Nguồn: Lương Xn Tồn chụp ngày 24/10/2014
Cũng theo ơng Khoa, năm 2011 Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội phê duyệt dự án "Khôi phục, cải tạo và phát triển một số cây đặc sản quý hiếm, đặc hữu tại rừng đặc dụng Hương Sơn" trong đó có cây rau sắng. Theo đó, dự án sẽ hỗ trợ người dân vốn, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, đường giao thông, giống cây trồng, vật nuôi... tạo thuận lợi cho người dân tham gia. Quy mô dự án: triển khai trên tổng diện tích 250 ha, trong đó rau sắng được trồng mới 170 ha, cải tạo 30 ha rau sắng sẵn có; cây mơ 45 ha; củ mài 5 ha. Tuy nhiên, đến giữa năm 2013 do nguồn ngân sách khó khăn UBND thành phố Hà Nội có quyết định giãn tiến độ thực hiện dự án.
3.1.2.2. HST rừng trên núi đất
Nền núi đất là đá phiến sa thạch, từ đỉnh núi xuống chân núi thấp dần với độ dốc trung bình 200C, các đồi đất thấp có độ dốc nhỏ hơn nhiều, với đỉnh đồi tù và thoải dần về mọi phía, rất thuận tiện lợi bố trí nhà ở và ruộng nương, tầng đất có tỷ lệ mùn và khống khá cao. Do vậy, các đồi thấp thường rất thích hợp cho trồng ngơ, mía, dứa, sắn, chè, na, nhãn.
Rừng cây bụi và tráng cỏ phân bố ở một số ít núi đất rải rác giữa các thung của núi đá vôi, đất ở đây màu nâu nhạt, pH 5,5 - 6, tầng mùn và chất dinh dưỡng khá dày. Bên cạnh mai, vầu, nứa, giang chiếm ưu thế, cao 2 - 8m cũng gặp rải rác một số cây gỗ, cây bụi, một số khoảnh trống xuất hiện các tráng cỏ hẹp xen lẫn rải rác các cây bụi và xoan.
HST núi đất không được đồng nhất, sự sai khác cơ bản của quần sinh vật núi đất và núi đá vôi chủ yếu do điều kiện tự nhiên của nền địa chất thổ nhưỡng kéo theo chế độ nước, đặc biệt là do cấu trúc thực bì và mức độ phá hoại lớp phủ thực vật qua cách đốt nương làm rẫy. Do vậy, quần xã động vật và quần xã thực vật ở hai HST đều có những nét đặc trưng riêng.
Núi đất ở đây thường bị bạc màu, lại ở những khu vực sâu bên trong các vùng bị ngập nước, việc đi lại khó khăn nên người dân ít chú trọng trồng trọt và chăm sóc cây trồng, nếu có trồng trọt ở các vùng núi đất thì người dân thường sáng đi, chiều về chứ không ở lại ban đêm.
Các chức năng của HST rừng trên núi đất được xác định là nơi cư trú của các lồi động thực vật, tạo mơi trường trong lành, số lượng và tính ĐDSH của HST này nghèo nàn hơn nhiều so với HST rừng trên núi đá vôi. Chức năng thứ hai của HST rừng trên núi đất đó là hạn chế lũ lụt, trượt, sạt lở đất, các tầng cây bụi và trảng cỏ mọc kín các đồi đất cũng hạn chế được trượt lở, xói mịn đất. Ngồi ra HST rừng trên núi đất cũng là nơi để các hộ dân làm nương rẫy, trồng các loài cây hoa màu phục vụ sinh hoạt, cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm cho con người và vật nuôi
3.1.2.3. HST rừng trồng và cây ăn quả lâu năm
HST này có rải rác khắp nơi, cây trồng tập trung nhiều dưới các chân núi, bãi đất ven suối, ven các thung lũng hoặc xen kẽ ở vườn nhà. Cây trồng cung cấp sản lượng lớn hoa quả phục vụ nhu cầu của người dân địa phương cũng như phục vụ du khách thập phương
Quần xã sinh vật ở đây rõ ràng là nhân tạo, gồm nhiều loại cây trồng như:
lại nhiều sản phẩm liên quan đến tiêu thụ là rất cần thiết cho người dân địa phương. Có thể chia 3 lớp: lớp cao; lớp trung, và lớp thấp.