Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Mỹ Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lồng ghép chức năng sinh thái môi trường với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 53 - 64)

3.2. LồNG GHÉP CHứC NĂNG SINH THÁI MÔI TRƯờNG VớI QUY HOạCH TổNG THể

3.2.1. Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Mỹ Đức

3.2.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển

(i). Quan điểm phát triển

1. Phát triển KTXH huyện Mỹ Đức đặt trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với tổng thể phát triển KTXH của thành phố Hà Nội, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KTXH Thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực có liên quan; liên kết tác động qua lại với các quận, huyện khác trên địa bàn Thành phố và các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Hồng.

2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng dịch vụ - công nghiệp – nơng nghiệp, trong đó động lực kinh tế là dịch vụ du lịch. Phát triển công nghiệp gắn liền với môi trường sinh thái

3. Phát huy cao nhất nội lực của huyện đồng thời sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, yếu tố bên ngoài, tạo ra sự phát triển nhanh. Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đưa Mỹ Đức trở thành huyện có trình độ phát triển KTXH đạt mức trung bình của Thành phố vào năm 2020, tiến tới đạt trình độ phát triển khá của Thành phố vào năm 2030.

4. Phát triển nông thôn mới là trọng tâm xuyên suốt trong các kế hoạch phát triển của huyện. Ưu tiên đầu tư phát triển nguồn nhân lực.

5. Phát triển kinh tế theo hướng hiệu quả, bền vững, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giảm dần chênh lệch mức sống giữa các bộ phận dân cư, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, sự ĐDSH của rừng đặc dụng Hương Sơn.

(ii) Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát

Đến năm 2020, xây dựng Mỹ Đức là huyện ngoại thành nằm trong vùng hành lang xanh của Thành phố, có cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Giải quyết việc làm, giảm hộ nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, giảm các tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội.

Đến năm 2030, là trung tâm du lịch – dịch vụ thương mại phía Tây Nam Thành phố. Cơ cấu dịch vụ, thương mại chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chung của nền kinh tế. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phát triển, các tuyến đường trục đảm bảo kết nối Mỹ Đức với các trục giao thông nội huyện đảm bảo năng lực kết nối với các tuyến trục, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách.

2. Mục tiêu cụ thể. 2.1. Về kinh tế.

Huyện Mỹ Đức đặt mục tiêu đến năm 2020 giá trị sản xuất đạt 18.680 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân thời kỳ 2011-2020 là 13-14%/năm, thời kỳ 2021-2030 đạt 11-12%/năm.

Bảng 10. Mục tiêu cơ cấu kinh tế của huyện Mỹ Đức đến năm 2020 và 2030 và 2030

TT Ngành nghề Năm 2020 Năm 2030

1 Dịch vụ 43% 50%

2 Công nghiệp, xây dựng 46% 41%

3 Nông nghiệp 11% 9%

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Mỹ Đức đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

- Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 3.000-3.200USD, năm 2030 đạt 8.500-9.000 USD (bằng khoảng 60%-65% mức bình quân của thành phố)

2.2. Xã hội:

Các mục tiêu phát triển xã hội của huyện Mỹ Đức đến năm 2020, định hướng phát triển đến năm 2030 được thể hiện trong bảng:

Bảng 11. Các mục tiêu phát triển xã hội của huyện Mỹ Đức đến năm 2020 và 2030

TT Các chỉ tiêu xã hội Năm 2020 Năm 2030 1 Quy mơ dân số (nghìn người) 186,3 198,3 2 Tỷ lệ học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày >90%

3 Số trường đạt chuẩn quốc gia >60% >70% 4 Tỷ lệ lao động qua đào tạo 55-60% >85%

5 Cơ cấu lao động theo 3 lĩnh vực Công nghiệp – Dịch vụ - Nông nghiệp

18% - 32% - 50%

32% - 40% - 28% 6 Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em <8% <5%

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Mỹ Đức đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

- Giảm tỉ lệ hộ nghèo bình quân 2%/năm giai đoạn 2011-2020, giai đoạn 2021-2030 giảm bình quân 1-1,5%/năm.

2.3. Về kết cấu hạ tầng và bảo vệ môi trường

- Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng gắn với hình thành hạ tầng nơng thơn đáp ứng tiêu chí nơng thôn mới.

