2.3.1. Khảo sát thực địa
2.3.1.1. Thu thập mẫu cá
Trực tiếp đánh bắt cùng với ngư dân; đặt thẩu thu mẫu tại các hộ ngư dân chuyên làm nghề đánh bắt cá để mua mẫu; Mua mẫu ở các chợ gần sông từ các hộ thu gom cá ở các điểm đánh bắt trong vùng nghiên cứu; ..
Tất cả số mẫu này được đánh bắt từ sông, suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo thuộc vùng hạ lưu sông Đồng Nai.
Mẫu được xử lý ngay khi cá còn tươi, số lượng mẫu thu để phân loại từ 3–5 cá thể có hình thái còn nguyên vẹn cho mỗi loài. Mẫu được định hình tạm thời để chụp ảnh, sau đó chuyển sang định hình cố định trong formalin nồng độ 5%–8% (tiêm formol 40% vào phần thịt và ruột cá đối với cá lớn) kèm theo nhãn ghi rõ tên gọi phổ thông, tên địa phương, thời gian thu mẫu, nơi thu mẫu, tên người thu mẫu. Tất cả mẫu được đưa về phòng thí nghiệm để phân tích, định loại và lưu giữ tại phòng Công nghệ và Quản lý Môi trường, Viện Sinh học Nhiệt đới, Thành phố Hồ Chí Minh.
2.3.1.2. Điều tra ngư dân
Vận dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (Rapid Rueral Appraisal-RRA) tiếp cận và điều tra ngư dân trong vùng nghiên cứu (chủ yếu tại các điểm khảo sát) về các loài cá, tình hình khai thác...
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
2.3.2.1. Phương pháp định loại xác định tên khoa học các loài cá nghiên cứu
Sử dụng phương pháp định loại dựa vào đặc điểm hình thái là phương pháp đang được các nhà ngư loại học trong nước và nước ngoài sử dụng phổ biến hiện nay. Các chỉ số dùng trong định loại: các số đo và tỷ lệ, các số đếm, các dấu hiệu về hình thái được mô tả theo Pravdin (1972). Sử dụng các khóa định loại các loài cá trong các công trình nghiên cứu khu hệ cá của Việt Nam như: Mai Đình Yên, Nguyễn văn Trọng, Lê Hoàng Yến, Nguyễn văn Thiện, Hứa Bạch Loan (1992); Nguyễn văn Hảo (2001, 2005); Nguyễn Nhật Thi (1991; … và các tài liệu tiếng nước ngoài như Smith H.M (1945; Rainboth W.J (1996); Mekong River Commission (2008); Smith (1999); Wongratanna, T. A. Munroe and Nizinski (1999);
Kailola (1999); Larson and E. O. Murdy (1999); và các khóa định loại khác trong “Fao species identification guide for fishery purposer”, Volume 3, 4, 5, 6.
Hệ thống phân loại cá được sắp xếp theo Eschmeyer,W.N.,(Editor) (1998). Catalog of fishes. Fishbase 2000, (Edited by R. Froese, D. Pauly ), và cập nhật trang web: www.fishbase.org.
H. 1 : Các chỉ tiêu hình thái dùng để phân loại
2.3.2.2. Tương quan chiều dài, khối lượng cá khai thác
Mỗi loài chọn ít nhất 30 cá thể đo chiều dài, cân khối lượng để tính mối tương quan giữa sự phát triển về chiều dài và sự tăng trọng về khối lượng. Các số liệu sẽ được tính toán dựa trên phần mền MS. Excel. Tương quan phát triển giữa chiều dài và khối lượng cá khai thác sẽ được biểu diễn dưới dạng hàm số W = aLn.
2.3.2.3. Nghiên cứu sinh sản
Xác định các giai đoạn thành thục của tuyến sinh dục: giải phẫu xác các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục (các giai đoạn thành thục của tuyến sinh dục xác định theo Nikovsky (1963)); tỷ lệ ♂/♀ trong thành phần cá khai thác; tuổi thành thục sinh dục; thời gian sinh sản trong năm; …
Nghiên cứu trứng: những cá thể cái có tuyến sinh dục đạt giai đoạn IV sẽ được thu thập, cân đo khối lượng buồng trứng, đếm số lượng trứng có trong buồng trứng để xác định sức sinh sản tuyệt đối, sức sinh sản tương đối; …
Những mẫu trứng được chọn nghiên cứu sẽ được lưu giữ trong Formol 1–2% có ghi nhãn gồm kích thước cá thể, khối lượng cá, khối lượng tuyến sinh dục, khối lượng mẫu trứng nghiên cứu, thời gian thu, địa điểm thu, …
Đếm số lượng trứng: trứng sau khi ngâm được rửa sạch bằng nước lã nhiều lần. Đưa trứng vào đĩa lồng cho ngập nước, gỡ rời từng hạt trứng ra. Sau đó đếm số lượng trứng riêng cho mỗi loại kích thước và tỷ lệ % từng loại trứng. Chỉ đếm trứng khi tuyến sinh dục đạt giai đoạn IV.
