Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3 ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ THÀNH PHẦN LOÀI KHU HỆ CÁ Ở VÙNG HẠ LƯU HỆ
HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI
3.3.1. Phân bố theo hệ sinh thái thủy vực
Thuỷ vực nước chảy: đó là các thuỷ vực dạng sông, kênh rạch nối liền giữa chúng. Đây là loại thuỷ vực chiếm ưu thế ở hạ lưu sơng Đồng Nai. Do đó, đa số các loài cá thuộc bộ cá nheo thu được ở hạ lưu sông Đồng Nai đều sống ở sông và kênh rạch. Các sông, kênh rạch ở vùng hạ lưu sông Đồng Nai phụ thuộc chặt chẽ vào chề độ thuỷ triều và dòng chảy từ thượng nguồn đổ về. Lưu lượng dòng chảy trên sơng cũng phụ thuộc vào thuỷ triều và dịng chảy thượng nguồn.
Trước khi chưa xây dựng hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An, dòng chảy ở vùng hạ lưu sông Đồng Nai phụ thuộc vào mùa rõ rệt. Vào mùa mưa, do lượng mưa lớn ở thượng nguồn, tạo nên dòng chảy mạnh từ thượng nguồn đổ về và đẩy dòng chảy thuỷ triều ra xa vùng hạ lưu, và các loài cá vùng thượng nguồn có điều kiện di cư xuống hạ lưu. Và ngược lại trong mùa khô, lượng nước ở thượng nguồn hạn chế nên thuỷ triều có xu hướng xâm nhập sau vào trong đất liên. Theo các nghiên cứu trước khi hình thành hồ Dâu Tiếng cho rằng, khi chưa có hồ Dầu Tiếng, tại khu vực Dầu Tiếng (Bình Dương) có thể quan sát được dịng chảy của thuỷ triều trong mùa khơ [14].
Từ khi hình thành hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An tới nay, dịng chảy ở vùng hạ lưu sơng Đồng Nai có những biến đổi nhất định. Quy luật dòng chảy phụ thuộc mùa trước đây đã bị biến đổi và thay vào đó là dịng chảy có điều tiết. Trong mùa mưa, nguồn nước một phần bị giữ lại trong hai hồ chứa này nền làm cho nguồn nước ở hạ lưu trong mùa mưa ít lại, ngược lại trong mùa khơ, sự xả nước của các hồ chưa đã làm tăng dịng chảy ở hạ lưu. Chính sự điều tiết này đã làm thay đổi hệ sinh thái hạ lưu. Nhiều lồi cá có xu hướng di cư theo dịng chảy từ thượng nguồn về trong mùa khô đã không cịn xuất hiện, hoặc có xu hướng giảm. Ngược lại một số loài cá di cư từ biển vào trong mùa khơ hiện nay có xu hướng xuất hiện quanh năm trong khu vực hạ lưu sơng này.
Trong 39 lồi thuộc bộ cá nheo ghi nhận được ở hạ lưu sông Đồng Nai, phần lớn là các lồi có đời sống thích nghi với điều kiện sơng kênh rạch, chỉ có 2 lồi có thể sống trong điều kiện ao hồ nước tĩnh là cá trê vàng (Clarias macrocephalus) và cá trê trắng (Clarias batrachus).
3.3.2. Phân bố theo nồng độ muối
Dựa trên nồng độ muốn có thể chia các lồi trong bộ cá nheo thành 2 nhóm là nhóm nước ngọt và nhóm cá nước lợ-mặn.
- Nhóm cá nước ngọt là những lồi cá có đời sống chỉ phân bố trong môi trường nước ngọt. Các đại diện điển hình của nhóm này như cá trèn bầu (Ompok bimaculatus), cá
leo (Wallago attu), cá lăng đỏ (Hemibagrus microphthalmus), cá kết bạc (Micronema
bleekeri), .... Nhóm này chỉ phân bố từ huyện Củ Chi đến chân đập Dầu Tiếng (thuộc
sơng Sài Gịn) và từ Biên Hồ đến đập hồ Trị An (trên sơng Đồng Nai).
- Nhóm cá lợ-mặn: là những lồi cá phân bố trong mơi trường nước lợ-mặn. Các đại diện của nhóm này gồm các loài trong họ cá úc (Ariidae), cá ngát (Plostosidae).
Ngồi 2 nhóm này cịn có một số lồi có thể sống trong mơi trường nước lợ-mặn hoặc nước ngọt như cá lăng vàng (Mystus wolffii), cá ngát nam (Plotosus canius), cá bông lau
(Pangasius krempfi), ...