Tổng quan về giống Mystus

Một phần của tài liệu đa dạng sinh học các loài cá thuộc bộ cá nheo (siluriformes) ở hạ lưu hệ thống sông đồng nai (Trang 47 - 48)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC–SINH THÁI CÁ CHỐT MUNTI– MYSTUS

3.4.1. Tổng quan về giống Mystus

Thân thon dài, dẹp bên về phía đi. Phần bụng trịn. Đầu hình nón, dẹp bên hoặc trịn. Xương gốc chẩm kéo dài về phía sau liên tục hoặc bị đứt đoạn. Mõm tầy. Miệng ở mút mõm hoặc kề dưới, rạch ngang. Mắt chếch phía trên, ở hai bên đầu, khơng có màng da bao phủ, viền mắt không tự do. Dải răng trên hai hàm dạng lông nhung. Dải răng trên xương lá mía là một dãy cong. Có bốn đơi râu. Râu hàm trên kéo dài tới vây bụng hoặc quá gốc vây hậu môn. Màng mang tách rời với eo mang. Vây lưng và vây ngực có gai cứng, phần lớn mang răng cưa ở phía sau. Vây lưng có 7 tia phân nhánh. Vây ngực có 6–10 tia phân nhánh. Vây mỡ phần lớn ngắn tương đương hoặc lớn hơn chiều dài gốc vây hậu mơn (cũng có một ít lồi vây mỡ chiếm hết phần sau vây lưng). Vây hậu mơn có 9–10 tia phân nhánh. Vây đuôi phân thuỳ sâu.

Trên thế giới, giống Mystus có 37 lồi, phân bố khá rộng nhưng phần lớn cũng tập trung ở các nước nhiệt đới.

Ở Việt Nam, giống này có 09 lồi, và phần lớn tập trung ở các tỉnh Nam Bộ, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong tất cả các loài của giống Mystus, cá chốt mun ti là lồi có sản lượng khá cao ở khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long và song Sài Gịn-Đồng Nai. Ở vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai cá chốt mun ti là đối tượng khai thác, có giá trị kinh tế nhất định. Lồi này

khác với các loài khác trong giống bởi các đường nét trên cơ thể sắc nét hơn, rõ ràng hơn, màu sắc nổi bật, kích thước vừa phải và cũng chưa được chú nghiên cứu, đặc biệt là các đặc điểm về sinh học, sinh thái.

Một phần của tài liệu đa dạng sinh học các loài cá thuộc bộ cá nheo (siluriformes) ở hạ lưu hệ thống sông đồng nai (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)