Lựa chọn và ứng dụng giải pháp nâng cao hiệu quả GDTC cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh trường trung học phổ thông gang thép tỉnh thái nguyên​ (Trang 53)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.2. Lựa chọn và ứng dụng giải pháp nâng cao hiệu quả GDTC cho học sinh

3.2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng GDTC cho học sinh Trường THPT Gang Thép tỉnh Thái Nguyên lượng GDTC cho học sinh Trường THPT Gang Thép tỉnh Thái Nguyên

3.2.1.1. Những căn cứ lý luận để lựa chọn giải pháp

Để lựa chọn giải pháp nâng cao hiệu quả GDTC cho học sinh trường THPT Gang Thép tỉnh Thái Nguyên, đề tài có những căn cứ lý luận sau:

Thực hiện công tác GDTC và thể thao trường học theo hướng dẫn tại Nghị định số 11/2015/NĐ-CP, ngày 31/01/2015 của Chính phủ quy định về GDTC và thể thao trường học; thực hiện tốt Quyết định số 51/2012/QĐ-TTg, ngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên TDTT.

Quyết định số 14/2001/QĐ-BGDĐT, ngày 03/5/2001 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế GDTC và y tế trường học; Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực HSSV; Quyết định số 72/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 23/12/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy định tổ chức hoạt động TDTT ngoại khoá cho HSSV.

Thực hiện Quyết định 1076/QĐ-TTg, ngày 17/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án Tổng thể phát triển GDTC và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025. Với mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả GDTC và thể thao trường học, nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực toàn diện, trang bị kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản và hình thành thói quen tập luyện TDTT thường xuyên của trẻ em, học sinh, góp phần nâng cao tầm vóc người Việt Nam; đồng thời phát hiện, đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao cho tỉnh Thái Nguyên; Thực hiện Kế hoạch số 101/KH-UBND, ngày 28/8/2018 của UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tổng thể phát triển GDTC và thể thao trường học giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

3.2.1.2. Những căn cứ thực tiễn để lựa chọn giải pháp

Một là: Căn cứ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên giảng dạy môn GDTC. Hai là: Căn cứ vào đánh giá thực trạng công tác TDTT và thể lực của học

sinh trong những năm gần đây.

Ba là: Căn cứ vào chương trình GDTC hiện hành và chương trình giáo

dục phổ thơng mới 2018 của Bộ GD&ĐT.

Bốn là: Căn cứ vào định hướng phát triển giáo dục của nhà trường.

Năm là: Dựa vào kết quả phỏng vấn các chuyên gia, nhà khoa học TDTT

giáo viên TDTT.

3.2.1.3. Những nguyên tắc lựa chọn các giải pháp

Lựa chọn các giải pháp phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau:

Nguyên tắc thứ nhất: Phải đảm bảo tính khoa học.

Nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động TDTT phải mang tính khoa học, phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi hướng tới sự ưa thích, hứng thú, tự giác tích cực tập luyện của học sinh. Phù hợp với nhận

thức của học sinh và quy luật hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động và phù hợp với mối quan hệ nội tại của bản thân các nội dung với nhau.

Nội dung dạy học phải sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, tuần tự tăng tiến và liên quan hệ thống với nhau. Phải chú ý tiếp thu những thành quả trong giảng dạy để không ngừng đổi mới. Nội dung phải toàn diện, phong phú, đa dạng, lại vừa phải tinh luyện và trọng điểm để phù hợp với nhu cầu phát triển tâm sinh lý của học sinh, đồng thời phải phù hợp với giờ dạy học được quy định.

Đảm bảo tính khoa học địi hỏi phải: Kế thừa có chọn lọc các tri thức về TDTT của nhân loại, kết hợp những thành tựu hiện đại với truyền thống. Đảm bảo nội dung, biện pháp tổ chức quản lý và phương pháp tập luyện TDTT của quần chúng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và yêu cầu phát triển của đất nước trong từng thời kỳ.

