Nghiên cứu thực trạng đội ngũ Giáo viên GDTC tại Trường THPTGang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh trường trung học phổ thông gang thép tỉnh thái nguyên​ (Trang 42 - 45)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Đánh giá thực trạng công tác GDTC ở Trường THPTGang Thép tỉnh Thá

3.1.1. Nghiên cứu thực trạng đội ngũ Giáo viên GDTC tại Trường THPTGang

Thép tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Nghiên cứu thực trạng đội ngũ Giáo viên GDTC tại Trường THPT Gang Thép tỉnh Thái Nguyên THPT Gang Thép tỉnh Thái Nguyên

Môn học GDTC của Trường THPT Gang Thép được thực hiện giảng dạy đúng theo chương trình GDTC của Bộ GD&ĐT ban hành. Bộ môn GDTC với cơ cấu tổ chức gồm có 01 Trưởng Bộ mơn, 01 Phó Trưởng Bộ mơn và các giáo viên: Tổng số có 05 người. Kết quả thống kê thực trạng đội ngũ giáo viên GDTC tại Trường THPT Gang Thép được trình bày tại Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên GDTC Trường THPT Gang Thép

Nội dung Giới tính Tỷ lệ GV/HS Trình độ Thâm niên

cơng tác Tuổi đời

Nam Nữ Thạc sĩ nhân Cử

>10

năm năm <10 40 -50 < 40

Số lượng 3 2 1/297 0 5 2 3 1 4

Tỷ lệ % 60 40 - 0 100 40 60 20 80

Qua bảng 3.1 cho thấy, số lượng giáo viên của trường là 05, trong đó 03 giáo viên nam, 02 giáo viên nữ. Các giáo viên đều có trình độ đại học, được đào tạo chun mơn ở các chuyên ngành Điền kinh; Thể dục; Cầu lơng và Bóng đá. Các giáo viên có tuổi đời khá trẻ dưới 40 tuổi có 04 giáo viên chiếm tỉ lệ 80 %, thâm niên công tác trên 10 năm là 02 giáo viên, đội ngũ giáo viên của GDTC có trình độ chun mơn khá tốt, nhiệt huyết và u nghề, đáp ứng yêu cầu giảng dạy và các hoạt động TDTT trong trường học. Hằng năm, các giáo viên GDTC đều được tập huấn nâng cao trình độ chun mơn; Tham gia Hội thảo xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá cơng tác GDTC và thể thao trường học; Các lớp tập huấn phương pháp, kỹ năng dạy bơi, cứu đuối; kỹ năng phịng, tránh tai nạn thương tích, đuối nước. Số lượng học sinh của trường hiện tại là 1485 học sinh trên 05 giáo

viên. Tỷ lệ giáo viên trên học sinh ở mức 01/297. Trung bình mỗi giáo viên đảm nhận khoảng 08 lớp trong một năm học, số tiết dạy học chính khố và hoạt động ngoại khoá thực hiện theo đúng chỉ đạo của Sở GD&ĐT.

3.1.2. Thực trạng chương trình giảng dạy và cách thức tổ chức giờ học GDTC trong Trường THPT Gang Thép

Hoạt động chính khóa: Việc thực hiện dạy môn thể dục ở Trường THPT Gang

Thép được thực hiện theo chương trình của Bộ GD&ĐT, thực hiện Công văn số 5842/BGDĐT-VP, ngày 01/9/2011 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thơng. Việc thực hiện chương trình mơn học thể dục năm học 2011-2012 đến nay nhà trường đảm bảo dạy đúng, dạy đủ 2 tiết/tuần theo chương trình của Bộ GD&ĐT quy định. Đầu các năm học, phân phối chương trình, kế hoạch dạy học của tổ, nhóm chun mơn và của giáo viên được lãnh đạo nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện, được trình bày ở Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Chương trình mơn học GDTC tại trường THPT Gang Thép tỉnh Thái Nguyên

