Đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh THPT (lứa tuổi 16 18)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh trường trung học phổ thông gang thép tỉnh thái nguyên​ (Trang 29 - 33)

Chương 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.5. Đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh THPT (lứa tuổi 16 18)

Lứa tuổi này cơ thể các em đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, các bộ phận cơ thể vẫn tiếp tục phát triển nhưng tốc độ lớn chậm dần. Chức năng sinh lý đã tương đối ổn định, khả năng hoạt động của các hệ thống, cơ quan của cơ thể cũng được cao hơn. Ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở, cơ thể các em phát triển theo chiều cao nhiều hơn nhưng trong giai đoạn tuổi THPT lại phát triển theo chiều ngang nhiều hơn; chiều cao vẫn phát triển nhưng chậm dần.

Sự phát triển của nam và nữ học sinh trung học cơ sở đã có sự khác nhau đáng kể so với sự khác nhau về giới tính. Đến tuổi học sinh THPT, sự khác nhau ấy càng rõ rệt về tầm vóc, khả năng hoạt động thể lực và tâm lý. Do đó trong q trình tổ chức các hoạt động trải nghiêm, giáo viên cần căn cứ vào đặc điểm tâm lý lứa tuổi và giới tính để có sự phân biệt về tính chất, cường độ, khối lượng tập luyện sao cho đảm bảo tính hợp lý, tạo sự phát triển một cách toàn diện.

1.5.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT

Về mặt tâm lý, các em muốn chức tỏ mình là người lớn, muốn để cho mọi người tơn trọng mình, đã có một trình độ hiểu biết nhất định, có khả năng phân tích tổng hợp, muốn hiểu biết nhiều, có nhiều hồi bão, nhưng cịn nhiều nhược điểm và thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống.

Tuổi này chủ yếu là hình thành thế giới quan, tự ý thức, hình thành tính cách và hướng về tương lai. Đó cũng là tuổi lãng mạn, mơ ước độc đáo và mong cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Đó là tuổi đầy nhu cầu sáng tạo, nảy nở những tình cảm mới, trong đó có mối tình đầu thường để lại dấu vết trong sáng trong suốt cuộc đời. Thế giới quan không phải là một niềm tin lạnh nhạt, khơ khan, trước hết đó là sự say mê, ước vọng nhiệt tình.

- Hứng thú: các em đã có thái độ tự giác tích cực trong học tập xuất phát

từ động cơ học tập đúng đắn và hướng tới việc lựa chọn nghề nghiệp sau khi đã học xong THPT. Song hứng thú học tập cũng còn do nhiều động cơ khác nhau:

giữ lời hứa với bạn, đôi khi do tự ái, hiếu danh. Cho nên giáo viên cần định hướng cho các em xây dựng động cơ đúng đắn để cho các em có được hứng thú bền vững trong học tập nói chung và trong GDTC nói riêng.

- Tình cảm: so với học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở, học sinh THPT

biểu lộ rõ rệt hơn tình cảm gắn bó và u q mái trường mà các em sắp từ giã, đặc biệt đối với giáo viên giảng dạy các em (yêu, ghét rõ ràng). Việc giáo viên gây được thiện cảm và sự tôn trọng là một trong những thành cơng. Điều đó giúp giáo viên thuận lợi trong q trình giảng dạy; nó thúc đẩy các em tích cực, tự giác trong tập luyện và ham thích mơn GDTC. Do vậy, giáo viên phải là người mẫu mực, công bằng, biết động viên kịp thời và quan tâm đúng mức tới học sinh, tôn trọng kết quả học tập cũng như tình cảm của học sinh.

- Trí nhớ: ở lứa tuổi này, hầu như khơng cịn tồn tại việc ghi nhớ máy móc

do các em đã biết cách ghi nhớ có hệ thống, đảm bảo tính logic, tư duy chặt chẽ hơn và lĩnh hội được bản chất của vấn đề cần học tập. Do đặc điểm trí nhớ đối với lứa tuổi học sinh THPT khá tốt nên giáo viên có thể sử dụng phương pháp trực quan kết hợp với giảng giải, phân tích sâu sắc các chi tiết kỹ thuật động tác và vai trò, ý nghĩa cũng như cách sử dụng các phương tiện, phương pháp trong GDTC để các em có thể tự tập một cách độc lập trong thời gian nhàn rỗi.

- Các phẩm chất ý chí đã rõ ràng hơn và mạnh mẽ hơn so với các lứa tuổi trước đó. Các em có thể hồn thành được những bài tập khó và địi hỏi sự khắc phục khó khăn lớn trong tập luyện.

1.5.2. Đặc điểm sinh lý của học sinh THPT

- Hệ thần kinh:

Hệ thần kinh tiếp tục phát triển đi đến hoàn thiện. Khả năng tư duy, khả năng phân tích, tổng hợp và trừu tượng hố được phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành nhanh chóng phản xạ có điều kiện. Đây là đặc điểm thuận lợi để các em nhanh chóng tiếp thu và hồn thiện động tác. Tuy nhiên, với một số bài tập mang tính đơn điệu, khơng hấp dẫn cũng làm cho các em chóng mệt

hình thức thi đấu, trò chơi để gây hứng thú và tạo điều kiện hồn thành tốt các bài tập chính, nhất là các bài tập về sức bền.