Nguyên tắc thứ hai: Đảm bảo tính giáo dục địi hỏi khi lựa chọn nội dung

dạy học phải căn cứ vào nhu cầu xã hội và xuất phát từ mục tiêu dạy người. Đó là đào tạo những con người phát triển toàn diện. Nội dung dạy học được lựa chọn thể hiện trong giáo trình phải thể hiện phương hướng XHCN, có lợi cho việc học tập, sinh hoạt, công tác RLTT suốt đời của học sinh, điều đó có tác dụng nâng cao giáo dưỡng văn hóa, bồi dưỡng tư tưởng sáng tạo của các em. Hiệu quả của giáo trình được thể hiện bằng khả năng thúc đẩy học sinh phát triển toàn diện, phục vụ đắc lực sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nguyên tắc thứ ba: Lựa chọn những giải pháp phải phù hợp với lứa tuổi, giới tính, cấp học, bậc học của học sinh, có tác dụng nâng cao hiệu quả GDTC. Dạy học GDTC phải lấy hoạt động RLTT làm đặc trưng cơ bản. Khi chọn nội dung cần đặc biệt chú ý tới đặc điểm tâm sinh lý học sinh. Sự khó dễ, tỷ trọng, tuần tự và yêu cầu của các nội dung đều phải phù hợp với quy luật sinh trưởng, phát triển các tố chất thể lực và hình thành về kỹ năng, kỹ xảo vận động.

Nội dung phải phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh với lứa tuổi và giới tính khác nhau và phải gắn với nhu cầu và cảm hứng của học sinh. Nội dung làm sao có thể góp phần bồi dưỡng sự say mê và hứng thú của học sinh đối với TDTT và có ý nghĩa trong việc phát triển nhân cách học sinh.

Nguyên tắc thứ tư: Sức khỏe dạy học GDTC lấy thúc đẩy phát triển thể lực học sinh làm mục đích chính nên cần coi trọng hiệu quả thực chất của nội dung đối với việc tăng cường sức khỏe, thể chất, đặc biệt là hiệu quả thiết thực về phát triển toàn diện năng lực vận động cơ bản và tố chất thể lực của học sinh, nên khi lựa chọn nội dung dạy học vừa phải quan tâm tới những mơn có giá trị rèn luyện cao, phổ cập, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi.

Tiêu chuẩn RLTT có tác dụng quan trọng với việc tăng cường thể chất học sinh, nên các nội dung tiêu chuẩn RLTT phải trở thành một phần tất yếu của nội dung dạy học.

Nguyên tắc thứ năm: Lý luận kết hợp với thực tiễn nội dung TDTT trường

học nói chung lấy nội dung thực hành làm chính. Dù vậy, hiện có xu thế tăng thích đáng nội dung lý luận. Nguyên tắc lý luận và thực tiễn kết hợp đòi hỏi phải thay đổi quan niệm chưa đầy đủ cho rằng dạy học thể dục đơn thuần chỉ là tổ chức cho học sinh vận động. Trong khi nhấn mạnh hiệu quả RLTT không quên làm cho học sinh tiếp thu có hệ thống các tri thức cơ bản về TDTT và vệ sinh sức khỏe.

Đó là địi hỏi tất yếu cần phải tăng cường tính khoa học của dạy học thể dục và nâng cao giá trị văn hóa, cũng là yêu cầu đối với học sinh trong thời gian học tập cũng như cả đời người phải tiến hành RLTT một cách khoa học.

Nước ta có điều kiện tự nhiên và khí hậu có sự khác nhau khá lớn, trình độ phát triển kinh tế văn hóa cũng có sự khác biệt, thể chất học sinh cũng có sự khác nhau. Để làm cho nội dung dạy học mang tính thiết thực, khả thi đòi hỏi giáo án, tài liệu vừa mang tính thống nhất lại vừa đảm bảo linh hoạt.

Nội dung tự chọn chủ yếu là dựa vào sự hướng dẫn của Bộ GD&ĐT mà các trường hoặc khu vực chọn những nội dung phù hợp với đặc điểm và điều kiện của trường, khu vực, từng trường để phát huy tính tích cực và ưu thế của các trường và địa phương và căn cứ vào sân bãi và dụng cụ tập luyện có đáp ứng được hay không.