+ Về giao thông: Đến năm 2020 tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng theo tiêu chí nơng thơn mới. Đến năm 2030, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hợp lý và hiện đại, tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải giữa đô thị và nông thôn vào năm 2030.

+ Về hạ tầng thông tin và truyền thơng: Hiện đại hóa hạ tầng thơng tin và truyền thông, đến năm 2030, mật độ thuê bao Internet đạt 60%, mạng lưới thông tin truyền thơng được hồn thiện, đảm bảo đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển.

- Về vệ sinh môi trường: đến năm 2020, tỷ lệ rác thải được thu gom và xử lý trong ngày đạt 95%, năm 2030 cơ bản rác thải được thu gom, xử lý trong ngày.

Bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

3.2.1.2. Quy hoạch phát triển các ngành kinh tế.

1. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên cơ sở Quy hoạch phát triển công nghiệp của Thành Phố và nguồn nguyên vật liệu đá vôi của địa phương, sản xuất gạch không nung. Khoanh vùng khai thác đá đảm bảo yêu cầu về môi trường.

Tập trung sản xuất xi măng, gạch ngói nung và vật liệu khơng nung. Chuyển đổi sản xuất gạch thủ công sang sản xuất theo công nghệ mới, tiên tiến đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường quy định sản xuất. Đưa dự án nhà máy sản xuất xi măng Mỹ Đức vào xây dựng và đi vào sản xuất.

Khôi phục và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp thêu, dệt, mây tre đan xuất khẩu... hướng vào hình thành nguồn sản phẩm phục vụ hoạt động du lịch trên địa bàn, phát triển các loại hình sản xuất cơng nghiệp quy mơ vừa và nhỏ:

cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp; chế biến lương thực, thực phẩm gắn với chương trình nơng thơn mới.

Đầu tư xây dựng 01 cơ sở chế biến, đóng hộp nông sản cho vùng sản xuất rau, quả, vật nuôi; Đầu tư xây dựng cụm công nghiệp Đại Nghĩa, quy hoạch và xây dựng các điểm công nghiệp làng nghề.

2. Thương mại, dịch vụ.

Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng thương mại - dịch vụ gắn với phát triển đô thị, du lịch, đồng thời quan tâm phát triển thương mại nông thôn gắn phát triển nông thôn mới

2.1. Thương mại.

Phát triển thương mại theo hướng phân bố hợp lý, gắn kết và phục phụ cho các hoạt động du lịch, nông nghiệp và công nghiệp, liên kết các địa bàn khác tạo ra các kênh phân phối hàng hóa, sản phẩm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn.

Đến năm 2020, tập trung xây dựng mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, các chợ ở khu vực nông thôn, nâng cấp, mở rộng trung tâm thương mại thị trấn Đại Nghĩa; các chợ xã Hương Sơn và An Mỹ. Cải tạo, nâng cấp các chợ hiện có, xây dựng thêm một số chợ dân sinh thiết yếu gắn với chương trình nơng thơn mới. Định hướng đến năm 2030, hình thành mạng lưới các cơng trình thương mại đồng bộ, hiện đại đảm bảo về tiêu chuẩn và chất lượng phục vụ

2.2. Du lịch

Tập trung phát triển khu vực du lịch Hương Sơn - Quan Sơn trong tổng thể vùng du lịch văn hóa, lễ hội kết hợp với thắng cảnh hồ - vùng cảnh quan núi đá Hương Sơn - Quan Sơn - Tam Chúc; Phát triển các loại hình du lịch văn hóa, lễ hội, tâm linh, sinh thái và nghỉ dưỡng cuối tuần, thể thao, vui chơi giải trí, làng nghề.

Nghiên cứu hình thành các tour du lịch gắn kết giữa du lịch sông Đáy và du lịch sinh thái trang trại; Tập trung đầu tư phát triển khu vực Hương Sơn – Quan Sơn trở thành một trung tâm du lịch lớn của Hà Nội và của vùng gắn với các giá trị về du lịch văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng và sinh thái.

3. Nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, bền vững, tạo nền tảng phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp tại nông thôn, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, tạo điều kiện phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ du lịch.

Hình thành rõ nét các vùng, các tiểu vùng chuyên canh hợp lý, phù hợp với điều kiện tự nhiên KTXH của từng vùng, tăng cường áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới vào sản xuất.

