HST rừng trồng tại Hương Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lồng ghép chức năng sinh thái môi trường với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 44)

ở xã Phúc Lâm

Nguồn: Lương Xuân Toàn chụp ngày 18/10/2014

Đa số là quần xã cây trồng do con người tạo nên. HST này có chức năng về KTXH rất quan trọng. Cây trồng khơng chỉ góp phần phủ xanh đất trống - đồi trọc mà còn cho sản phẩm mang giá trị hàng hóa có thể tiêu thụ tại chỗ hoặc trao đổi thương mại mang lại nguồn thu nhập cho người trồng trọt. Nhưng có lẽ chức năng về mơi trường là quan trọng nhất, nhờ có rừng trồng tái sinh mà ĐDSH các lồi có cơ hội được bảo tồn, chống xói mịn đất, bảo vệ cảnh quan tự nhiên và tạo môi trư- ờng sống trong lành cho con người.

3.1.2.4. HST trảng cỏ

HST trảng cỏ được xác định đó là các vùng đất được phủ bởi thảm thực vật gồm chủ yếu là các cây họ Hòa thảo, cây một năm, mọc hạn chế trên những sườn núi đá vôi và mọc phổ biến ở vùng núi đất, ven đê, ven bờ ao. Chúng được hình thành chủ yếu do các hoạt động chặt phá, quá trình phát quang nương làm rẫy, bỏ hóa tạo nên, chưa có tác động kỹ thuật để nâng cao chất lượng thảm cỏ… Những diện tích này phần lớn là diện tích canh tác nương rẫy khơng thường xun, trảng cỏ tồn tại chủ yếu trong khoảng thời gian bỏ hố giữa hai kì canh tác

HST trảng cỏ được xếp vừa là HST tự nhiên, vừa là HST nhân tạo, ở trên cạn. Tính chất hoang dã tự nhiên của trảng cỏ sẽ mất dần và thay thế bởi các cây cỏ

trồng, thu hoạch trong năm. Hiện nay HST trảng cỏ đang bị đe dọa là chuyển đổi đất sử dụng hoặc là điểm dân cư

Chức năng sinh thái của HST trảng cỏ là nguồn cung cấp thức ăn cho các loài động vật ăn cỏ. Thảm cỏ với diện tích nhỏ, phân bố thành cụm nhỏ, chủ yếu là cỏ tranh, cỏ gấu và lau sậy, ngồi phần diện tích cỏ mọc tự nhiên người dân cũng trồng một số giống như cỏ Voi, cỏ VA 06 để chăn ni trâu bị, chúng chủ yếu được trồng ở sườn đồi và chân đồi. Q trình ni trồng này vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, bước đầu mới chỉ đáp ứng nhu cầu chăn nuôi gia súc hoặc ni cá của từng hộ gia đình

Theo kết quả phỏng vấn nhanh một số người dân tại Hương Sơn, trước đây người dân cũng trồng cỏ quy mô trang trại để chăn ni bị nhưng năng suất thu hoạt cỏ kém do phụ thuộc nhiều vào thời tiết, vào mùa hanh khô độ ẩm thẩm nên cỏ phát triển kém. Do không đạt hiệu quả khi trồng cỏ quy mô trang trại nên xã đã thay đổi chủ trương khơng phát triển, nhân rộng mơ hình trồng cỏ nữa.

3.1.2.5. HST trảng cây bụi, tre nứa

HST này phát triển rải rác ở các địa phương trong huyện, chủ yếu là tre, nứa, vầu được người dân trồng, chỉ có 1 số lượng rất ít là mọc tự nhiên. Người dân thường trồng tre Điền Trúc để lấy măng phục vụ nhu cầu ăn uống và bán cho du khách. Do có nhiều đặc tính q nên tre nứa đã được sử dụng trong đời sống hàng ngày cũng như trong thủ công nghiệp và công nghiệp hiện đại. Trong đó những cơng dụng chính là làm hàng thủ cơng, mỹ nghệ, làm vật liệu xây dựng, làm nguyên liệu trong công nghiệp giấy sợi và sản xuất măng tre làm thức ăn tươi hoặc khơ. Ngồi ra, tre nứa là loài mọc nhanh, sớm cho sản phẩm, kỹ thuật trồng tương đối đơn giản, có khả năng sinh trưởng trên đất khó canh tác và đất hoang hố, là lồi đa tác dụng. . . nên tre nứa là nguồn tài nguyên phong phú đã và đang được con người sử dụng rộng rãi. Ngoài ra, nhờ tác dụng bám giữ đất khá tốt của hệ rễ tre sẽ giúp giảm độ xói mịn của đất