Đo đường kính trứng: lấy trứng cá ở giai đoạn IV của chu kỳ thành thục sinh dục, tách riêng từng nhóm trứng ra. Đo đường kính của 3 nhóm trứng có kích thước lớn nhất. Mỗi loại nhóm trứng, chọn 15 trứng để đo chiều dài sau đó chia đều cho 15 lấy giá trị trung bình cộng. Thực hiện thao tác này 5 lần và đều lấy giá trị trung bình cộng. Các giá trị trung bình cộng được xem là đường kính của trứng, sẽ được tính giá trị trung bình với độ tin cận 95% trên phần mềm Excel. Giá trị trung bình của kết quả thống kê này được xem là đường kính của mỗi nhóm trứng.
Hệ số phát dục của cá
K1 = pg/W x 100 K2 = pg/W0 x 100
K1, K2: là hệ số phát dục; pg: khối lượng tuyến sinh dục; W: khối lượng cá
W0: Khối lượng cá bỏ nội quan
Sức sinh sản tuyệt đối của cá
N = n/p x pg
N: Sức sinh sản tuyệt đối n: Số lượng trứng đếm trong mẫu pg: Khối lượng tuyến sinh dục cái p: Khối lượng của mẫu trứng đếm
Sức sinh sản tương đối
T = N/W
T: sức sinh sản tương đối = số lượng trứng/gam khối lượng cơ thể N: Sức sinh sản tuyệt đối; W: khối lượng cá (g)
2.3.2.4. Nghiên cứu về dinh dưỡng
Cá sau khi đánh bắt lên được giải phẫu tại chỗ để cố định mẫu ruột đưa về phòng thí nghiệm phân tích thành phần thức ăn (phân tích định tính) có trong ống tiêu hoá.
Ngoài ra sử dụng phương pháp điều tra qua ngư dân về thành phần thức ăn của từng loài cá và tham khảo có chọn lọc các tài liệu đã nghiên cứu.
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. THÀNH PHẦN LOÀI BỘ CÁ NHEO ( SILURIFORMES ) Ở HẠ LƯU HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI
3.1.1. Thành phần loài
Đã phân tích 150 mẫu thu thập được qua các đợt khảo sát thực địa ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai, xác định được 38 loài cá nằm trong 20 giống, thuộc 06 họ của bộ cá Nheo Siluriformes.
Danh lục các loài cá thuộc bộ cá Nheo ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai trình bày ở bảng 3.1
Bảng 3.1: Thành phần loài bộ cá Nheo ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai
TT TÊN VIỆT NAM TÊN KHOA HỌC (1) (2)
BỘ CÁ NHEO SILURIFORMES
(1) Họ Cá Lăng Bagridae
1 Cá Chốt bông Leiocassis siamensis Regan, 1913 x
2 Cá Lăng đỏ Hemibagrus microphthalmus (Day, 1877) x
3 Cá Lăngnha Hemibagrus nemurus (Valenciennes, 1840) x
4 Cá Lăng sợi Hemibagrrus filamentus (Fang & Chaux, 1949) x
5 Cá Lăng vàng Mystus wolffii (Bleeker, 1851) x
6 Cá Chốt sọc át tri Mystus atrifasciatus Fowler, 1937 x
7 Cá Chốt trắng Mystus keletius (Valenciennes, 1840) x
8 Cá Chốt sọc munti Mystus multiradiatus Roberts, 1992 x
9 Cá Chốt sọc mít ti Mystus mysticetus Roberts, 1992 x
10 Cá Chốt giấy Mystus singaringan Bleeker, 1846 x
11 Cá Chốt giấy Mystus albolineatus Roberts, 1994 x
(2) Họ cá nheo Siluridae
