Những yếu tố đảm bảo cho công tác GDTC trong nhà trường phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh trường trung học phổ thông gang thép tỉnh thái nguyên​ (Trang 25 - 29)

Chương 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4. Những yếu tố đảm bảo cho công tác GDTC trong nhà trường phổ thông

GDTC là một mặt đào tạo trong nhà trường, do vậy cần có sự đầu tư trang bị những điều kiện cần thiết phục vụ cho công tác giảng dạy tập luyện nội khóa ngồi ra cịn phục vụ cho hoạt động ngoại khóa. Bộ GD&ĐT có yêu cầu "Từng

trường có định mức kinh phí phục vụ cho cơng tác GDTC và hoạt động văn hóa thể thao của HSSV trong quá trình giáo dục. Phải đảm bảo u cầu tới thiểu về các phương tiện dụng cụ phục vụ việc dạy và học thể dục theo chương trình GDTC và hoạt động thể thao của nhà trường" [30].

Vì vậy yếu tố đầu tiên đảm bảo cho công tác GDTC đó là các cấp các ngành phải tạo mọi điều kiện cần thiết, thuận lợi về cơ sở vật chất và kinh phí để thực hiện việc dạy và học thể dục bắt buộc ở tất cả các trường học. Cần có sự định hướng, quy hoạch và phát triển cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ phục vụ cho công tác GDTC cũng như nhu cầu tập luyện TDTT của học sinh.

Dựa trên các quy định, quy chế, các văn bản pháp quy có tính chất bắt buộc để thực hiện cơng tác GDTC trong nhà trường. Đó cũng là các chỉ thị hướng dẫn

của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT để nhà trường hiện công tác GDTC để GDTC là một cơng tác của tồn xã hội.

Công tác cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý phong trào TDTT trong các trường học là nhân tố quyết định chất lượng công tác GDTC trong nhà trường. Giáo viên thể dục có trách nhiệm lập kế hoạch cơng tác GDTC, tiến hành việc dạy mơn thể dục theo phân phối chương trình đã được phê duyệt của tổ chuyên mơn. Hướng dẫn các hoạt động ngoại khóa và hướng dẫn các đội tuyển thể thao học sinh, tổ chức ngày hội thể thao của trường và tham dự các hoạt động chung của ngành như "Hội khỏe phù đổng" các "giải thể thao học sinh", các giải thể

thao của địa phương và toàn quốc. Đồng thời phối hợp với các cơ quan y tế tổ chức khám sức khỏe và phân loại sức khỏe cho học sinh, để có biện pháp tập luyện riêng cho những học sinh có sức khỏe yếu, phát hiện và bồi dưỡng những tài năng thể thao. Tổ chức biên soạn chương trình giáo án phục vụ cho cơng tác giảng dạy và huấn luyện TDTT phù hợp với đặc thù cũng như điều kiện thực tiễn của nhà trường và địa phương.

Học sinh là đối tượng trực tiếp tham gia các hoạt động học tập và tập luyện TDTT ngoại khóa. Đây là đối tượng trung tâm của cơng tác GDTC, giữ vai trị quyết định, thể hiện tính hiệu quả của cơng tác GDTC của nhà trường. Thể hiện ở việc hồn thành những nội dung chương trình mơn học GDTC, tình trạng phát triển thể chất, mức độ hứng thú đối với việc tham gia tập luyện TDTT của các em. Thơng qua đó góp phần nâng cao sức khỏe, giúp các em hoàn thành tốt chương trình và mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Để đạt được những hiệu quả giáo dục trên là do có những nghiên cứu sửa đổi và ban hành các văn bản pháp quy chỉ đạo GDTC và TDTT trường học, cải tiến nội dung chương trình thể dục các cấp. Nghị định số 11/2015/NĐ-CP, ngày 31/01/2015 của Chính phủ quy định về GDTC và thể thao trường học. Xây dựng và ban hành quy chế về GDTC trong trường học các cấp. Nghiên cứu sửa đổi

tiêu chuẩn RLTT cho học sinh các cấp, đề ra điều luật về GDTC trong dự thảo luật giáo dục.