3.1.2.6. HST thủy vực

HST thủy vực ở Mỹ Đức có tính chất quan trọng, chủ yếu là ở hồ Quan Sơn, sông Đáy và các suối ở Hương Sơn. Ngồi ra Mỹ Đức cịn có hệ thống kênh tưới, kênh tiêu trải rộng trên khắp các địa bàn của huyện.

Hồ Quan Sơn với diện tích mặt hồ 959 ha chạy dọc 4 xã Hợp Tiến, Hồng Sơn, Tuy Lai, Thượng Lâm. Vào mùa nước đầy mực nước tại hồ khá sâu cùng với hàm lượng các chất dinh dưỡng thích hợp, thuận lợi cho nhiều loài thủy sinh vật sinh sống và phát triển. Hồ được chia thành nhiều hồ nhỏ do người dân địa phương đắp đập phân chia thành các vùng nuôi cá và được thông với nhau qua các cửa cống điều tiết nước. Tính đa dạng các lồi cá giảm dần từ hồ Dưới Đăng, hồ Sơng Đồi, hồ Giang Nội, hồ Ngái đến hồ Tuy Lai. Thực vật chủ yếu là những bãi lau sậy xuất hiện vào mùa nước lên, ngồi ra cây sống ngập nước cịn có một số lồi phổ biến như cây hoa trắng, hoa súng và hoa sen.

Hình 8 và hình 9: Hình ảnh hồ Quan Sơn chụp ở xã Hợp Tiến

Nguồn: Lương Xuân Toàn chụp ngày 18/10/2014

Sông Đáy là một con sông lớn ở miền Bắc Việt Nam và chảy qua địa phận các tỉnh thành phố Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định với dịng sơng chảy gần song song bên hữu ngạn hạ lưu sông Hồng. Đoạn hạ nguồn khi qua địa phận huyện Mỹ Đức tiếp nhận dòng chảy của suối Yến, suối Tuyết chảy ra sông Đáy ở bến Phú Yên. Đoạn chảy qua địa phận huyện Mỹ Đức có lịng sơng rộng, dịng chảy chậm nên có thể dễ dàng đi thuyền, khúc sông chảy uốn lợn quanh núi nên tạo phong cảnh hữu tình, sơng Đáy cùng hệ thống sơng suối nhỏ chằng chịt tại xã Hương Sơn tạo

điều kiện thuận lợi phát triển giao thông đường sông. Phù sa ven sơng Đáy rất thích hợp để dân địa phương phát triển trồng dâu ni tằm.

Hình 10 và hình 11: Sơng Đáy đoạn qua xã Hương Sơn

Nguồn: Lương Xuân Toàn chụp ngày 24/10/2014

Các suối ở Hương Sơn có nước xuất lộ (mạch lộ) quanh năm, đầy nước vào mùa mưa, ít nước vào mùa khô gồm: suối Tuyết Sơn, suối Yến, suối Giải Oan… Các suối này là nguồn nước quan trọng cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân Hương Sơn

Thành phần thủy sinh vật đặc trưng cho HST suối bao gồm: thực vật thủy sinh (Macrophyta); thành phần ấu trùng, côn trùng ở nước rất phong phú; các lồi

ốc có kích thước nhỏ họ Thiandae, Viviparidae và nhiều lồi cá có kích thước nhỏ.

Bên cạnh đó, có rất nhiều cây rong đi chó và nhiều nhóm tảo bám đá phát triển là cơ sở thức ăn quan trọng cho cá và động vật không xương sống.

