Các đặc điểm về sinh sản

Một phần của tài liệu đa dạng sinh học các loài cá thuộc bộ cá nheo (siluriformes) ở hạ lưu hệ thống sông đồng nai (Trang 51 - 54)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC–SINH THÁI CÁ CHỐT MUNTI– MYSTUS

3.4.3.2. Các đặc điểm về sinh sản

Tỷ lệ ♂/♀ trong thành phần cá khai thác

Để xác định tỷ lệ ♂/♀trong cá khai thác, chúng tơi chọn phân tích ngẫu nhiên 80 mẫu cá khai thác tại khu vực nghiên cứu.

Trong số 80 cá phân tích cho thấy có 23 cá thể khơng phân biệt được tuyến sinh dục bằng mắt thường, 25 cá thể đực và 32 cá thể cái. Với kết quả này thì tỷ lệ ♂/♀ là 25/32, tương đương 7,8/10.

Bảng 3.7: Tỷ lệ ♂/♀ trong thành phần cá chốt mun ti khai thác

TSD KT KPB ♂ ♀ Tổng cộng < 110 (mm) 14 2 16 110-129 (mm) 9 17 14 40 > 130 (mm) 6 18 24 Số cá thể 23 25 32 80

Việc phân tích tỷ lệ ♂/♀ trong cá khai thác cần phải được theo dõi nhiều hơn và chuyên sâu hơn mới có thể kết luận. Tuy nhiên trong kết quả nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ đực/cái cũng gần xấp xỉ 1/1.

• Mùa sinh sản của cá

Để xác định mùa sinh sản của cá chốt mun ti, chúng tôi theo dõi sự phát triển của tuyến sinh dục cá khai thác theo các tháng trong năm (các giai đoạn thành thục của tuyến sinh dục theo Nikovski, 1963). Những cá thể có tuyến sinh dục đạt giai đoạn III trở lên được xem là đã trưởng thành sinh dục. Tuy nhiên những cá thể có tuyến sinh dục đạt giai đoạn IV trở lên mới được xem là bắt đầu sinh sản.

Để phân tích mùa sinh sản của cá, chúng tơi chọn phân tích 144 mẫu cá (mỗi tháng 12 mẫu, từ tháng 8/2010 đến tháng 8/2011) và theo dõi quá trình thành thục tuyến sinh dục của cá.

Kết quả phân tích cho thấy một số ít cá chốt mun ti thu thập vào tháng 4 có tuyến sinh dục đạt vào giai đoạn III sớm. Tuyến sinh dục đạt đến giai đoạn III cũng có nghĩa là tuyến sinh dục đã bắt đầu thành thục và chuẩn bị cho quá trình sinh sản.

Phân tích mẫu thu thập vào tháng 5 và 6, phần nhiều cá có tuyến sinh dục đạt giai đoạn III, một số cá thể bắt đầu chuyển sang giai đoạn IV. Đến tháng 7, đa số các mẫu có kích thước lớn hơn 120 mm đều có tuyến sinh dục thành thục ở giai đoạn IV và chuẩn bị cho quá trình sinh sản. Số cá thể đạt giai đoạn III, IV trong mẫu phân tích vào tháng 10 và 11 là không nhiều và không phát hiện tuyến sinh dục đạt giai đoạn III, IV ở mẫu phân tích ở các tháng 12, 1, 2 và 3.

Như vậy mùa sinh sản của cá chốt mun ti là thời gian mùa mưa từ tháng 5-10 hàng năm. Trong đó thời gian sinh sản cao từ tháng 7-11, cao nhất vào tháng 8-9.

Kết quả phân tích cũng cho thấy sau khi sinh sản, tuyến sinh dục thường chuyển về giai đoạn VI-III. Có nghĩa là sau khi sinh sản, buồng trứng vẫn còn trứng tích luỹ nỗn hồng. Số trứng này có thể sẽ tiếp tục phát triển và có thể sẽ sinh sản trong thời gian còn lại của mùa sinh sản. Như vậy, cá chốt mui ti có thể là lồi cá có khả năng sinh sản nhiều lần trong mùa sinh sản kéo dài. Ở đây chúng tôi chưa giám đưa ra kết luận chắc chắn, vấn đề cần phải được kiểm chứng thêm trong phịng thí nghiệm.

Đường kính trứng

Kết quả phân tích trứng của các cá thể cá chốt mun ti cái khi buồng trứng của chúng đạt giai đoạn IV chín muồi sinh dục cho thấy trong buồng trứng của cá có rất nhiều nhóm trứng có kích thước khác nhau. Có 3 nhóm trứng có màu sắc rất khác nhau và dễ dàng phân biệt bằng mắt thường hoặc kính lúp. Nhóm thứ nhất có màu hơn trong suốt. Nhóm trứng thứ 2 có màu vàng đậm do tích nhiều nỗn hồng và nhóm thứ 3 có màu vàng nhạt hơn và có kích thước nhỏ hơn.