12 Cá Trèn răng Belodontichthys dinema ( Bleeker, 1851) x
13 Cá Leo Wallago attu (Bloch &Schneider,1801) x
14 Cá Sơn đài Wallago micropogon (Vaillant, 1902) x
15 Cá Trèn bầu Ompok bimaculatus (Bloch, 1797) x
16 Cá Trèn mỡ Kryptopterus moorei Smith, 1945 x
18 Cá Kết bạc Micronema bleekeri (Gunther, 1864) x
(3) Họ cá tra Pangasiidae
19 Cá Ba sa Pangasius bocourti Sauvage, 1880 x
20 Cá Sát sọc Pangasius macronema Bleeker, 1851 x
21 Cá Bông lau Pangasius krempfi Fang & Chaux, 1942 x
22 Cá Dứa Pangasius polyuranodon Bleeker, 1852 x
23 Cá Tra Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878) x
24 Cá Sát bay Pteropangasius pleurotaenia (Sauvage, 1878) x
(4) Họ cá trê Clariidae
25 Cá Trê trắng Clarias batrachus (Linnaeus, 1758) x
26 Cá Trê vàng Clarias macrocephalus Gunther,1864 x
(5) Họ cá úc Ariidae
27 Cá úc thép Osteogeneiosus militaris (Linnaeus, 1758) x
28 Cá úc Arius arius (Hamilton, 1822) x
29 Cá úc dispar Arius dispar Herre, 1926 x
30 Cá úc trắng Arius microcephalus Bleeker, 1931 x
31 Cá úc chấm Arius maculatus (Thunberg, 1791) x
32 Cá úc nghệ trunca Cryptarius truncatus Valenciennes, 1840 x
33 Cá úc xanh Neoarius graeffei (Kner & Steindachner, 1867) x
34 Cá úc nâu Netuma bilineata (Valenciennes, 1840) x
35 Cá vồ chó Hexanematichthys sagor (Hamilton, 1822) x
36 Cá úc quạt Nemapteryx caelata (Valenciennes, 1840) x
(6) Họ cá ngát Plotosidae
37 Cá Ngát nam Plotosus canius Hamilton, 1822 x
38 Cá Ngát sọc Plotosus lineatus (Thunberg, 1791) x
Tổng số: 26 12
Ghi chú: (1): Lợ-mặn; (2): Nước ngọt
Trong số 38 loài cá ghi nhận thuộc bộ cá nheo ở hạ lưu sông Đồng Nai, có 26 loài cá có nguồn gốc ngọt (chiếm 68,42% tổng số loài ghi nhân) và 12 loài có nguồn gốc biển di cư vào vùng hạ lưu cửa sông sinh sống (chiếm 31,58% tổng số loài ghi nhận).
Theo Lê Hoàng Yên (1985), ở lưu vực sông Sài Gòn, bộ cá nheo có 24 loài, 07 họ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi bổ sung thêm 13 loài. Cũng trên lưu vực sông Sài Gòn, theo
kết quả nghiên cứu của Tống Xuân Tám (2004), bộ cá nheo có 31 loài, thuộc 06 họ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi bổ sung thêm 07 loài.
Theo Mai Đình Yên (1992), ở các tỉnh Nam Bộ, bộ cá nheo có 48 loài, 07 họ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở hạ lưu sông Đồng Nai ít hơn 10 loài và 01 họ.
Nguyễn văn Hảo (2005), ở Việt Nam, bộ cá nheo có 127 loài, 11 họ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở hạ lưu sông Đồng Nai có 38 loài, 6 họ. Nếu xem số lượng loại cá nheo trong báo cáo của Nguyễn Văn Hảo (2005) chiếm 100% thì với 38 loài thu được ở hạ lưu sông Đồng Nai chiếm 29,92% số loài cá thuộc bộ cá nheo ở Việt Nam.
Số lượng loài thuộc bộ cá nheo của các nghiên cứu trên được trình bày ở bảng 3.2 và biểu đồ 3.1.