+ Suối có độ trong lớn có thể nhìn xuyên xuống đáy.

+ Dọc hai bên bờ suối lác đác có các cây gỗ, cây bụi, nhiều đoạn ruộng tiếp

xúc ngay cạnh bờ suối. Các cây gỗ gồm bạch đàn, gạo, sung, ngái, xì tràng… cây

bụi phổ biến là lau, sậy.

Tuy không nghiêm trọng nhưng các con suối trong vùng phải tiếp nhận nước thải, rác thải bừa bãi từ khu dân cư, khách du lịch, thuốc trừ sâu, phân hóa học từ các đồng ruộng ven suối và trên sườn đồi.

Trong thắng cảnh Hương Sơn, các dòng suối và núi non ở đây đã tạo nên cảnh “Sơn thuỷ hữu tình” như mộng, như mơ, đặc biệt là suối Yến. Suối Yến mang

một vẻ đẹp hiền hồ, thơ mộng, bng thả giữa hai triền núi, Suối Yến có chiều dài hơn 4km, bắt nguồn từ cánh đồng Lỗ Rừng Vài, uốn lượn quanh co qua vùng đồng lầy, chảy qua vào làng Yến Vĩ, làng Hội Xá và Đục Khê rồi chảy ra sông Đáy.

Suối Yến có hệ thực vật rất đa dạng, quần thể hoa Súng nổi trên mặt nước vào cuối mùa Thu, hoa Gạo ở 2 bên bờ trổ bơng đỏ rực cả góc trời mỗi dịp cuối mùa Xuân, góp phần tạo cảnh quan đẹp mắt khi du khách du thuyền thưởng ngoạn cảnh đẹp trên đường di chuyển tới các khu di tích. Dọc hai bên bờ là những rặng cây xanh rợp bóng mát

Ngồi suối Yến, cịn có Suối Tuyết tuy nhỏ nhưng nước trong xanh, uốn lợn quanh co như một con rồng đang bò sâu vào trong dãy núi cao chất ngất. Dọc bờ suối là những rặng bạch đàn xanh rợp bóng mát, phía xa là những núi đá vôi với nhiều trảng cây bụi trồng xen giữa nhãn, vải…

Có thể tóm lược chức năng của HST thủy vực trong khu vực nghiên cứu: - Tạo cảnh quan môi trường trong lành, cảnh quan du lịch sinh thái, hấp dẫn khách du lịch thập phương về nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng. Đây được xác định là nguồn tài nguyên du lịch của địa phương, cần phát huy thế mạnh cảnh quan sinh thái để phát triển kinh tế

- Điều hịa nước cho các mùa nước lũ và mùa khơ, cung cấp nguồn nước cho các hoạt động của con người, đặc biệt là cung cấp nguồn nước tưới cho tồn bộ diện tích đất trồng cây nơng nghiệp trên địa bàn huyện.

- Là mơi trường sống cho các lồi động thực vật thủy sinh phát triển, là nơi để người dân địa phương nuôi thủy sản phát triển kinh tế.

- Đồng hóa các chất thải do các hoạt động của con người thải ra vào môi trường nước

3.1.2.7. HST nông nghiệp

HST nông nghiệp là một hệ thống sinh thái mơi trường, mà trong đó có quan hệ mật thiết giữa các thành phần: cây trồng, vật nuôi, đất trồng cùng các điều kiện mơi trường khí hậu, thời tiết, nước, chuồng trại, đồng cỏ dưới sự tác động trực tiếp của người nơng dân phụ vụ mục đích trực tiếp của con người.

HST nông nghiệp được xác định là diện tích đất đai được nơng dân trồng các cây lương thực thực phẩm và là nơi ni các lồi gia cầm. Cây lương thực được trồng nhiều là lúa, ngô, khoai, sắn... cây thực phẩm là các loại đậu đỗ lạc cây rau

Chức năng chính của HST nơng nghiệp là cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm cho con người và vật nuôi, HST này mang lại giá trị về kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho đa số người dân lao động, ổn định kinh tế và an sinh xã hội.