Kết quả đo đường kính trung bình của 3 nhóm trứng có kích thước lớn nhất là: nhóm thứ nhất có đường kính trung bình là 0,75mm ; nhóm thứ 2 có đường kính trung bình là 0,50 mm; nhóm thứ 3 có đường kính trung bình là 0,41 mm.

Với nhiều nhóm trứng có kích thước khác nhau cùng với việc sau khi sinh sản tuyến sinh dục chuyển về giai đoạn VI-III thì cá chốt mun ti có thể là lồi có khả năng sinh sản nhiều lần trong mùa sinh sản.

Sức sinh sản tương đối, sức sinh sản tuyệt đối

Kết quả phân tích buồng trứng của 30 cá thể cái khi buồng trứng đạt giai đoạn IV của chu kỳ thành thục sinh dục cho kết quả ở bảng 3.8.

Bảng 3.8 :Chiều dài, khối lượng, sức sinh sản tương đối, sức sinh sản tuyệt đối của cá chốt mun ti khai thác

Chỉ số thống kê Lo (mm) P (g) Pg (g) SSTyĐ SSTgĐ HSCMSD

Nhỏ nhất 120 15,00 0,45 3200 213,33 3,00 Lớn nhất 160 32,46 2,84 20970 6486,25 8,74 Trung bình 137,63 22,41 1,07 8050 359,21 4,77 Độ lệch chuẩn 10,26 4,37 0,73 5151 310,95 4,35

Qua bảng 3.8 cho thấy sức sinh sản tuyệt đối của các chốt mun ti dao động trong khoảng từ 3.200 – 20.970 trứng/cơ thể cái. Sức sinh sản tuyệt đối trung bình đạt 8.050 ± 2.175 trứng/cơ thể cái (nếu mức tin cậy là 95%).

Sức sinh sản tương đối của cá chốt mun ti giao động trong khoảng từ 125,63 – 1.187,43 trứng/g khối lượng cơ thể cái. Sức sinh sản tương đối trung bình là 389,21 ± 131,30 trứng/g khối lượng cơ thể cái (nếu mức tin cậy là 95%).

Hệ số phát dục của cá

Kết quả trình bày ở bảng 23 cho thấy khối lượng buồng trứng của cá chốt mun ti khi tuyến sinh dục cái đạt giai đoạn IV của chu kỳ chín muồn sinh dục dao động trong khoảng từ 0,45g – 2,84g. Như vậy với một cá thể cái có khối lượng cơ thể trung bình 22,41g thì khối lượng buồng trứng khi tuyến sinh dục đạt giai đoạn IV của chu kỳ chín muồi sinh dục là 1,07g.

Với khối lượng tuyến sinh dục và khối lượng cơ thể cá trung bình trình bày ở bảng 23 thì hệ số thành thục sinh dục của cá chốt mun ti là 5,16%. Hệ số thành thục sinh dục giao động trong khoảng từ 1,85 – 15,78%.

Cho đến nay thì chưa thấy có nghiên cứu chuyên sâu nào nói đến bãi đẻ của các chốt mun ti. Và hơn nữa những nghiên cứu về cá bột và cá con rất phức tạp và tốn kém. Ở đây chúng tôi chỉ mới quan sát trong các đợt khảo sát thực địa và phỏng vấn ngư dân để xác định bãi đẻ của cá. Chưa có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu để xác định một cách chính xác bãi đẻ của cá.

Qua kết quả khảo sát thực địa cùng với phỏng vấn ngư dân cho thấy bãi đẻ của cá chốt mun ti là các vùng ngập. Đặc biệt là vào thời gian đầu của mùa lũ, khi nước lũ tràn vào các cánh đồng, vùng trũng cũng chính là lúc lồi cá này di cư vào và sinh sản.

Cá chốt mun ti thường sinh sản ở những vùng ngập nơng, gần bờ nơi có nhiều thực vật thuỷ sinh và các giá thể thực vật.

Trên sông, kênh rạch, ở vùng ngập gần bờ những nơi có nhiều bụi cây, nhiều giá thể, thực vật thuỷ sinh chính là nơi sống và sinh sản của cá chốt mun ti [50].

Đến mùa sinh sản, cá thường có tập tính lẫn tránh dưới các vùng có giá thể, rể cây, vùng có thực vật thuỷ sinh nhiều và sinh sản.

Một phần của tài liệu đa dạng sinh học các loài cá thuộc bộ cá nheo (siluriformes) ở hạ lưu hệ thống sông đồng nai (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)