Khái quát đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại một số dự án do trung tâm phát triển quỹ đất hà nội thực hiện (Trang 48 - 52)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sử dụng đất trên

2.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên

a. Vị trí, địa hình

Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sơng Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' độ kinh Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hịa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hƣng n phía Đơng, Hịa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km, cách thành phố Nam Định 87 km tạo thành 3 cực chính của Đồng bằng sơng Hồng. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km2, nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhƣng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn [26].

Gồm 12 Quận: Hồn Kiếm, Ba Ðình, Ðống Ða, Hai Bà Trƣng, Tây Hồ, Thanh Xn, Cầu Giấy, Long Biên, Hồng Mai, Hà Đơng, Nam tƣ̀ Liêm, Bắc Từ Liêm.

01 Thị xã: Sơn Tây.

17 huyện: Ðơng Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Gia Lâm (Hà Nội cũ); Ba Vì, Chƣơng Mỹ, Đan Phƣợng, Hồi Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thƣờng Tín, Ứng Hịa (Hà Tây cũ) và Mê Linh (từ Vĩnh Phúc).

b. Khí hậu

Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mƣa nhiều và mùa đơng lạnh, mƣa ít. Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận đƣợc lƣợng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lƣợng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nǎm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm2 và nhiệt độ khơng khí trung bình hàng nǎm là 23,6ºC. Do chịu ảnh hƣởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lƣợng mƣa khá lớn. Ðộ ẩm tƣơng đối trung bình hàng nǎm là 79%. Lƣợng mƣa trung bình hàng nǎm là 1.800mm và mỗi nǎm có khoảng 114 ngày mƣa.

Ðặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mƣa. Nhiệt độ trung bình mùa này là 29,2ºC. Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau là mùa đông thời tiết khô ráo. Nhiệt độ trung bình mùa đơng 15,2ºC. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10) cho nên Hà Nội có đủ bốn mùa Xn, Hạ, Thu, Ðơng. Bốn mùa thay đổi làm cho thời tiết Hà Nội mùa nào cũng có vẻ đẹp riêng. Mùa tham quan du lịch thích hợp nhất ở Hà Nội là mùa thu. Phần địa hình của Hà Tây (cũ) sáp nhập với Hà Nội, có những đặc điểm riêng nên hình thành những tiểu vùng khí hậu: vùng núi, vùng gị đồi và đồng bằng. Nhƣng nói chung sự khác biệt thời tiết và chênh lệch về nhiệt độ giữa các địa phƣơng của Hà Nội hiện nay không lớn [26].

c. Dân cư

Trong suốt thập niên 1990, với việc các khu vực ngoại ơ dần đƣợc đơ thị hóa, dân số Hà Nội tăng đều đặn, đạt con số 2.672.122 ngƣời vào năm 1999. Sau đợt mở

rộng địa giới gần đây nhất vào tháng 8 năm 2008, thành phố Hà Nội có 6.233 triệu dân và nằm trong 17 thủ đơ có diện tích lớn nhất thế giới. Theo kết quả cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số toàn Hà Nội là 6.451.909 ngƣời, dân số trung bình năm 2010 là 6.561.900 ngƣời. Tính đến ngày 31/12/2015, dân số Hà Nội là 7.558.956 ngƣời [26].

d. Tài nguyên đất

Phần lớn diện tích đất trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc lồi màu mỡ, có giá trị cao cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp.

Theo phân loại phát sinh, đất Hà Nội gồm 5 nhóm chính với 14 đơn vị dƣới nhóm, trong đó có 2 nhóm phân bổ ở địa hình đồng bằng và một nhóm nhỏ ở khu vực đồi nói thấp Sóc Sơn.

- Nhóm đất cát có diện tích 106,1 ha, chiếm 0,1% diện tích tự nhiên của Thành phố;

- Nhóm đất phù sa có diện tích lớn nhất - 23.533,3ha (25,6% diện tích tự nhiên), đƣợc hình thành do q trình bồi tụ của phù sa sơng.

- Nhóm đất xám bạc màu có diện tích 14.289,7ha, chiếm 15,5% diện tích tự nhiên, phân bố ở địa hình lƣợn sóng nhẹ và các bậc thềm sơng.

