Thảo luận chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh khối và tích tụ carbon trên mặt đất đối với rừng tràm (melaleuca cajuputi powell) trồng ở tỉnh đồng tháp​ (Trang 25 - 27)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4. Thảo luận chung

(1) Ước lượng chính xác sinh khối và dự trữ carbon của tất cả các bể carbon của rừng là một công việc phức tạp và tốn kém về nhân lực, về thời gian và kinh phí. Vì thế, đề tài luận văn này chỉ nghiên cứu sinh khối trên mặt đất đối với cây cá thể và quần thụ Tràm cajuputi từ 2 – 12 tuổi.

(2) Sinh khối của cây gỗ và quần thụ có thể được xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau. Việc chọn phương pháp nào là tùy thuộc vào loài cây gỗ, kiểu thảm thực vật, điều kiện nghiên cứu và nguồn số liệu. Căn cứ vào những điều kiện nghiên cứu, đề tài luận văn này chỉ áp dụng phương pháp hàm thống kê sinh khối để xác định sinh khối đối với cây gỗ và quần thụ Tràm cajuputi từ 2 – 12 tuổi.

(3) Độ chính xác của những hàm sinh khối phụ thuộc chặt chẽ khơng chỉ vào dạng hàm, số lượng và kích thước cây mẫu và ơ mẫu, mà cịn vào số lượng biến dự đoán và những tiêu chuẩn chọn hàm thống kê thích hợp... Khi xây dựng những hàm sinh khối đối với rừng Tràm cajuputi từ 2 – 12 tuổi, đề tài luận văn này sử dụng cây bình qn lâm phần; trong đó mỗi tuổi 9 cây. Rừng Tràm cajuputi được trồng với mật độ 20.000 cây/ha. Vì thế, sinh khối của rừng Tràm cajuputi từ 2 – 12 tuổi được ước lượng bằng những ô mẫu 100 m2; trong đó mỗi tuổi 3 ơ mẫu. Nhiều nghiên cứu đã sử dụng hàm lũy thừa với biến dự đoán D hoặc D^2*H để xây dựng những hàm sinh khối đối với cây gỗ và quần thụ. Với mục đích xây dựng những hàm sinh khối với sai lệch nhỏ nhất, hướng giải quyết của đề tài bắt đầu từ kiểm định sai lệch của

nhiều dạng hàm khác nhau, sau đó chọn hàm thích hợp có “Tổng bình phương sai lệch nhỏ nhất = SSRmin). Những hàm thống kê sinh khối ở mức cây cá thể thường xây dựng dựa theo các biến dự đoán tuổi cây (A, năm), D (cm) và H (m) hoặc tổ hợp hai biến ở dạng D*H, D2H và D3/H. Bởi vì quy luật sinh trưởng thể tích và sinh khối của cây cá thể và quần thụ có dạng hình chữ “S” hay dạng đường cong Sigmoid, nên đề tài luận văn này chỉ kiểm định những hàm sinh khối mơ tả tốt quy luật nói trên. Các hàm sinh khối thích hợp đã được xây dựng dựa theo ba biến dự đoán: A, D và H. Biến A được sử dụng để xây dựng các hàm D = f(A), H = f(A), V = f(A), M = f(A) và B = f(A) nhằm mục đích phân tích q trình biến đổi của D, H, V, M và B theo những tuổi khác nhau của cây cá thể và quần thụ.

(4) Khối lượng carbon dự trữ trong các thành phần sinh khối của cây gỗ và quần thụ được xác định bằng cách nhân các thành phần sinh khối với hàm lượng carbon trong những thành phần tương ứng. Do những hạn chế về điều kiện nghiên cứu, đề tài này đã sử dụng hàm lượng carbon trung bình (P%) trong sinh khối của những cây gỗ ở rừng nhiệt đới; trung bình là 47%.

(5) Những kiến thức về rừng không chỉ bao gồm sinh khối của cây gỗ và quần thụ, mà còn cả sinh trưởng D (cm), H (m) và V (m3

) cây cá thể, mật độ quần thụ (N, cây/ha) và trữ lượng quần thụ (M, m3/ha). Những hiểu biết về những yếu tố kể trên cho phép xây dựng những biện pháp quản lý và khai thác rừng thích hợp. Vì thế, bên cạnh những nghiên cứu về sinh khối, đề tài cũng nghiên cứu quá trình sinh trưởng của cây cá thể và quần thụ.

Chƣơng 2

MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh khối và tích tụ carbon trên mặt đất đối với rừng tràm (melaleuca cajuputi powell) trồng ở tỉnh đồng tháp​ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)