Giá trị sản xuất ngành nơng nghiệp bình qn hàng năm giai đoạn 2011-2020 đạt 4,4%/năm, giai đoạn 2021-2030 đạt 2,7%/năm.

- Trồng trọt:

+ Sản xuất lúa: Đến năm 2020 ổn định diện tích hàng năm 10.772 ha.

Quy hoạch các vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao tại Xuy Xá, thị trấn Đại Nghĩa, An Mỹ, Mỹ Thành, Lê Thanh, Hồng Sơn, Phù Lưu Tế, Đại Hưng với tổng diện tích đến năm 2020 đạt 4.000ha.

+ Cây công nghiệp: Tậy trung đầu tư thâm canh các vùng chuyên canh, trong đó chủ yếu là cây đậu tương ở Tuy Lai, Hợp Tiến, Hồng Sơn, Phù Lưu Tế, Hương Sơn, Hùng Tiến. Diện tích trồng cây cơng nghiệp hàng năm đạt 5000 ha năm 2020. Khôi phục và phát triển vùng trồng Mơ Hương Tích.

+ Hoa cây cảnh: Diện tích trồng hoa năm 2020 đạt 50ha, tập trung ở thị trấn Đại Nghĩa, Phù Lưu Tế, Đại Hưng, Đốc Tín, Hương Sơn, Phúc Lâm, An Mỹ.

+ Rau thực phẩm: Hình thành vùng chuyên canh rau an toàn tiến tới sản xuất rau sạch, quy hoạch các vùng rau sạch tại Bột Xuyên, Mỹ Thành, Lê Thanh, Phúc Lâm, An Mỹ, Vạn Kim, Phù Lưu Tế, thị trấn Đại Nghĩa. Phát triển vùng rau Sắng chất lượng cao.

+ Cây ăn quả: hình thành các vùng chuyên canh cây ăn quả, diện tích cây ăn quả đến năm 2020 đạt khoảng 200ha.

- Chăn nuôi: Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung quy mô lớn. Tăng quy mơ và chất lượng đàn bị sữa, tập trung phát triển đàn lợn hướng nạc, đàn gia cầm theo quy trình đảm bảo cho chế biết xuất khẩu và tiêu dùng tại chỗ.

- Thủy sản

Hình thành vùng ni trồng thủy sản tập trung. Giai đoạn 2011-2020 chuyển đổi 1600ha đất vùng lúa trũng sang nuôi trồng thủy sản kết hợp. Đến năm 2020, diện tích chun ni cá đạt 1000ha, tập trung ở Hương Sơn, An Phú, Hợp Thanh, Hồng Sơn; diện tích lúa – cá là 1559ha, tập trung chủ yếu ở An Phú, Tuy Lai, Hợp Thanh, Phù Lưu Tế.

- Lâm Nghiệp

Chăm sóc, bảo tồn ĐDSH, bảo vệ rừng, cảnh quan môi trường phục vụ phát triển du lịch; Bảo tồn rừng đặc dụng Hương Sơn, khoanh nuôi và phục hồi ĐDSH tại các khu vực núi đá, vườn cây ăn quả đặc sản.

3.2.1.3. Hệ thống kết cấu hạ tầng.

1. Giao thông vận tải.

Đến năm 2020, phấn đấu 100% đường tỉnh lộ được cải tạo, mở rộng và nhựa hóa. Nâng cấp các tuyến đường liên xã nhằm bảo đảm năng lực kết nối liên hồn với hệ thống giao thơng của THành phố. 100% đường trục xã, đường liên xã, liên thơn xóm được bê tơng hóa, cơ bản hồn thành việc bê tơng hóa hệ thống giao thơng trục chính nội đồng gắn với chương trình nơng thơn mới.

- Đường bộ:

+ Giao thông đối ngoại: Phối hợp chặt chẽ với TW, thành phố trong việc thực hiện quy hoạch các tuyến giao thông do TW, thành phố quản lý.

+ Giao thông đối nội: Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các tuyến: Hương Sơn – Miếu Môn, đường tỉnh 419, tuyến Tế Tiêu – Yến Vĩ và đường đê dọc sông Đáy, đường tỉnh 424, 429, 432, 431 nhằm tạo mối liên kết giữa 2 trục kinh tế phía đơng và phía Tây Mỹ Đức.