Bảng 3.2: Số lượng loại cá thuộc bộ cá nheo theo các tác giả khác nhau
TT Thuỷ vực Số loài Năm công bố Tác giả
1 Lưu vực sông Sài Gòn 24 1985 Lê Hoàng Yến
2 Lưu vực sông Sài Gòn 31 2004 Tống Xuân Tám
3 Nam Bộ 48 1992 Mai Đình Yên
4 Việt Nam 127 2005 Nguyễn Văn Hảo
5 Hạ lưu sông Đồng Nai 38 2011 Anorath Phimvohan
Biển đồ 3.1: Số lượng loại cá thuộc bộ cá nheo theo các tác giả khác nhau
Trong kết quả nghiên cứu của mình, chúng tôi ghi nhận thêm 03 loài mới cho khu hệ cá Việt Nam mà các kết quả nghiên cứu trước đây chưa công bố đó là loài Neoarius graeffei
(Kner & Steindachner, 1867), Netuma bilineata (Valenciennes, 1840), Mystus albolineatus
Roberts, 1994. Việc bổ sung 3 loài này không những làm phong phú thêm về thành phần loài ở khu hệ cá hạ lưu sông Đồng Nai nói riêng mà còn làm phong phú thêm về thành phần loài cá nói chung cho khu hệ cá Việt Nam (Hình 3.1, 3.2, 3.3).
H. 3.1. Cá Chốt giấyMystus keletius (Valenciennes, 1840)
H. 3.2. Cá úc xanh Neoarius graeffei (Kner & Steindachner, 1867)
H. 3.3. Cá úc nâu Netuma bilineata (Valenciennes, 1840)
Trong kết quả nghiên đã tìm thấy có một số loài chỉ thu được 1-2 mẫu như: cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus) và cá ba sa (Pangasius bocourti). Theo các kết quả nghiên
cứu trước đây thì những loài cá này là loài đặc trưng cho khu hệ cá sông Mekong. Nhưng trong kết quả nghiên cứu của mình, chúng tôi đã thu được mẫu các loài cá này ở hạ lưu sông Đồng Nai. Vấn đề ở đây là có phải các loài này có phân bố ơ sông Đồng Nai hai không, hay chúng được phát tán ra từ các ao nuôi? Về điểm này, chúng tôi đề nghị nên tiếp tục được nghiên cứu trong một thời gian dài để làm rõ.
Có 02 họ gồm các loài cá sống ở vùng biển gần bờ và cửa sông: họ cá Úc (Ariidae) có 10 loài, chiếm 25,64%, họ cá Ngát (Plostosidae) có 02 loài chiếm 5,13 % tổng số loài của bộ; có 04 họ cá sống ở nước ngọt.
3.1.2 Cấu trúc thành phần loài
Xét về bậc họ: Trong 06 họ cá xác định được, đa dạng nhất là họ cá Lăng (Bagridae)
có 11 loài, chiếm 28,95 % tổng số loài ghi nhận. Tiếp đến là họ cá úc (Ariidae) có 10 loài, chiếm 26,32 % tổng số loài của bộ. Họ cá Nheo (Siluridae) và họ cá tra (Pangasiidae) có 06 loài, chiếm 15,79 % tổng số loài của bộ. Họ cá Trê (Clariidae) và họ cá Ngát (Plostosidae) có 02 loài, chiếm 5,26 % tổng số loài của bộ.
Xét về bậc giống: trong số 20 giống cá ghi nhận, đa dạng nhất là giống cá chốt (Mystus) có 07 loài, chiếm 18,42% % tổng số loài ghi nhận, Tiếp theo là giống cá tra
(Pangasius) có 05 loài, chiếm 13,16 % tổng số loài. Giống cá úc (Arius) có 4 loài (chiếm
10,53%). Giống cá Lăng (Hemibagrus) có 03 loài (chiếm 7,89% tổng số loài). Các giống còn lại có từ 1-2 loài, chiếm 2,63-5,26% tổng số loài ghi nhận.
Số lượng giống, loài trong các họ được trình bày ở bảng 3.3, biểu đồ 3.2, 3.3.
