Chương 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.6. Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến công tác GDTC trong trường
trong trường học
Đối với các trường phổ thơng thì muốn nâng cao hiệu quả cơng tác GDTC cần địi hỏi có sự quan tâm từ các cấp, từ việc kiện toàn tổ chức bộ máy thực hiện cơng tác GDTC, việc hồn thiện hệ thống nội dung chương trình giảng dạy, các điều kiện tốt để học sinh tham gia học tập cũng như tập luyện ngoại khóa. Trong lĩnh vực này có sự đóng góp rất quan trọng của các tác giả: Tiêu biểu có luận án
Nghiên cứu phát triển thể chất cho HS các trường Phổ thơng dân tộc nội trú khu vực miền núi phía Bắc, từ 15-17 tuổi của Hồng Cơng Dân năm 2005, là
một cơng trình có giá trị thực tiễn cao trong đánh giá thể chất, nghiên cứu đồng thời đã kết hợp đưa các môn thể thao dân tộc và trò chơi dân vào tập luyện ngoại khóa trong trường học nhằm phát triển thể chất cho học sinh. Bùi Quang Hải năm 2008 với luận án “Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học
sinh tiểu học một sớ tỉnh phía Bắc bằng phương pháp quan sát dọc (Từ 6 đến 10 tuổi)”, đã xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn đánh sự phát triển thể chất cho
đối tượng học sinh tiểu học.
Nhóm cơng trình nghiên cứu cải tiến, đổi mới nâng cao hiệu quả GDTC và HĐTT trong nhà trường cũng được nhiều nhà khoa học và cán bộ nghiên cứu quan tâm. Năm 2008, Vũ Đức Văn với luận án “Nghiên cứu một số giải
pháp nâng cao chất lượng GDTC cho học sinh Trung học cơ sở của thành phố Hải Phòng” đã lựa chọn và ứng dụng hai giải pháp sư phạm vào thực tiễn
GDTC ở các trường THCS Hải Phòng là đổi mới khâu chuẩn bị của GV và lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học theo hướng tích cực hóa. Năm 2011, Nguyễn Văn Thời bảo vệ thành công luận án “Dạy học tự chọn GDTC theo chủ
đề và hoạt động ngoại khóa tự nguyện trong các trường Trung học cơ sở”, đã
ở học sinh Trung học cơ sở. Luận án của Nguyễn Đức Ninh năm 2019 “Nghiên
cứu phát triển các môn thể thao dân tộc cho học sinh Trung học cơ sở tỉnh Thái Nguyên” .
Các kết quả nghiên cứu trên của các tác giả đều là những tư liệu hết sức đáng quý trong lĩnh vực GDTC cho học sinh, phù hợp với điều kiện thực tế và đáp ứng nhu cầu của HSSV hiện nay. Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu trên mới chỉ đưa ra được các hình thức, mơ hình tập luyện TDTT trong các trường đặc thù có cơ sở vật chất phục vụ cho cơng tác GDTC, cịn đối với các trường tại các Tỉnh, Thành miền núi, vùng sâu vùng xa khác nhau thì chưa phù hợp khi áp dụng các hình thức tổ chức tập luyện mà kết quả các tác giả đã đưa ra.
Tóm lại, qua nghiên cứu chương 1 đề tài có các nhận xét sau:
- GDTC cho học HSSV luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, nhiều văn bản, chỉ thị, nghị quyết về công tác GDTC được ban hành kịp thời với nhu cầu đổi mới trong công cuộc xây dựng đất nước ta giai đoạn hiện nay. GDTC trong trường học các cấp là một mặt giáo dục quan trọng không thể thiếu được trong sự nghiệp GD&ĐT, góp phần thực hiện mục tiêu: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài” cho đất nước.
- Chất lượng GDTC là sự phù hợp với mục tiêu GDTC, là kết quả tổng hợp của quá trình GDTC, phản ánh trong các phẩm chất và năng lực, đặc biệt là các năng lực thể chất của người học, phù hợp với mục tiêu GDTC cho từng cấp học, bậc học và ngành nghề đào tạo. Chất lượng GDTC trong trường phổ thông phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó một vài yếu tố đóng vai trị quan trọng như: nhận thức của học sinh; năng lực của đội ngũ cán bộ giáo viên; phương pháp giảng dạy; cơ sở vật chất, dụng cụ phục vụ giảng dạy, học tập... Để nâng cao chất lượng GDTC của Trường THPT Gang Thép, trước hết cần đánh giá đúng thực trạng chất lượng công tác GDTC của Nhà trường trên cơ sở đó xác định các giải pháp khả thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
- Quá trình nghiên cứu của đề tài cũng đã quan tâm tới đặc điểm tâm – sinh lý lứa tuổi 16 - 18, cũng như các cơng trình nghiên cứu có liên quan tới đánh giá chất lượng giáo dục thể chất trong trường học các cấp. Đây là những căn cứ lý luận cần thiết để tiến hành các bước nghiên cứu tiếp theo của đề tài.