Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách trong cơng tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại một số dự án do trung tâm phát triển quỹ đất hà nội thực hiện (Trang 104 - 106)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách trong cơng tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tá

NGHIÊN CỨU

Công tác BT, HT&TĐC trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm và quận Cầu Giấy tuy đạt đƣợc những kết quả quan trọng nhƣng vẫn cịn nhiều bất cập, khó khăn, vƣớng mắc trong q trình thực hiện. Các cấp chính quyền đã có nhiều chính sách và giải pháp để đƣa công tác này vào nề nếp và tổ chức triển khai thực hiện. Thực tiễn chứng minh những chính sách và giải pháp đã có tác động tích cực tuy nhiên cùng với nhịp độ phát triển cao, các cơng trình xây dựng với quy mơ lớn ngày càng nhiều nên công tác BT, HT&TĐC ngày càng phức tạp và nặng nề mà các quy định hiện hành chƣa thể giải quyết trọn vẹn. Để công tác BT, HT&TĐC trở thành yếu tố tích cực, thúc đẩy cơng cuộc xây dựng phát triển, tạo điều kiện cho các cơng trình xây dựng thực hiện đúng kế hoạch cần phải có sự chuyển biến mạnh mẽ từ việc nhận thức đến việc hoạch định, xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách và tổ chức triển khai trong điều kiện vừa phải phù hợp với cơ chế thị trƣờng, vừa phải giải quyết các vấn đề xã hội, đồng thời phải đơn giản, gọn nhẹ để đáp ứng các yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính Nhà nƣớc.

3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách trong cơng tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ định cƣ

3.1.1. Giải pháp về cơ chế

Pháp luật đất đai đóng vai trị quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nƣớc, là nhân tố không thể thiếu trong sự nghiệp cơng nghiệp hố - hiện đại hố. Hồn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật đất đai nói riêng là địi hỏi bắt buộc của Nhà nƣớc pháp quyền. Đồng thời, để đảm bảo đạt hiệu quả trong việc BT, HT&TĐC, pháp luật cần tập trung một số vấn đề sau:

- Điều chỉnh giá đất:

+ Giá các loại đất, phƣơng pháp xác định hiện nay còn mang nặng tính chủ quan, chƣa phản ánh đúng thực chất giá trị QSDĐ. Giá đất không đƣợc xác định chính xác làm thiệt hại cho Nhà nƣớc khi khai thác các nguồn tài chính về đất đai

(các khoản thuế). Trong trƣờng hợp định giá đất thấp thì ngƣời có đất bị thu hồi sẽ chịu thiệt thịi và dễ dẫn đến phản ứng tiêu cực; còn ngƣời đƣợc giao đất lại đƣợc hƣởng lợi (do nộp tiền sử dụng đất với giá thấp), điều đó làm phát sinh nhiều tiêu cực; tổng quan thì Nhà nƣớc vẫn chịu thiệt hại nhiều nhất.

+ Nhƣ vậy, việc xác định giá đất cụ thể phải dựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trƣờng và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai; áp dụng phƣơng pháp định giá đất sao cho phù hợp.

- Để Luật Đất đai 2013 và Nghị định 47/2014/NĐ-CP về BT, HT&TĐC khi Nhà nƣớc thu hồi đất đi vào thực tiễn một cách hiệu quả; vấn đề chỉnh sửa, ban hành khung chính sách trong việc bồi thƣờng, hỗ trợ cho các hộ dân (nhƣ hỗ trợ sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tạm cƣ, hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm...) và cơ chế chính sách TĐC cần phải đƣợc sớm tiến hành nếu khơng nó sẽ tạo ra sự mâu thuẫn trong Luật Đất đai; gây bất lợi và ảnh hƣởng tới tiến độ BT, HT&TĐC. Đồng thời với việc sửa đổi, hồn thiện hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, các cấp chính quyền cần có các văn bản hƣớng dẫn chi tiết cụ thể phù hợp với thực tế công tác BT, HT&TĐC.

3.1.2. Giải pháp về chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ

a. Chính sách bồi thường, hỗ trợ về đất

Đại đa số ngƣời dân chƣa đồng ý với chính sách bồi thƣờng về đất. Giá bồi thƣờng về đất còn quá thấp so với giá thị trƣờng, đặc biệt là trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Để khắc phục đƣợc vấn đề này, Nhà nƣớc cần điều chỉnh giá bồi thƣờng sát với giá thị trƣờng. Để làm đƣợc điều này các cơ quan Nhà nƣớc cần thực hiện công tác điều tra, khảo sát giá chuyển nhƣợng thực tế trên thị trƣờng để làm cơ sở điều chỉnh giá đất hàng năm sao cho hợp lý.

b. Chính sách bồi thường, hỗ trợ về tài sản trên đất

Về cơ bản, chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ về tài sản nhƣ hiện nay đã đƣợc phần lớn ngƣời bị thu hồi đất chấp nhận. Việc bồi thƣờng, hỗ trợ về tài sản nên tính theo mức độ thiệt hại thực tế, đƣợc xem xét bằng giá trị xây dựng mới. Cần thƣờng xuyên xác định lại đơn giá đền bù tài sản trên đất bị thu hồi sao cho sát với thị

trƣờng để tránh sự chênh lệch.

c. Chính sách hỗ trợ và ổn định cuộc sống

Việc khôi phục lại cuộc sống cũng nhƣ tạo điều kiện cho ngƣời bị thu hồi đất có nguồn thu nhập mới cũng là vấn đề cần quan tâm, điều này không chỉ là trách nhiệm của chủ đầu tƣ mà còn là trách nhiệm của cả các cấp chính quyền địa phƣơng. Một mặt phải bảo đảm cho ngƣời dân bị ảnh hƣởng do bị thu hồi đất có cuộc sống tốt hơn hoặc ít nhất bằng trƣớc lúc di chuyển, mặt khác giảm thiểu những hậu quả xấu về kinh tế - xã hội - mơi trƣờng mà q trình TĐC có thể đƣa lại. Do vậy, cần có những chính sách, biện pháp khôi phục cuộc sống cho họ nhƣ: Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tuyển dụng lao động, mơ hình hƣớng nghiệp…một cách hợp lý và thiết thực nhất, đặc biệt là đối với những trƣờng hợp trực tiếp sản xuất nông nghiệp, phụ thuộc vào sản xuất nơng nghiệp.

Bên cạnh đó, tác giả mạnh dạn đề xuất thay đổi chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ một lần thành bồi thƣờng, hỗ trợ nhiều năm. Đảm bảo cuộc sống của ngƣời dân ổn định, tránh bức xúc trong xã hội. Việc bồi thƣờng hàng năm giúp việc chuyển đổi nghề nghiệp, tạo cuộc sống cho ngƣời dân tốt hơn, ổn định hơn, tránh những thay đổi tiêu cực trong xã hội.

d. Chính sách tái định cư

Thực hiện đẩy mạnh công tác xây dựng khu TĐC, xây dựng trƣớc các khu TĐC để chủ động phục vụ công tác BT, HT&TĐC trên địa bàn thành phố.

Điều chỉnh mức giá hỗ trợ thuê nhà tạm cƣ đối với trƣờng hợp đƣợc nhà TĐC nhƣng chƣa nhận đƣợc căn hộ, sao cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại một số dự án do trung tâm phát triển quỹ đất hà nội thực hiện (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)