3.1. KHÁI QUÁT HIệN TRạNG MÔI TRƯờNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC HST HUYệN Mỹ
3.1.2. Đánh giá các HST tại Mỹ Đức
Sự khác biệt về điều kiện sống ở các HST đã là tác nhân làm phong phú thêm khơng chỉ về số lượng lồi mà cả về dạng sống, nếu HST rừng trên núi đá vôi, các lồi cây thân gỗ chiếm ưu thế thì ở HST thủy sinh, cây thân thảo lại chiếm ưu thế. Phù hợp với điều kiện canh tác theo mùa vụ, cây có đời sống ngắn (một năm) chiếm ưu thế trong HST nơng nghiệp. Sự phân bố của các lồi theo HST một mặt chịu sự chi phối của đặc tính sinh thái, mặt khác cịn phụ thuộc vào khả năng thích nghi của mỗi lồi, nói cách khác, đây chính là sự chọn lọc của tự nhiên. Điều này lý giải vì sao HST rừng trên núi đá vôi, mặc dù điều kiện sống rất khắc nghiệt: ln ln khơ và rất ít chất dinh dưỡng, nhưng lại là HST có tính ĐDSH cao, đặc biệt hiện đang lưu giữ nhiều nguồn gen quý hiếm. Có thể xác định trong khu vực nghiên cứu có 8 HST lớn: HST rừng trên núi đá vôi, HST rừng trên núi đất, HST rừng trồng và cây ăn quả lâu năm, HST trảng cỏ, HST trảng cây bụi và tre nứa, HST thủy vực, HST nông nghiệp, HST khu dân cư.
3.1.2.1. HST rừng trên núi đá vôi
Theo các nhà nghiên cứu dãy núi đá vơi của Mỹ Đức được hình thành vào kỷ Ladini thuộc kỷ Tơriat, kỷ Tơriat khởi đầu cách đây 270 triệu năm, kỷ Ladini thì cách đây 220 triệu năm. Do đó các ngọn núi đá vơi của Mỹ Đức đã có khoảng 220 triệu tuổi.
Rừng trên núi đá vơi nơi đây có thể phân hai tầng:
- Tầng cao gồm các loài cây: lim, trai, nghiến, sau sau, lát hoa, xoan, mít rừng, gạo… nhìn chung các cây cao to chỉ cịn lại thưa thớt.
- Tầng thấp chủ yếu bao gồm duối đá vôi, ráy, cỏ lào, các cây leo, bương, vầu ... và các loài cây của tầng cao đã tái sinh lại nhưng vẫn đạt tới chiều cao thuộc tầng trên
Mặc dù điều kiện sống khắc nghiệt: ln khơ và ít chất dinh dưỡng nhưng HST rừng trên núi đá vôi mang lại cho Mỹ Đức nhiều giá trị cao như: giá trị về ĐDSH cao; tạo cảnh quan thiên nhiên, cảnh quan sinh thái thu hút khách du lịch
phát triển kinh tế địa phương; phòng hộ và hạn chế lũ lụt, trượt lở đất; phát triển trồng rừng và các lồi thực vật có giá trị kinh tế cao.
Với HST động thực vật trên núi đá vôi phong phú và đa dạng, nơi đây đã trở thành một kho dự trữ thiên nhiên về bảo tồn nguồn gen các loài quý hiếm, các loài đặc hữu. Theo ơng Nguyễn Anh Khoa (phịng Quản lý bảo tồn và phát triển rừng - BQL rừng đặc dụng Hương Sơn), chỉ tính riêng hệ thực vật rừng đặc dụng Hương Sơn có 185 họ, 577 chi, 873 lồi, trong đó có 24 lồi thực vật quý hiếm như Lan
một lá (Nervilia fordii), Sưa (Delbergia tonkinensis), Rau Sắng (Melientha suavis), Nghiến (Burretiodendron tonkinense), Củ bình vơi (Stephania cepharantha), Lan Kim tuyến (Anoecotochilus cetaceus); hệ động vật của rừng có 288 loại thuộc 84
họ, 26 bộ, trong đó có 40 lồi động vật quý hiếm có giá trị kinh tế cao và có một lồi mới phát hiện được trong năm 2011. Thành phần côn trùng của rừng đặc dụng Hương Sơn cũng rất phong phú với 374 loài thuộc 65 họ, 13 bộ.