Tuy nhiên hệ thống quản lý công tác GDTC của ngành GD&ĐT chưa đồng bộ, các Sở GD&ĐT chỉ có cán bộ quản lý chun mơn chung, cán bộ chuyên trách đúng chuyên mơn cịn thiếu nên cơng tác chỉ đạo chưa chặt chẽ, sự phân công nhiệm vụ chưa rõ ràng có sự chồng chéo giữa các cấp học, việc bồi dưỡng trình độ chính trị nghiệp vụ chun mơn ít được quan tâm do đó chất lượng cịn yếu và không đồng đều [2] [31].

1.4.1. Đổi mới nội dung chương trình giảng dạy GDTC ở trường phổ thông

Nâng cao năng lực thể chất cho học sinh là mục tiêu của công tác GDTC tuy nhiên với thời lượng 2 tiết/tuần từ bậc tiểu học đến THPT, đội ngũ giáo viên GDTC. Đội ngũ giáo viên có trình độ chun mơn khá tốt, nhiệt huyết và yêu nghề, đáp ứng yêu cầu giảng dạy và các hoạt động TDTT trong trường học. Hằng năm các giáo viên thể dục đều được tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn.

Bộ GD&ĐT đã ban hành nội dung chương trình mới được ban hành tháng có 2 phần bắt buộc và phần tự chọn.

Phần bắt buộc gồm những nội dung cơ bản, phổ thông và quan trọng nhất mà nhiều trường trên tồn quốc có thể áp dụng được.

Phần tự chọn bao gồm nhiều môn thể thao tự chọn khác nhau, tùy theo khả năng của giáo viên, sở thích của học sinh, cơ sở vật chất của nhà trường và phong tục tập qn của địa phương (Khuyến khích các trị chơi dân gian và mơn thể thao dân tộc).

Sau nhiều năm thực hiện theo chương trình đổi mới giáo dục tuy đã thu được nhiều kết quả song vẫn có nhiều bất cập trong việc soạn thảo chương trình chưa có sự thống nhất đồng bộ về kết quả nghiên cứu, đặc điểm tâm sinh lý, thể

phương và đội ngũ cán bộ giáo viên GDTC, điều kiện thời tiết khí hậu từng vùng miền, kinh phí đầu tư cho GDTC. Đồng thời việc biên soạn hệ thống chương trình, sách phục vụ GDTC chưa tập hợp được nhiều giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy GDTC tham gia.

1.4.2. Đội ngũ giáo viên GDTC

Trong những năm qua đội ngũ giáo viên GDTC trong các trường THPT đã được bổ sung từng bước về số lượng cũng như về chất lượng và đã dần được chuẩn hóa theo cấp học. Đội ngũ giáo viên có trình độ chun mơn khá tốt, nhiệt huyết và yêu nghề, đáp ứng yêu cầu giảng dạy và các hoạt động TDTT trong trường học. Hằng năm các giáo viên GDTC đều được tập huấn nâng cao trình độ chun mơn. Đã có 100% các nhà trường đều thực hiện đúng quy định giảng dạy môn học GDTC trong nhà trường theo quy định của Bộ GD&ĐT, các giáo viên luôn đổi mới phương pháp giảng dạy coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học.

1.4.3. Cơ sở vật chất phục vụ GDTC

Trong điều kiện hiện nay cơ sở vật chất phục vụ cho q trình học tập mơn GDTC trong trường học cịn vơ cùng thiếu thốn, nghèo nàn, đây là môt hạn chế đến việc thực hiện nhiệm vụ trong giờ học và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giờ học chính khóa và ngoại khóa. Qua điều tra cho thấy số trường có sân bãi đơn giản để tiến hành học mơn GDTC theo chương trình. Hầu hết các trường đều khơng có đường chạy đúng theo quy cách và đủ độ dài, có những trường cịn khơng có cả hố nhảy... Thực hiện Chỉ thị của Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã có văn bản hướng dẫn thực hiện. Trong đó Bộ yêu cầu các địa phương và trường phải có quy hoạch sử dụng và có kế hoạch bảo quản đất đai dành cho GDTC với diện tích phù hợp để xây dựng sân chơi, bãi tập cho học sinh là 3,3 - 4,0m2/1 học sinh [24].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh trường trung học phổ thông gang thép tỉnh thái nguyên​ (Trang 25 - 29)