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2013 đạt 475,7 tỷ đồng, trong đó trồng trọt 277,1 tỷ đồng, chăn ni 198,6 tỷ đồng.

Trồng trọt:

Tổng diện tích gieo trồng tồn huyện: 21.728,52 ha, trong đó:

- Trồng lúa: Diện tích và sản lượng lúa của huyện Mỹ Đức năm 2013 được thể hiện cụ thể trong bảng dưới đây:

Bảng 7. Diện tích trồng lúa của huyện Mỹ Đức năm 2013

TT Lúa Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 1 Lúa xuân 8.026,61 68,69 55.134,78 2 Lúa mùa 7.636,96 63,20 48.265,59 3 Lúa cả năm 15.663,57 66,01 103.400,37

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức

- Cây màu và cây vụ đơng: Diện tích và sản lượng cây màu và cây vụ đông được tổng hợp trong bảng dưới đây:

Bảng 8. Diện tích trồng cây hoa màu huyện Mỹ Đức năm 2013

TT Loại cây Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) A Các loại cây màu 5.985,56 30.270,40

1 Đậu tương 3.661,58 4.695,89

2 Ngô 612,31 2.997,10

3 Lạc 93,48 117,92

4 Khoai lang 128,51 1.886,34

6 Vừng 2,40 1,61 7 Rau các loại 939,91 18.341,01 8 Các loại khác 426,80

9 Tổng cộng 5.985,56 30.270,40 B Các loại cây vụ đông 4.524,01

1 Đậu tương 3.628,60

2 Ngô 194,58

3 Khoai lang 92,26 4 Khoai tây 79,39

5 Lạc 1,00

6 Rau màu các loại 528,18

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức

Vụ mùa bắt đầu gieo cấy từ 20/6 đến cuối tháng 6, kết thúc để thu hoạch vào cuối tháng 9. Vụ chiêm gieo hạt sau tiết Đại hàn (tầm 20/1), cấy vào đầu tháng 2, thời gian cuối tháng 5 sang đầu tháng 6 sẽ thu hoạch.

Vụ Đông giai đoạn cuối tháng 9 thường trồng đậu tương, ngô, khoai lang, khoai tây và rau màu các loại.

Hình 12 và hình 13: Cây trồng vụ đơng của người dân ở xã Lê Thanh

Ngoài ra phải kể các quần hợp cỏ mọc trên đồng ruộng, cỏ dại ở trong các ruộng khô và thực vật phù du, thực vật thủy sinh ở trong các ruộng nước

Chăn nuôi:

Số liệu chăn nuôi của huyện năm 2013 cụ thể như sau: Tổng đàn trâu 977 con; tổng đàn bò 5.420 con; tổng đàn lợn 84.691 con; tổng đàn gia cầm 1.101.000 con;

3.1.2.8. HST khu dân cư

HST khu dân cư bao gồm đất đô thị và đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị của huyện Mỹ Đức chỉ có ở thị trấn Đại Nghĩa với diện tích 495,06 ha chiếm 2,14% diện tích đất tự nhiên của huyện. Đất khu dân cư nơng thơn hiện có 3.060,22 ha, chiếm 13,22% diện tích tự nhiên, trong đó đất ở nơng thơn là 1.651,67 ha, chiếm 53,97% đất khu dân cư nơng thơn. Các xã có tỷ lệ đất ở trên tổng số đất khu dân cư lớn là Đồng Tâm (73,89%), Thượng Lâm (67,8%), Hợp Tiến (66,9%); xã có tỷ lệ đất ở thấp nhất là Lê Thanh (31,5%), tiếp đến là Xuy Xá (35,0%).