3.2.2. Lựa chọn giải pháp nâng cao hiệu quả GDTC cho học sinh Trường THPT Gang Thép tỉnh Thái Nguyên Trường THPT Gang Thép tỉnh Thái Nguyên

Trên cơ sở các nguyên tắc và các căn cứ và các nguyên tắc lựa chọn giải pháp, qua tham khảo tài liệu, đề tài đã lựa chọn được một số giải pháp. Tuy nhiên để tạo điều kiện cho đề tài nghiên cứu mang tính khả thi cần phải làm tốt công tác lựa chọn giải pháp nào thật phù hợp với cơ sở vật chất và điều kiện thực tế của Trường THPT Gang Thép và đạt hiệu quả trong quá trình học tập, rèn luyện của học sinh. Do đó đề tài tiến hành phỏng vấn việc xác định các giải pháp nâng cao hiệu quả GDTC cho học sinh. Đối tượng là 48 cán bộ quản lý, giáo viên hiện đang giảng dạy tại Trường THPT Gang Thép. Nội dung phỏng vấn là xác định mức độ ưu tiên của các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả GDTC cho học sinh theo 3 mức:

+ Mức 1: Rất cần thiết + Mức 2: Cần thiết

+ Mức 3: Không cần thiết

Dựa vào kết quả phỏng vấn, đề tài sẽ lựa chọn và xây dựng nội dung chi tiết cho từng giải pháp nâng cao hiệu quả GDTC cho học sinh Trường THPT Gang Thép góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.

Số phiếu phát ra 48 phiếu, tổng số phiếu thu về là 48 phiếu, số phiếu hợp lệ là 48 phiếu, số phiếu không hợp lệ: 0

Bảng 3.7. Kết quả phỏng vấn cán bộ, giáo viên về lựa chọn giải pháp nâng chất lượng GDTC cho học sinh Trường THPT Gang Thép tỉnh

Thái Nguyên (n=48) Stt Nội dung phỏng vấn Kết quả phỏng vấn (n=48) Rất cần thiết Tỷ lệ (%) Cần thiết Tỷ lệ (%) Không cần thiết Tỷ lệ (%) 1

Đa dạng hóa các hình thức tun truyền giáo dục về vai trò, ý nghĩa, tác dụng của GDTC.

21 43,75 27 56,25 0 -

2 Đổi mới phương pháp dạy học môn

GDTC 15 31,25 33 68,75 0 -

3 Đổi mới hình thức quản lý, tổ chức hướng

dẫn học sinh tập luyện TDTT ngoại khoá. 23 47,92 25 52,08 0 -

4 Khuyến khích mỗi học sinh tập luyện một

môn thể thao tự chọn. 20 41,67 22 45,83 6 12,5

5

Thành lập các CLB thể thao và tăng cường tổ chức thi đấu thể thao trong và ngoài trường theo chủ trương xã hội hóa

19 39,58 25 52,09 4 8,33

6

Sử dụng hợp lý, tận dụng triệt để và bảo quản tốt các trang thiết bị dụng cụ phục vụ công tác GDTC của trường

19 39,58 24 50 5 10,42

7 Cải tiến công tác tuyển sinh, nâng cao chất

lượng tuyển sinh 8 16,66 20 41,67 20 41,67

8 Tăng cường năng lực, chất lượng đội ngũ

Qua Bảng 3.7 cho thấy, tất cả các giải pháp của đề tài đưa ra đều được đa số các ý kiến cho là rất cần thiết và cần thiết để nâng cao chất lượng GDTC cho học sinh với 6/8 giải pháp chiếm tỉ lệ trên 80% trở lên. Qua quá trình phỏng vấn (cả trực tiếp và gián tiếp) các ý kiến đều cho rằng muốn nâng cao chất lượng GDTC cho học sinh không chỉ chú trọng đến 1 giải pháp mà cần phải kết hợp đồng bộ 6 giải pháp một cách hợp lý, khoa học. Đó là các giải pháp:

1. Đa dạng hóa các hình thức tun truyền giáo dục về vai trị, ý nghĩa, tác dụng của GDTC.

2. Đổi mới phương pháp dạy học mơn GDTC.

3. Đổi mới hình thức quản lý, tổ chức hướng dẫn học sinh tập luyện TDTT ngồi giờ học ngoại khố.

4. Khuyến khích mỗi học sinh tập luyện một môn thể thao tự chọn.

5. Thành lập các CLB thể thao và tăng cường tổ chức thi đấu thể thao trong và ngoài trường theo chủ trương xã hội hóa.

6. Sử dụng hợp lý, tận dụng triệt để và bảo quản tốt các trang thiết bị dụng cụ phục vụ công tác GDTC của trường.

Để có cơ sở khoa học cho việc xác định chất lượng các giải pháp trên, đề tài phỏng vấn các nhà chuyên môn (chuyên gia) giàu kinh nghiệm. Số chuyên gia tham gia giám định chương trình là 21, đây là những giảng viên, chuyên gia hàng đầu về công tác GDTC trong các trường Đại học, Sở GD&ĐT, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Hình thức phỏng vấn dưới dạng phiếu hỏi theo các mức: + Rất khả thi

+ Khả thi

+ Không khả thi

Số phiếu phát ra 21, số phiếu thu về 21, số phiếu hợp lệ 21. Kết quả phỏng vấn được trình bày tại Bảng 3.8.