Rừng trên núi đá vôi đã tạo ra nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp và hấp dẫn cùng với hệ thống đền chùa, miếu mạo nổi tiếng, các cơng trình tơn giáo như đền chùa nằm xen kẽ với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp là một đặc trưng của khu du lịch Hương Sơn, hấp dẫn hàng triệu du khách đến vãn cảnh và tham gia lễ hội.
Ngoài chức năng bảo tồn ĐDSH, bảo tồn nguồn gen quý hiếm, bảo vệ môi trường cho thủ đô Hà Nội, rừng đặc dụng Hương Sơn cịn có tác dụng phịng hộ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ hiếm có, mang lại hiệu quả kinh tế thông qua các hoạt động phát triển rừng và du lịch sinh thái.
Trong khu vực rừng trên núi đá vơi có 2 lồi thực vật quý, đã trở nên nổi tiếng với khách thập phương khi đi lễ hội Chùa Hương: mơ Hương Tích và rau sắng Chùa Hương.
Mơ Hương Tích: Theo ơng Lê Mạnh Đông (một hộ dân sống lâu năm tại thôn Phú Yên, xã Hương Sơn), Hiện nay trên địa bàn xã Hương Sơn cịn lại rất ít mơ Hương Tích, mà chủ yếu là mơ lai Vân Nam và mơ Bắc Cạn đang được trồng ở Hương Sơn. Cả thôn Phú Yên, Hương Sơn chỉ còn lại 3 nhà còn trồn mơ (với số lượng 18 cây; nhà ông Đông 13 cây, nhà bà Duyên Sải 3 cây, nhà bà Hoan 2 cây),
ngồi ra chỉ cịn thơn Đục Khê và Hương Tích là cịn hộ dân trồng mơ với số lượng rất ít. Năng suất bình qn đối với các cây to 45-55kg/vụ, với những gốc cây nhỏ năng suất 15-20 kg/vụ, như nhà ông Lê Mạnh Đông sản lượng trung bình đạt 7 tạ/năm; giá mơ bán bình qn: 50.000 - 60.000 đồng/kg. Cũng theo ơng Lê Mạnh Đông, những năm gần đây, được sự hỗ trợ kinh phí từ BQL rừng đặc dụng Hương Sơn, các hộ dân đã bắt đầu trồng mơ trở lại.
Hình 2: Mơ Vân Nam được trồng ở Hương Sơn Hương Sơn
Hình 3: Hình ảnh cây mơ Hương Tích
Nguồn: Lương Xn Tồn chụp ngày 24/10/2014
Cây rau sắng được coi là đặc sản quý của chùa Hương và ngành du lịch Hà Nội. Theo kết quả điều tra khảo sát mùa rau sắng bắt đầu từ tháng giêng đến cuối tháng ba âm lịch (mùa lễ Hội Chùa Hương), thơng thường thì rau sắng được thu hoạch 1 lứa/vụ, nếu thu hoạch sớm thì có thể thu hoạch 2 lứa/vụ, khoảng cách 1 tháng/vụ, rau có giá bán khoảng từ 400.000 đến 600.000 đồng/kg vào những ngày lễ hội, thậm chí có thời điểm lên đến 700.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đến thời điểm tháng 3 âm lịch khi rau sắng chính vụ, lượng khách thập phương đến với chùa Hương ít dần, rau sắng lại được bán với giá chỉ còn 100.000 – 120.000 đồng/kg
Rau sắng thường được trồng xen kẽ vào các vách đá, khác với các loài cây rau màu thời gian từ khi trồng đến khi cho thu hoạch phải mất 3-5 năm. Rau sắng có 2 loại cây đực và cây cái, cây cái người ta thường gọi là cây sắng nếp (là loại có thể cho quả và hạt), nhưng hiện cịn rất ít cây sắng nếp. Theo ơng Lê Mạnh Đơng, để kiếm rau sắng ngon, người dân phải vào rừng sâu, leo lên những vách núi đá cao
mới hái được, cịn theo ơng Nguyễn Anh Khoa – Chuyên viên BQL rừng đặc dụng Hương Sơn, hiện khu vực Hương Sơn còn lại rất ít cây rau sắng cổ thụ, diện tích trồng rau sắng ở Hương Sơn khoảng 30ha, chủ yếu nằm trong rừng sâu, thu hoạch rất khó khăn.