Nâng cấp các tuyến đường huyện nhằm đảm bảo năng lực kết nối liên hoàn với các tuyến trục, các tuyến quốc lộ; Nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các tuyến đường liên xã, các tuyến đường ngang hướng Đông – Tây.

Mở mới các tuyến Tuy Lai – Bột Xuyên, tuyến đường Phùng Xá – Phù Lưu Tế - đường 419, tuyến đường Vạn Kim – Hùng Tiến. Cải tạo và mở rộng các tuyến Đại Nghĩa – An Tiến, An Mỹ - Tuy Lai – Thượng Lâm, Đại Hưng – Hùng Tiến, Đại Nghĩa – Phù Lưu Tế - Phùng Xá.

+ Đường nội thị: Xây dựng đường nối từ tỉnh lộ 424 – đường vành đai V, đường tỉnh lộ 419 – đường ven Đáy.

+ Bến xa: Quy hoạch 4 điểm trung chuyển xe buýt thị trấn Đại Nghĩa, Hương Sơn, Tuy Lai và khu du lịch sinh thái Quan Sơn.

Nâng cấp, cải tạo bến xe tĩnh. - Đường thủy

+ Khai thác giao thông thủy trên sông Đáy kết hợp phát triển du lịch

+ Đầu tư phương tiện vận tải và bến vận tải thủy phục vụ cho phát triển du lịch ở Hồ Quan Sơn và suối Yến

+ Quy hoạch xây dựng cảng sông Tế Tiêu và Đục Khê. 2. Thủy Lợi.

Tiếp tục kiên cố hóa hệ thống kênh nội đồng sửa chữa, nâng cấp các của đập dâng nước, các kênh dẫn nước từ các hồ, đập thiết yếu, tôn tạo hệ thống đê, sửa chữa các hồ, đập ở vùng núi. Củng cố và hoàn thiện hệ thống đê sông Đáy và đê sông Mỹ Hà. Nâng cấp các trạm bơm tưới tiêu, đảm bảo chủ động tưới, tiêu.

3. Nước sạch và vệ sinh môi trường nơng thơn

Hồn chỉnh hệ thống cấp nước sạch tập trung cho thị trấn Đại Nghĩa, An Mỹ và Hương Sơn.

Đến năm 2020, cơ bản 100% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh; Xây dựng kế hoạch và chương trình phịng chống ơ nhiễm mơi trường. Tiến hành hồn thiện hệ thống xử lý chất thải rắn, chất thải khí và nước thải đồng bộ.

3.2.1.4. Bố trí khơng gian phát triển kinh tế.

1. Phân vùng kinh tế:

- Tiểu vùng I (tiểu vùng phía Đơng): gồm 12 xã, thị trấn ven sông Đáy. Định hướng chủ yếu phát triển các hoạt động nông nghiệp (phát triển cây lương thực, cây ăn quả, cây thực phẩm...), chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Hoạt động thương mại, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.

- Tiểu vùng II (tiểu vùng phía Tây): gồm 10 xã ở phía Tây của huyện. Tập trung chủ yếu là phát triển du lịch (gồm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ở khu vực Quan Sơn - Tuy Lai và du lịch tâm linh ở khu vực Hương Sơn); phát triển các trang trại cây ăn quả; chăn nuôi quy mô lớn; nuôi trồng, bảo vệ rừng và nuôi trồng thủy sản. Trung tâm của vùng là đô thị Hương Sơn và thị tứ Hợp Tiến.

2. Phát triển không gian đô thị

- Thị trấn Đại Nghĩa giữ vai trị là đơ thị huyện lỵ, trung tâm kinh tế - văn hóa – xã hội của huyện, đồng thời, là trung tâm hỗ trợ, cung cấp dịch vụ cho vùng nông thôn.

- Tập trung xây dựng hạ tầng xã Hương Sơn thành đơ thị loại V. Với chức năng chính là phát triển du lịch và thương mại.

- Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống theo hướng kết hợp với khai thác du lịch, phát triển các làng nghề mới.

3.2.1.5. Giải pháp thực hiện quy hoạch

1. Huy động các nguồn vốn đầu tư

- Tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2011-2020: 29.200 tỷ đồng - Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách

- Nguồn vốn từ dân cư và các doanh nghiệp - Nguồn vốn từ bên ngoài

2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đào tạo và dạy nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lồng ghép chức năng sinh thái môi trường với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 53 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)