Bảng 9: Thực trạng đất khu dân cư nông thôn huyện Mỹ Đức năm 2010 2010

TT Hạng mục

Đất khu dân cư nơng thơn

(ha)

Trong đó Đất ở

(ha)

% so với đất khu dân cư nông thôn Toàn huyện 3060,22 1651,67 53,97 1 Thị trấn Đại Nghĩa 0,00 2 Xã Đồng Tâm 114,19 84,37 2,76 3 Xã Thượng Lâm 73,76 50,07 1,64 4 Xã Tuy Lai 179,52 113,71 3,72 5 Xã Phúc Lâm 96,09 61,25 2,00 6 Xã Mỹ Thành 68,77 31,92 1,04 7 Xã Bột Xuyên 212,70 108,57 3,55 8 Xã An Mỹ 119,49 59,38 1,94 9 Xã Hồng Sơn 134,45 69,88 2,28

TT Hạng mục

Đất khu dân cư nông thôn

(ha)

Trong đó Đất ở

(ha)

% so với đất khu dân cư nông thôn 10 Xã Lê Thanh 219,35 69,11 2,26 11 Xã Xuy Xá 154,71 54,20 1,77 12 Xã Phùng Xá 119,58 46,46 1,52 13 Xã Phù Lưu Tế 145,97 60.04 1,96 14 Xã Đại Hưng 136,09 73,22 2,39 15 Xã Vạn Kim 116,78 57,88 1,89 16 Xã Đốc Tín 77,50 45,42 1,48 17 Xã Hương Sơn 231,34 133,88 4,37 18 Xã Hùng Tiến 114,25 60,79 1,99 19 Xã An Tiến 127,38 84,03 2,75 20 Xã Hợp Tiến 214,18 143,37 4,68 21 Xã Hợp Thanh 186,63 109,18 3,57 22 Xã An Phú 217,49 134,94 4,41

(Nguồn: Phòng Tài TNMT huyện Mỹ Đức)

Quần xã sinh vật ở đây là nhân tạo, chủ yếu gồm các loại cây trồng, vật nuôi cung cấp các nhu cầu cần thiết cho nhân dân địa phương.

Chức năng chính của HST khu dân cư: cung cấp nơi ở cho người dân địa phương, cung cấp nguồn lao động dồi dào phụ vụ phát triển kinh tế của huyện.

Thực trạng phát triển khu dân cư nơng thơn: Tính đến năm 2010, dân số nơng thơn của huyện Mỹ Đức có 165.409 người, chiếm 96,18% dân số tồn huyện. Do đặc điểm tự nhiên và sự hình thành phát triển các khu dân cư nông thôn trên địa bàn huyện qua nhiều thế hệ; đến nay dân cư nông thôn Mỹ Đức hiện đang sinh sống ở 112 thôn bản thuộc địa bàn 21 xã trong đó xã có mật độ dân số cao nhất là xã Phúc Lâm (1605người/km2); xã có mật độ thấp nhất là xã An Phú (328 người/km2). Ở một số vùng, do sự chi phối của nền kinh tế thị trường nên đã hình thành các tụ điểm có ưu thế hơn về phát triển kinh tế như xã Hương Sơn, thị tứ An Mỹ (xã An Mỹ), Phúc Lâm, Hợp Tiến,... đây là các khu vực có dịch vụ thương mại tương đối

phát triển, là các điểm giao lưu hàng hoá của nhiều cụm dân cư và các vùng lân cận,

mang sắc thái của một đô thị. Những khu vực này ngày càng được phát triển cùng

với kinh tế dịch vụ đang và sẽ trở thành các thị trấn, thị tứ trong tương lai.

Về nguồn lao động huyện Mỹ Đức: tính đến năm 2010, số người trong độ tuổi lao động của huyện có 88.734 người, chiếm 51,9% dân số, trong đó lao động nơng nghiệp chiếm 62,1%; công nghiệp - xây dựng chiếm 10%; dịch vụ thương mại chiếm 27,9%. Nhìn chung số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động KTXH trên địa bàn huyện hiện nay được sử dụng chưa thật hợp lý, tình trạng thiếu việc làm, năng suất lao động thấp vẫn còn phổ biến. Chính quyền địa phương cũng đã đưa ra một số vấn đề giải quyết việc làm như: lập dự án cho vay vốn để giải quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lồng ghép chức năng sinh thái môi trường với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)