Hình 4 và hình 5: Rau sắng chùa Hương được trồng trong rừng
Nguồn: Lương Xn Tồn chụp ngày 24/10/2014
Cũng theo ơng Khoa, năm 2011 Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội phê duyệt dự án "Khôi phục, cải tạo và phát triển một số cây đặc sản quý hiếm, đặc hữu tại rừng đặc dụng Hương Sơn" trong đó có cây rau sắng. Theo đó, dự án sẽ hỗ trợ người dân vốn, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, đường giao thông, giống cây trồng, vật nuôi... tạo thuận lợi cho người dân tham gia. Quy mô dự án: triển khai trên tổng diện tích 250 ha, trong đó rau sắng được trồng mới 170 ha, cải tạo 30 ha rau sắng sẵn có; cây mơ 45 ha; củ mài 5 ha. Tuy nhiên, đến giữa năm 2013 do nguồn ngân sách khó khăn UBND thành phố Hà Nội có quyết định giãn tiến độ thực hiện dự án.
3.1.2.2. HST rừng trên núi đất
Nền núi đất là đá phiến sa thạch, từ đỉnh núi xuống chân núi thấp dần với độ dốc trung bình 200C, các đồi đất thấp có độ dốc nhỏ hơn nhiều, với đỉnh đồi tù và thoải dần về mọi phía, rất thuận tiện lợi bố trí nhà ở và ruộng nương, tầng đất có tỷ lệ mùn và khống khá cao. Do vậy, các đồi thấp thường rất thích hợp cho trồng ngơ, mía, dứa, sắn, chè, na, nhãn.
Rừng cây bụi và tráng cỏ phân bố ở một số ít núi đất rải rác giữa các thung của núi đá vôi, đất ở đây màu nâu nhạt, pH 5,5 - 6, tầng mùn và chất dinh dưỡng khá dày. Bên cạnh mai, vầu, nứa, giang chiếm ưu thế, cao 2 - 8m cũng gặp rải rác một số cây gỗ, cây bụi, một số khoảnh trống xuất hiện các tráng cỏ hẹp xen lẫn rải rác các cây bụi và xoan.
HST núi đất không được đồng nhất, sự sai khác cơ bản của quần sinh vật núi đất và núi đá vôi chủ yếu do điều kiện tự nhiên của nền địa chất thổ nhưỡng kéo theo chế độ nước, đặc biệt là do cấu trúc thực bì và mức độ phá hoại lớp phủ thực vật qua cách đốt nương làm rẫy. Do vậy, quần xã động vật và quần xã thực vật ở hai HST đều có những nét đặc trưng riêng.
Núi đất ở đây thường bị bạc màu, lại ở những khu vực sâu bên trong các vùng bị ngập nước, việc đi lại khó khăn nên người dân ít chú trọng trồng trọt và chăm sóc cây trồng, nếu có trồng trọt ở các vùng núi đất thì người dân thường sáng đi, chiều về chứ không ở lại ban đêm.