Bảng 3.3: Cấu trúc thành phần giống, loài cá thuộc bộ cá Nheo
TT Tên họ cá Số lượng Số giống % Số lượng Số loài %
1 Họ Cá Lăng – Bagridae 3 15,00 11 28,95 2 Họ cá nheo – Siluridae 5 25,00 7 18,42 3 Họ cá tra – Pangasiidae 3 15,00 6 15,79 4 Họ cá trê – Clariidae 1 5,00 2 5,26 5 Họ cá úc – Ariidae 7 35,00 10 26,32 6 Họ cá ngát – Plotosidae 1 5,00 2 5,26 Tổng 20 100,00 38 100,00
Biểu đồ 3.2: Số lượng giống trong các họ cá thuộc bộ cá nheo
Biểu đồ 3.3: Số lượng loài trong các họ cá thuộc bộ cá nheo 3.1.3. Các loài cá có giá trị kinh tế thuộc bộ cá Nheo
Theo quan niệm truyền thống, cá kinh tế là những loài vừa có sản lượng khai thác cao, vừa có chất lượng tốt, được nhiều người ưa chuộng. Việc khai thác các loài cá này sẽ được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Trước hết dùng làm thức ăn, làm cảnh, làm sản phẩm chế biến các loại đặc sản khác, …
Khái niệm cá kinh tế ngoài đánh giá theo quan niệm truyền thống, người ta còn quan tâm đến tính lịch sử của nó. Trong thực tế, một số loài trước đây rất có giá trị về mặt kinh tế, nhưng thực tại đã biến mất hoặc còn tồn tại nhưng với số lượng không nhiều. Do vậy, sản lượng khai thác của chúng là rất thấp. Nhiều loài trở thành những loài quý hiếm của Việt
Nam và thế giới. Ngược lại, nhiều loài trước đây không được quan tâm khai thác, nhưng hiện nay lại trở thành những loài rất có giá trị, do sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng.
Ngoài mục đích sử dụng làm thực phẩm cho đời sống hàng ngày, một số loài khác lại được sử dụng vào mục đích giải trí, thẩm mỹ, cá cảnh. Hiện nay, đời sống tinh thần của con người đang được nâng lên, việc kinh doanh cá cảnh cũng là một thế mạnh đang được quan tâm và đưa lại hiệu quả kinh tế đáng kể. Một số loài khác lại được sử dụng vào các mục đích khác như diệt khuẩn, phòng dịch, dược liệu…
Đa số các loài cá khai thác được ở khu vực đều được dùng vào mục đích thực phẩm. Tuy nhiên, không phải tất cả chúng đều được xem là cá kinh tế trong khu vực.
Với quan niệm cá có giá trị kinh tế như trên, qua khảo sát thực địa cùng với kết quả phỏng vấn ngư dân trong khu vực, kết hợp với kết quả tham khảo các tài liệu đã công bố về thành phần loài cá kinh tế thuộc khu vực thì trong số 39 loài ghi nhận, có 16 loài cá được xem là loài có giá trị kinh tế cho khu vực. Các loài này là những đối tượng khai thác chính cho khu vực, góp phần vào việc ổn định đời sống của ngư dân. Danh lục các loài cá có giá trị kinh tế trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4: Danh lục các loài cá có giá trị kinh tế
TT TÊN VIỆT NAM TÊN KHOA HỌC Mức độ
1 Cá Lăng đỏ Hemibagrus microphthalmus (Day, 1877) 2 Cá Lăngnha Hemibagrus nemurus (Valenciennes, 1840) 3 Cá Lăng sợi Hemibagrrus filamentus (Fang & Chaux, 1949) 4 Cá Chốt sọc át tri Mystus atrifasciatus Fowler, 1937
5 Cá Chốt sọc munti Mystus multiradiatus Roberts, 1992 6 Cá Trèn bầu Ompok bimaculatus (Bloch, 1797) 7 Cá Trèn mỡ Kryptopterus moorei Smith, 1945 8 Cá Kết bạc Micronema bleekeri (Gunther, 1864) 9 Cá Sát sọc Pangasius macronema Bleeker, 1851 10 Cá Bông lau Pangasius krempfi Fang & Chaux, 1942
11 Cá Dứa Pangasius polyuranodon Bleeker, 1852
12 Cá Trê trắng Clarias batrachus (Linnaeus, 1758) 13 Cá Trê vàng Clarias macrocephalusGũnther,1864 14 Cá úc thép Osteogeneiosus militaris (Linnaeus, 1758) 15 Cá úc chấm Arius maculatus (Thunberg, 1791)
16 Cá Ngát Plotosus canius Hamilton, 1822
Tổng số:
3.1.4. Các loài cá di cư
Di cư là một đặc tính thích nghi của nhiều loài cá và xảy ra ở hầu hết các giai đoạn của đời sống. Mỗi loài và thậm chí là mỗi giai đoạn phát triển của vòng đời thích nghi với một điều kiện môi trường nhất định nên đòi hỏi chúng phải di chuyển.