6) Có 1–2 đơi râu. Lỗ mũi sau ở giữa lỗ mũi trước và mắt hoặc gần lỗ mũi trước hơn mắt.

Họ Cá Tra Pangasiidae 8 (1) Khơng có vây mỡ.

Họ Cá Nheo Siluridae 10 (9) Có vây lưng với nhiều tia (từ 24–140 tia).

11 (12) Có 1 vây lưng, khơng có gai cứng, kéo dài gần hết chiều dài của thân. Vây lưng và vây hậu môn đều là tia mềm, liền hoặc không liền với vây đuôi.

Họ Cá Trê Clariidae

12 (11) Có 2 vây lưng, vây lưng thứ nhất có gai cứng. Vây lưng thứ hai và vây hậu mụn đều là tia mềm và liền với vây đuôi

Họ Cá Ngát Plotosidae

3.2.1. Họ cá lăng Bagridae

KHOÁ ĐỊNH LOẠI CÁC GIỐNG TRONG HỌ BAGRIDAE

1(4) Đầu lớn rộng ngang, dẹp bằng rõ ràng. Vây mỡ dài chiếm hết phần sau lưng. 2(3) Vây hậu mơn có 7–11 tia phân ngánh ............ Giống Hemibagrus Bleeker,1862

3(2) Vây hậu môn có 12–19 tia phân nhánh .......... Giống Leiocassis Bleeker,1858

4(1) Đầu hình nón, dẹp bên. Vây mỡ ngắn............ Giống Mystus Scopoli,1777

Giống cá lăng Hebibagrus Bleeker,1862 Khóa định loại các lồi cá trong giống Hemibagrus

1(2) Bóng hơi một ngăn. Thân khơng có chấm đen. 2(1) Đầu rất dẹp bằng; đỉnh đầu trơn nhẵn.

3(6) Vây mỡ dài, chiều dài gốc vây mỡ lớn hơn chiều dài gốc vây hậu mơn nhiều. Các vây khơng có màu đỏ tươi.

4(8) Râu hàm tới hoặc chưa tới khởi điểm vây hậu môn. Thân màu xám tro.

5(9) Vây hậu mơn 7–10 tia phân nhánh. Vây mỡ có chiều dài gấp 4–7 lần chiều cao của nó.

6(3) Vây mỡ ngắn, chiều dài vây mỡ chỉ tương đương chiều dài gốc vây hậu môn. Khởi điểm vây mỡ tương đương khởi diểm gốc vây hậu mơn. Các vây có màu đỏ tươi. Vây hậu mơn có 15 tia.

Cá Lăng đỏ Hemibagrus microphthalmus (Day, 1877).

7(8) Chiều dài gốc vây mỡ bằng hoặc lớn hơn chiều dài gốc vây hậu môn. Gai vây lưng có răng cưa ở phía sau. Vây đi khơng có màu đỏ tươi.

8(4) Râu hàm trên kéo dài đến hoặc quá gốc vây hậu môn. Vây lưng cao bằng 1,5 lần

Một phần của tài liệu đa dạng sinh học các loài cá thuộc bộ cá nheo (siluriformes) ở hạ lưu hệ thống sông đồng nai (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)