Các chức năng của HST rừng trên núi đất được xác định là nơi cư trú của các lồi động thực vật, tạo mơi trường trong lành, số lượng và tính ĐDSH của HST này nghèo nàn hơn nhiều so với HST rừng trên núi đá vôi. Chức năng thứ hai của HST rừng trên núi đất đó là hạn chế lũ lụt, trượt, sạt lở đất, các tầng cây bụi và trảng cỏ mọc kín các đồi đất cũng hạn chế được trượt lở, xói mịn đất. Ngồi ra HST rừng trên núi đất cũng là nơi để các hộ dân làm nương rẫy, trồng các loài cây hoa màu phục vụ sinh hoạt, cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm cho con người và vật nuôi
3.1.2.3. HST rừng trồng và cây ăn quả lâu năm
HST này có rải rác khắp nơi, cây trồng tập trung nhiều dưới các chân núi, bãi đất ven suối, ven các thung lũng hoặc xen kẽ ở vườn nhà. Cây trồng cung cấp sản lượng lớn hoa quả phục vụ nhu cầu của người dân địa phương cũng như phục vụ du khách thập phương
Quần xã sinh vật ở đây rõ ràng là nhân tạo, gồm nhiều loại cây trồng như:
lại nhiều sản phẩm liên quan đến tiêu thụ là rất cần thiết cho người dân địa phương. Có thể chia 3 lớp: lớp cao; lớp trung, và lớp thấp.
Hình 6: HST rừng trồng tại Hương Sơn Hình 7: Vườn cây ăn quả của người dân ở xã Phúc Lâm ở xã Phúc Lâm
Nguồn: Lương Xuân Toàn chụp ngày 18/10/2014
Đa số là quần xã cây trồng do con người tạo nên. HST này có chức năng về KTXH rất quan trọng. Cây trồng khơng chỉ góp phần phủ xanh đất trống - đồi trọc mà còn cho sản phẩm mang giá trị hàng hóa có thể tiêu thụ tại chỗ hoặc trao đổi thương mại mang lại nguồn thu nhập cho người trồng trọt. Nhưng có lẽ chức năng về môi trường là quan trọng nhất, nhờ có rừng trồng tái sinh mà ĐDSH các lồi có cơ hội được bảo tồn, chống xói mịn đất, bảo vệ cảnh quan tự nhiên và tạo môi trư- ờng sống trong lành cho con người.
3.1.2.4. HST trảng cỏ
HST trảng cỏ được xác định đó là các vùng đất được phủ bởi thảm thực vật gồm chủ yếu là các cây họ Hòa thảo, cây một năm, mọc hạn chế trên những sườn núi đá vôi và mọc phổ biến ở vùng núi đất, ven đê, ven bờ ao. Chúng được hình thành chủ yếu do các hoạt động chặt phá, q trình phát quang nương làm rẫy, bỏ hóa tạo nên, chưa có tác động kỹ thuật để nâng cao chất lượng thảm cỏ… Những diện tích này phần lớn là diện tích canh tác nương rẫy khơng thường xun, trảng cỏ tồn tại chủ yếu trong khoảng thời gian bỏ hố giữa hai kì canh tác
HST trảng cỏ được xếp vừa là HST tự nhiên, vừa là HST nhân tạo, ở trên cạn. Tính chất hoang dã tự nhiên của trảng cỏ sẽ mất dần và thay thế bởi các cây cỏ
trồng, thu hoạch trong năm. Hiện nay HST trảng cỏ đang bị đe dọa là chuyển đổi đất sử dụng hoặc là điểm dân cư
Chức năng sinh thái của HST trảng cỏ là nguồn cung cấp thức ăn cho các loài động vật ăn cỏ. Thảm cỏ với diện tích nhỏ, phân bố thành cụm nhỏ, chủ yếu là cỏ tranh, cỏ gấu và lau sậy, ngồi phần diện tích cỏ mọc tự nhiên người dân cũng trồng một số giống như cỏ Voi, cỏ VA 06 để chăn ni trâu bị, chúng chủ yếu được trồng ở sườn đồi và chân đồi. Q trình ni trồng này vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, bước đầu mới chỉ đáp ứng nhu cầu chăn nuôi gia súc hoặc ni cá của từng hộ gia đình
Theo kết quả phỏng vấn nhanh một số người dân tại Hương Sơn, trước đây người dân cũng trồng cỏ quy mô trang trại để chăn ni bị nhưng năng suất thu hoạt cỏ kém do phụ thuộc nhiều vào thời tiết, vào mùa hanh khô độ ẩm thẩm nên cỏ phát triển kém. Do không đạt hiệu quả khi trồng cỏ quy mô trang trại nên xã đã thay đổi chủ trương khơng phát triển, nhân rộng mơ hình trồng cỏ nữa.