Bảng 3.8. Kết quả phỏng vấn đánh giá tính khả thi của các biện pháp nâng cao hiệu quả GDTC cho học sinh trường THPT Gang Thép

Thái Nguyên (n= 21) Stt Nội dung phỏng vấn Kết quả phỏng vấn Rất Khả thi Không khả thi khả thi n % n % n % 1

Nâng cao nhận thức đối với việc phát triển cơng tác TDTT trong trường học nói chung và tập luyện thể thao ngoại khóa nói riêng

14 66,67 7 33,33 - -

2 Tổ chức các hoạt động thi đấu TDTT,

giao lưu giữa các lớp trong toàn trường 13 61,90 7 33,33 1 4,76

3 Lựa chọn nội dung và hình thức hoạt

động TDTT ngoại khóa phù hợp 15 71,43 4 19,05 2 9,52

4 Tổ chức các hoạt động ngoại khóa có

giáo viên hướng dẫn chuyên môn 14 66,67 6 28,57 1 4,76

5 Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho

các hoạt động tập luyện ngoại khóa 15 71,43 6 28,57 - -

6

Thành lập, duy trì thường xuyên đội tuyển năng khiếu thể thao của từng môn để tham gia thi đấu

13 61,90 7 33,33 1 4,76

Từ kết quả Bảng 3.8 cho thấy, các giải pháp đề tài lựa chọn đều được các nhà chuyên mơn, chun gia tán thành rất cao, đánh giá tính khả thi đạt tỷ lệ trên 90%. Như vậy, các giải pháp của đề tài lựa chọn bước đầu có cơ sở khoa học để ứng dụng trong thực tiễn nhằm xác định hiệu quả của các giải pháp này.

3.2.3. Xây dựng nội dung các giải pháp nâng cao hiệu quả GDTC cho học sinh trường THPT Gang Thép Thái Nguyên học sinh trường THPT Gang Thép Thái Nguyên

Để xây dựng được nội dung cụ thể cho từng giải pháp, đề tài đã tiến hành phỏng vấn tọa đàm, trao đổi trực tiếp với các cán bộ chuyên môn, các chuyên gia, các cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lí và các giáo viên có nhiều kinh nghiệm của các trường Đại học. Để từ đó thống nhất và hồn thiện nội dung cụ thể của từng giải pháp để triển khai và ứng dụng chúng trong thực tiễn. Cụ thể:

* Giải pháp 1: Đa dạng hóa các hình thức tun truyền giáo dục về vai trị, ý nghĩa, tác dụng của GDTC

- Mục đích: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác GDTC

trong nhà trường cho các đối tượng: Cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh… tạo tiền đề cho việc triển khai các giải pháp tiếp theo. Con người chỉ có thể hành động đúng khi có nhận thức đúng về vấn đề và có động cơ thực hiện đúng đắn. Vì vậy, tuyên truyền, giáo dục về vai trị, ý nghĩa của cơng tác GDTC là vấn đề cần thiết. Hiện tại có rất nhiều biện pháp tuyên truyền khác nhau, đa dạng hóa các hình thức tun truyền sẽ giúp người được tuyên truyền dễ dàng tiếp cận vấn đề được tuyên truyền và hiệu quả tuyên truyền vì vậy sẽ cao hơn.

- Nội dung và cách làm:

+ Phối hợp với các phòng ban chức năng đặc biệt là Đoàn Thanh niên Nhà trường quán triệt các chỉ thị Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tác TDTT trong trường học.

+ Tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh của Nhà trường về tầm quan trọng của công tác GDTC trong Nhà trường.

+ Tuyên truyền thông qua hệ thống pano, apphic, khẩu hiệu trên toàn trường. + Giáo viên giảng dạy TDTT phải có nhiệm vụ thơng qua bài giảng liên hệ với thực tế giúp học sinh hiểu được vai trị, ý nghĩa, tác dụng và lợi ích của TDTT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh trường trung học phổ thông gang thép tỉnh thái nguyên​ (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)