Ngoài ra, do sự hoạt động mạnh của tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến yên làm cho tính hưng phấn của hệ thần kinh chiếm ưu thế, giữa hứng phấn và ức chế không cân bằng đã ảnh hưởng đến hoạt động thể lực. Đặc biệt là ở các em nữ, tính nhịp điệu giảm sút nhanh chóng, khả năng chịu đựng lượng vận động yếu. Vì vậy, giáo viên cần sử dụng các bài tập thích hợp và thường xuyên quan sát phản ứng cơ thể của nữ học sinh để có biện pháp giải quyết kịp thời.

- Hệ vận động:

+ Xương bắt đầu giảm tốc độ phát triển. Mỗi năm nữ cao thêm 0,5 - 1cm, nam cao thêm 1 - 3cm. Tập luyện TDTT một cách thường xuyên liên tục làm cho bộ xương khoẻ mạnh hơn. Ở lứa tuổi học sinh THPT, các xương nhỏ như xương cổ tay, bàn tay hầu như đã hoàn thiện nên các em có thể tập một số động tác treo, chống, mang vác nặng mà không làm tổn hại hoặc không tạo sự phát triển lệch lạc của cơ thể. Cột sống đã ổn định hình dáng, nhưng vẫn chưa được hồn thiện, vẫn có thể bị cong vẹo, nên việc tiếp tục bồi dưỡng tư thế chính xác thơng qua hệ thống bài tập như đi, chạy nhảy, thể dục nhịp điệu, thể dục cơ bản… cho các em là rất cần thiết và không thể xem nhẹ.

Riêng đối với các em nữ, xương xốp hơn các em nam, ống tuỷ rỗng hơn, chiều dài ngắn hơn, bắp thịt nhỏ hơn và yếu hơn, nên xương của nữ không khoẻ bằng nam. Đặc biệt xương chậu của nữ to hơn và yếu. Vì thế trong quá trình GDTC khơng thể sử dụng các bài tập có khối lượng vận động và cường độ vận động như nam và phải có sự phù hợp với đặc điểm giới tính.

+ Hệ cơ: các tổ chức cơ phát triển muộn hơn xương nên sức co cơ vẫn còn tương đối yếu, các bắp cơ lớn phát triển tương đối nhanh (cơ đùi, cơ cánh tay) cịn các cơ nhỏ (cơ bàn tay, ngón tay) phát triển chậm hơn các cơ co phát triển sớm hơn các cơ duỗi, các cơ duỗi của nữ lại càng yếu. Đặc biệt vào tuổi 16 các tổ chức mỡ dưới da của nữ phát triển mạnh, ảnh hưởng đến việc phát triển sức

mạnh của cơ thể. Nói chung cuối thời kỳ học sinh trung học cơ sở và đầu thời kỳ THPT (thông thường nữ 13 - 15 tuổi, nam 14 - 16 tuổi) là thời kỳ cơ bắp phát triển nhanh nhất.

Do vậy cần tập chung các bài tập phát triển sức mạnh để góp phần phát triển các cơ. Nhưng các bài tập khơng nên chỉ có treo và chống cùng với các bài tập khắc phục lực đối kháng nữa. Tập như vậy vừa phát triển các cơ co, cơ duỗi, vừa giảm nhẹ sức chịu đựng của các cơ khi tập luyện liên tục trong thời gian dài. Các bài tập phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức và đảm bảo cho tất cả các loại cơ (to, nhỏ) đều được phát triển. Nhưng cần có yêu cầu riêng biệt đối với các em nữ; tính chất động tác của nữ cần tồn diện mang tính mềm dẻo, nhịp điệu và khéo léo.

- Hệ tuần hoàn: Hệ tuần hoàn của học sinh THPT đang phát triển và dần

đi đến hoàn thiện. Buồng tim phát triển tương đối hoàn chỉnh. Mạch đập của nam vào khoảng 70 - 80 lần/phút, của nữ khoảng 75 - 80 lần/phút. Hệ thống điều hoà vận mạch phát triển tương đối hoàn chỉnh. Phản ứng của hệ tuân hoàn trong vận động tương đối rõ rệt, nhưng sau vận động, mạch đập và huyết áp hồi phục tương đối nhanh chóng. Cho nên lứa tuổi này có thể tập những bài tập chạy dai sức và những bài tập có khối lượng và cường độ vận động lớn hoặc các bài tập phát triển sức bền, cần phải thận trọng và thường xuyên kiểm tra theo dõi trạng thái sức khoẻ của học sinh.

- Hệ hô hấp:

Đã phát triển và tương đối hồn thiện, vịng ngực trung bình của nam từ 67 - 72cm, nữ từ 69 - 74cm. Diện tiếp xúc của phổi khoảng 100 - 120cm2 gần bằng tuổi trưởng thành. Dung lượng phổi tăng lên nhanh chóng: từ lúc 15 tuổi là 2 - 2,5 lít đến 16 - 18 tuổi là khoảng 3 - 4 lít, tần số hơ hấp gần giống người lớn: 10 - 20 lần/ phút.

Tuy nhiên các cơ hơ hấp vẫn cịn yếu nên sự co giãn của lồng ngực nhỏ, chủ yếu là co giãn cơ hoành. Trong tập luyện cần thở sâu và chú ý thở bằng ngực,

các bài tập bơi, chạy cự ly trung bình, việt dã có tác dụng tốt đến sự phát triển của hệ hô hấp [27] [29].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh trường trung học phổ thông gang thép tỉnh thái nguyên​ (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)