Stt Nội dung học Lớp/tiết học Số

tiết 10 11 12

1 Lí thuyết chung 2 2 2 06

2 Thể dục phát triển chung, Thể dục nhịp điệu 8 7 7 22

3 Chạy ngắn 6 - - 06

4 Chạy tiếp sức - 5 6 11

5 Chạy bền 6 5 6 17

6 Nhảy cao, nhảy xa 8 12 8 28

7 Đá cầu 6 5 6 17

8 Cầu lông 6 6 7 19

9 Môn thể thao tự chọn (Bóng chuyền, Bóng đá,

Bóng rổ...) 20 20 20 60

10 Ôn tập, kiểm tra cuối kỳ, cuối năm và tiêu chuẩn

RLTT 8 8 8 24

Qua bảng 3.2 cho thấy, mỗi khóa trong 1 năm học có 70 tiết chia làm 2 học kì. Trong đó có 02 tiết là lý thuyết, 08 tiết ơn tập, kiểm tra cuối kì. Cấu trúc chương trình có 2 phần, phần “bắt buộc” và phần “tự chọn”, đây là cấu trúc có tính khoa học và thực tiễn cao, được nhiều nước trong khu vực và quốc tế áp dụng. Phần chương trình tự chọn được xác định theo hướng phổ thơng đa dạng, trong đó có các mơn thể thao hiện đại như các mơn bóng, đồng thời cũng chú trọng các môn thể thao dân tộc như Đá cầu, Bơi, Võ cổ truyền và trò chơi dân gian. Phần tự chọn dành cho các địa phương chủ động chọn và nội dung đưa vào giảng dạy chỉ dừng ở mức phổ thơng, phù hợp với lứa tuổi, giới tính, thực tiễn cơ sở vật chất và khả năng của giáo viên.

Hoạt động ngoại khoá: Trường THPT Gang Thép được Đảng uỷ, Ban

giám hiệu Nhà trường luôn quan tâm tới phong trào tập luyện thể thao trong nhà trường, tạo điều kiện cho học sinh, cán bộ nhà giáo được thường xuyên tham gia tập luyện, thi đấu nhằm duy trì, nâng cao sức khỏe, thể lực phục vụ tốt cho hoạt động học tập và giảng dạy.

Hàng năm Trường THPT Gang Thép đều tổ chức Hội khỏe Phù Đổng cấp trường, việc tổ chức với hình thức quy mơ phù hợp với điều kiện của Nhà trường hàng năm đều tổ chức các mơn Bóng đá, Cầu Lơng, Bóng bàn, Điền kinh, Đá Cầu, Đẩy gậy, Kéo co... Hội khỏe Phù Đổng đã khuyến khích, động viên đơng đảo học sinh tham gia tập luyện và thi đấu ở các môn thể thao Nhà trường thực hiện tuyển chọn, thành lập đoàn vận động viên tham gia Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh, cấp Trường. Nhà trường đã thành lập được các câu lạc bộ TDTT và duy trì hoạt động các Câu lạc bộ TDTT như CLB Bóng rổ, Bóng đá, Cầu lơng, Bóng bàn, Đá cầu. Hằng năm nhà trường đã tăng cường đầu tư kinh phí, xây dựng, bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất đảm bảo tốt việc tập luyện TDTT, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có tại các địa phương để tổ chức học tập và tập luyện TDTT cho học sinh và phong trào tập luyện TDTT trong cán bộ giáo viên trong nhà trường ngày các được phát triển.

Tổ chức tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ nhà trường có kế hoạch triển khai và duy trì nền nếp việc tập thể dục buổi sáng hoặc tập thể dục giữa giờ theo hướng dẫn và hô các khẩu ngữ sau khi tập thể dục tập thể như (Khỏe – để xây dựng và bảo vệ tổ quốc; Khỏe – để kiến thiết đất nước; Thể dục – khỏe, khỏe, khỏe). Tuyên truyền các nhà trường, cơ sở giáo dục tận dụng tối đa điều kiện cơ sở vật chất để duy trì, tổ chức hiệu quả thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, đảm bảo 100% học sinh trong toàn trường tham gia tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ thường xuyên. Cán bộ, giáo viên tham gia tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ cùng học sinh. Đối với các trường có diện tích hẹp sử dụng phịng học, hành lang, sân trường để tổ chức tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ cho học sinh; tiếp tục triển khai dạy các bài võ cổ truyền cho học sinh.

Công tác phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước nhà trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh về cách nhận biết nguy cơ đuối nước; hình thành ý thức, thói quen nếu khơng biết bơi tuyệt đối không được xuống nước khi khơng có sự giám sát, đồng ý của người lớn; học sinh biết bơi phải bơi ở những nơi an toàn; hướng dẫn kỹ năng cứu đuối an tồn, phịng ngừa các vụ đuối nước tập thể đáng tiếc xảy ra.

Ban Giám hiệu Nhà trường đã giao nhiệm vụ cho giáo viên, hằng ngày dành thời gian cuối mỗi buổi học quán triệt, nhắc nhở khuyến cáo các em trên đường từ nhà đến trường, từ trường về nhà và thời gian nghỉ hè tuyệt đối không được chơi, đùa nghịch gần ao, hồ, sông suối, kênh, rạch, hố cơng trình, nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước, tự ý hoặc rủ nhau tắm, đi bơi khi khơng có người lớn đi cùng. Nhà trường lồng ghép nội dung giáo dục ý thức, kiến thức, kỹ năng an tồn phịng, chống tai nạn đuối nước trong các hoạt động giáo dục của nhà trường, trong các giờ học thể dục; tổ chức các buổi sinh hoạt tuyên truyền về tác hại, ảnh hưởng của đuối nước, giải pháp phòng, ngừa.

3.1.3. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC cho học sinh Trường THPT Gang Thép tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh trường trung học phổ thông gang thép tỉnh thái nguyên​ (Trang 42 - 45)