3.1.2.5. HST trảng cây bụi, tre nứa
HST này phát triển rải rác ở các địa phương trong huyện, chủ yếu là tre, nứa, vầu được người dân trồng, chỉ có 1 số lượng rất ít là mọc tự nhiên. Người dân thường trồng tre Điền Trúc để lấy măng phục vụ nhu cầu ăn uống và bán cho du khách. Do có nhiều đặc tính q nên tre nứa đã được sử dụng trong đời sống hàng ngày cũng như trong thủ công nghiệp và công nghiệp hiện đại. Trong đó những cơng dụng chính là làm hàng thủ cơng, mỹ nghệ, làm vật liệu xây dựng, làm nguyên liệu trong công nghiệp giấy sợi và sản xuất măng tre làm thức ăn tươi hoặc khơ. Ngồi ra, tre nứa là loài mọc nhanh, sớm cho sản phẩm, kỹ thuật trồng tương đối đơn giản, có khả năng sinh trưởng trên đất khó canh tác và đất hoang hố, là lồi đa tác dụng. . . nên tre nứa là nguồn tài nguyên phong phú đã và đang được con người sử dụng rộng rãi. Ngoài ra, nhờ tác dụng bám giữ đất khá tốt của hệ rễ tre sẽ giúp giảm độ xói mịn của đất
3.1.2.6. HST thủy vực
HST thủy vực ở Mỹ Đức có tính chất quan trọng, chủ yếu là ở hồ Quan Sơn, sông Đáy và các suối ở Hương Sơn. Ngồi ra Mỹ Đức cịn có hệ thống kênh tưới, kênh tiêu trải rộng trên khắp các địa bàn của huyện.
Hồ Quan Sơn với diện tích mặt hồ 959 ha chạy dọc 4 xã Hợp Tiến, Hồng Sơn, Tuy Lai, Thượng Lâm. Vào mùa nước đầy mực nước tại hồ khá sâu cùng với hàm lượng các chất dinh dưỡng thích hợp, thuận lợi cho nhiều loài thủy sinh vật sinh sống và phát triển. Hồ được chia thành nhiều hồ nhỏ do người dân địa phương đắp đập phân chia thành các vùng nuôi cá và được thông với nhau qua các cửa cống điều tiết nước. Tính đa dạng các lồi cá giảm dần từ hồ Dưới Đăng, hồ Sơng Đồi, hồ Giang Nội, hồ Ngái đến hồ Tuy Lai. Thực vật chủ yếu là những bãi lau sậy xuất hiện vào mùa nước lên, ngồi ra cây sống ngập nước cịn có một số lồi phổ biến như cây hoa trắng, hoa súng và hoa sen.
Hình 8 và hình 9: Hình ảnh hồ Quan Sơn chụp ở xã Hợp Tiến
Nguồn: Lương Xuân Toàn chụp ngày 18/10/2014
Sông Đáy là một con sông lớn ở miền Bắc Việt Nam và chảy qua địa phận các tỉnh thành phố Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định với dịng sơng chảy gần