Nhóm giải pháp về tổ chức triển khai thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại một số dự án do trung tâm phát triển quỹ đất hà nội thực hiện (Trang 106 - 108)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

3.2. Nhóm giải pháp về tổ chức triển khai thực hiện

- Cần có sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của các cấp uỷ, đảng, nhất là của UBND thành phố Hà Nội, Ban chỉ đạo GPMB thành phố, UBND quận Bắc Từ Liêm, UBND quận Cầu Giấy để kịp thời giải quyết những vƣớng mắc, tồn tại về chế độ, chính sách chƣa phù hợp.

- Thực hiện nguyên tắc công khai, dân chủ trong công tác BT, HT&TĐC. Kết quả thực hiện công khai, dân chủ đã từng bƣớc góp phần hạn chế những vấn đề tiêu

cực, giảm bớt phiền hà, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia giám sát và thực hiện chính sách đƣợc cơng bằng, sát với thực tế.

- Áp dụng nhất quán cơ chế bồi thƣờng, hỗ trợ trên địa bàn thƣờng xuyên có nhiều dự án đầu tƣ triển khai nếu vận dụng không nhất quán sẽ phát sinh những khiếu kiện, thắc mắc trong nhân dân.

- Việc khiếu nại BT, HT&TĐC hiện nay chủ yếu là khiếu nại về giá đất, tài sản trên đất. Vì vậy, khi xây dựng bảng giá đất cần chú trọng đến yếu tố khả năng sinh lợi của từng khu vực, vị trí đất, đặc biệt là đối với đất ở để xác định mức giá cho phù hợp với giá trị thực tế.

- UBND thành phố và UBND quận, huyện chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời giải quyết dứt điểm khiếu nại, không để xảy ra những vụ việc phức tạp, kéo dài.

- Các cơ quan quản lý đất đai các cấp từ cấp cơ sở đến cấp thành phố cần cập nhật kịp thời các biến động về đất đai vào bản đồ địa chính, sổ địa chính để phục vụ cơng tác quản lý đất đai nói chung và cơng tác BT, HT&TĐC nói riêng nhƣ: xác nhận nguồn gốc đất đai, quy chủ, lập phƣơng án chi tiết BT, HT&TĐC đƣợc thuận lợi hơn.

- Khuyến khích phát triển các mơ hình kinh tế vừa và nhỏ; phát triển các làng nghề để thu hút nguồn vốn của các gia đình nơng dân đƣợc đền bù khi thu hồi đất vào đầu tƣ tổ chức sản xuất, thu hút lao động, ổn định lâu dài đời sống của họ.

- Các dự án nên có trách nhiệm thu hút lao động nơng nghiệp mất việc làm do thu hồi đất vào các vị trí trong cơ quan, doanh nghiệp khơng địi hỏi trình độ chun mơn, nghiệp vụ và phải hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để họ có thể tiếp cận với yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan, doanh nghiệp. Có chính sách khuyến khích về vật chất, tinh thần đối với các cơ quan, doanh nghiệp thu hút đƣợc nhiều lao động trên địa bàn.

- Tổ chức đào tạo nghề cho lao động nơng nghiệp khơng có việc làm khi bị thu hồi đất nông nghiệp, nhất là lao động còn trẻ dƣới 35 tuổi, để họ tiếp cận đƣợc với các ngành nghề, chuyên môn, nghiệp vụ do các cơ quan, doanh nghiệp yêu cầu. Đào

tạo các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phục vụ nhu cầu đời sống dân cƣ, để các tổ chức kinh tế cá thể, tiểu thủ có thể tự sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm và ổn định đời sống.

- Nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, vốn vay với lãi suất ƣu đãi và thị trƣờng sản phẩm để các hộ bị thu hồi đất có khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh, tự giải quyết việc làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại một số dự án do trung tâm phát triển quỹ đất hà nội thực hiện (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)