- Nhóm đất đỏ vàng có diện tích 5.790 ha, chiếm 6,3% diện tích tự nhiên, bao gồm đất hình thành từ sản phẩm phong hóa đá gốc, tầng mỏng và đất hình thành từ phù sa cổ, có độ phì khá hơn so với đất xám bạc màu.

- Nhóm đất dốc tụ có diện tích 44,2ha, chiếm 0,05% diện tích tự nhiên. Hình thành do các sản phẩm phong hóa từ cao xơ xuống nơi có địa hình thung lũng nên độ phì của đất rất khác biệt.

Xuất phát từ yêu cầu sử dụng đất của thủ đơ Hà Nội, có 2 nhóm đất có ý nghĩa lớn nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội, đó là đất nơng lâm nghiệp và đất xây dựng. Phần lớn diện tích đất đai ở nội thành Hà Nội đƣợc đánh giá là không thuận lợi cho xây dựng do có hiện tƣợng tích nƣớc ngầm, nƣớc mặt, sụt lún, nứt đất, sạt lở, trôi trƣợt dọc sông, cấu tạo nền đất yếu [26].

e. Tài nguyên nhân văn

Thành phố Hà Nội là một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất của cả nƣớc. Với lịch sử ngàn năm Thăng Long - Hà Nội đã để lại cho Thủ đơ nhiều di sản văn hóa q giá. Sau khi đƣợc mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội có hơn 5.100 di tích lịch sử - văn hóa, là thành phố có số lƣợng và mật độ di tích đứng đầu cả nƣớc. Trong đó, 2.104 di tích đã đƣợc xếp hạng nhƣ Cổ Loa, Hoàng thành Thăng Long, chùa Hƣơng, chùa Thầy, đền Sóc, đền Ngọc Sơn, Phủ Tây Hồ, làng cổ Đƣờng Lâm…và mới đây nhất, khu di tích Hồng thành Thăng Long đƣợc UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa thế giới. Theo thống kê, Hà Nội có hơn 1.000 làng nghề, có nhiều làng nghề thủ cơng và các phố nghề truyền thống nổi tiếng. Trong đó, có 285 làng đƣợc cơng nhận làng nghề. Hệ thống đình, đền, chùa và các lễ hội đặc sắc, văn hóa ẩm thực, văn hóa diễn xƣớng dân gian, trò chơi dân gian… là kho báu của Thăng Long - Hà Nội đối với phát triển du lich. thành phố Hà Nội đƣợc đánh giá là điểm đến an tồn và thân thiện, đƣợc cơng nhận là thành phố vì hồ bình. Thành phố Hà Nội có 2 trong 3 thế mạnh của du lịch Việt Nam, đó là Du lịch Văn hố, Du lịch Sinh thái (khơng có thế mạnh biển). Du lịch MICE - Hội nghị cũng là lợi thế của Hà Nội (Hà Nội là nơi đƣợc chọn tổ chức nhiều sự kiện quan trọng của quốc gia, quốc tế) [26].

f. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

Với điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên mơi trƣờng trên, thành phố Hà Nội có nhiều lợi thế và tiềm năng:

- Có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lƣu và phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa của cả nƣớc, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế với thế giới, những lợi thế về địa lý và giao thông là yếu tố rất quan trọng.

- Đất đai, nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện khí hậu, mơi trƣờng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho vùng và lãnh thổ.

- Nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng sơng Hồng, thành phố Hà Nội đƣợc xem là vùng đất “địa linh – nhân kiệt”, nơi hội tụ nhiều điều kiện tự nhiên thuận

lợi, di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội truyền thống và các phong tục tập quán phong phú để thành phố Hà Nội có nhiều tiềm năng tham quan du lịch, phát triển văn hóa truyền thống và là cái nơi văn hóa - kinh tế - chính trị của cả nƣớc.

Tuy nhiên, thành phố Hà Nội cũng vẫn cịn có một số khó khăn và hạn chế. Suy thối chất lƣợng mơi trƣờng và tai biến thiên nhiên là những nhân tố tác động mạnh đến quá trình phát triển và chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân thành phố Hà Nội nhƣ: lũ lụt, ngập úng; ô nhiễm môi trƣờng; tai biến thiên nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại một số dự án do trung tâm phát triển quỹ đất hà nội thực hiện (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)