Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. THÀNH PHẦN LOÀI BỘ CÁ NHEO ( SILURIFORMES )Ở HẠ LƯU HỆ THỐNG
3.1.4. Các loài cá di cư
Di cư là một đặc tính thích nghi của nhiều loài cá và xảy ra ở hầu hết các giai đoạn của đời sống. Mỗi loài và thậm chí là mỗi giai đoạn phát triển của vòng đời thích nghi với một điều kiện môi trường nhất định nên đòi hỏi chúng phải di chuyển.
Có rất nhiều hiện tượng di chuyển xảy ra trên sông: di chuyển của trứng và cá con thông thường là di chuyển thụ động, phụ thuộc vào dòng nước; và sự di cư tích cực (chủ động) của các loài cá trưởng thành.
Dựa trên kết quả khảo sát thực địa cùng với việc phân tích các tài liệu cho thấy trong số 38 loài cá ghi nhận có 13 loài cá (chiếm 38,00% tổng số loài ghi nhận) ở khu vực có đời sống di cư hoặc có liên quan đến di cư. Danh lục thành phần loài được trình bày ở bảng 3.5.
Bảng 3.5: Danh lục các loài cá di cư
TT TÊN VIỆT NAM TÊN KHOA HỌC
1 Cá úc thép Osteogeneiosus militaris (Linnaeus, 1758)
2 Cá úc Arius arius (Hamilton, 1822)
3 Cá úc dispar Arius dispar Herre, 1926
4 Cá úc trắng Arius microcephalus Bleeker, 1931
5 Cá úc chấm Arius maculatus (Thunberg, 1791)
6 Cá úc nghệ trunca Cryptarius truncatus Valenciennes, 1840
7 Cá úc xanh Neoarius graeffei (Kner & Steindachner, 1867)
8 Cá úc nâu Netuma bilineata (Valenciennes, 1840)
9 Cá úc tia vây lưng dài Bagre marinus (Mitchill, 1815)
10 Cá vồ chó Hexanematichthys sagor (Hamilton, 1822)
11 Cá úc quạt Nemapteryx caelata (Valenciennes, 1840)
12 Cá Ngát nam Plotosus canius Hamilton, 1822
13 Cá Ngát sọc Plotosus lineatus (Thunberg, 1791)
Tổng số:
Các loài cá di cư trên đều có nguồn gốc biển, chúng di cư vào trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là kiếm ăn. Hàng năm, vào thời gian mùa khô, các loài cá này là những đối tượng khai thác khá phổ biến ở các kênh rạch thuộc huyện Cần Giờ chẳng hạn một số loài cá như:
Cá úc thép (Osteogeneiosus militaris) sống ở vùng hạ lưu các sông lớn, cửa sông nước lợ, đôi khi vào sau trong nước ngọt hoàn toàn hoặc các vùng nước mặn từ Ấn Độ đến Indonesia. Ở vùng sông Mê Công cá từ vùng ven biển đến vùng ngập nước thủy triều (Việt Nam–Campuchia).
Cá úc (Arius arius) sống ở vĩnh Bắc Bộ và biển Đông, chúng vào cửa sông và hạ lưu các sông để kiếm ăn. Phạm vi ngược các sông cá này rất xa. Là loài cá di cư vào hạ lưu cửa sông và hạ lưu nước ngọt.
Cá úc trắng (Arius microcephalus) sống ở ven biển nhưng khi còn nhỏ thường đi vùng cửa sông và hạ lưu các sông lớn Nam Bộ.
Cá úc chấm (Arius maculatus) sống ở ven biển, vùng nước lợ, cửa sông từ Pakistan đến Indonesia. Cá ở vùng đồng bằng sông Mê Công; ở các tỉnh thuộc tỉnh Nam Bộ và có thể có tới Campuchia.
Cá úc nghệ trunca (Cryptarius truncatus) sống ở vùng cửa sông nước lợ và phần hạ lưu cửa sông và vùng hạ lưu các sông từ Chaophraya đến Indonesia (Sumatra và Java). Ở châu thổ sông Mê Công, cá xuất hiện ở vùng thấp, vùng cửa sông và vùng ngập nước triều, thường có nhiều những thời gian nhất định.
Cá vồ chó (Hexanematichthys sagor) sống ở vùng nước mặn, nước lợ, cửa sông và cũng đi vào nước ngọt vùng hạ lưu các sông.
Cá Ngát nam (Plotosus canius) và Cá Ngát sọc (Plotosus lineatus) đều sống ở vùng gần bờ, cửa sông và hạ lưu các sông lớn.