ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh khối và tích tụ carbon trên mặt đất đối với rừng tràm (melaleuca cajuputi powell) trồng ở tỉnh đồng tháp​ (Trang 35 - 39)

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Đồng Tháp trải dọc theo sơng Tiền (thuộc hệ thống sông Mê-Kong) theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam, có biên giới giáp nước Campuchia và ranh giới giáp các tỉnh lân cận là 354,62 km.

Tọa độ địa lí: Từ 10o07’ đến 10o58’ vĩ độ Bắc; Từ 105o12’ đến 105o58’ kinh độ Đông.

Tứ cận: Phía Bắc giáp nước bạn Campuchia, có biên giới dài 48,70 km. Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long, dài 52,83 km. Phía Đơng giáp tỉnh Long An, dài 71,74 km và tỉnh Tiền Giang, dài 43,37 km. Phía Tây giáp tỉnh An Giang, dài 107,82 km và tỉnh Cần Thơ, dài 30,16 km.

3.2. Ðịa hình

Đồng Tháp được chia thành 02 vùng địa hình lớn:

- Vùng phía Bắc sơng Tiền: Diện tích 2.585 km thuộc khu vực Đồng Tháp

Mười (ĐTM). Địa hình tương đối bằng phẳng, có hướng dốc Tây Bắc - Đông Nam, cao ở vùng biên giới và vùng ven sơng Tiền, thấp dần về phía trung tâm ĐTM, tạo thành vùng lịng máng trũng rộng lớn có dạng đồng lụt kín, do phù sa sơng Tiền bồi đắp đã tạo thành vùng đất phèn rộng lớn. Tồn vùng có cao độ phổ biến từ 1,00 - 2,00 m; cao nhất 4,00 m, thấp nhất 0,70m. Riêng địa bàn Hồng Ngự, Tân Hồng cao độ phổ biến từ 2,50 - 4,00 m; nơi thấp nhất là khu vực Mỹ An với cao độ 0,70 - 0,90 m.

- Vùng phía Nam sơng Tiền: Diện tích 791 km nằm kẹp giữa sông Tiền và

sơng Hậu. Địa hình có dạng lịng máng, hướng dốc từ hai bên sơng vào, cao độ phổ biến từ 0,80 - 1,00 m; cao nhất là 1,50 m; thấp nhất là 0,50 m. Đặc điểm của vùng này là quanh năm có nước ngọt, hệ thống sông rạch tự nhiên phong phú, tiềm năng tưới tiêu tự chảy khá lớn, hiện trạng chủ yếu là lúa và cây ăn trái đặc sản (cam, quít, xồi, nhãn…).

3.3. Khí hậu, thuỷ văn

- Đặc điểm khí hậu:

Đồng Tháp nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, quanh năm nóng ẩm, lượng mưa phong phú, các yếu tố khí tượng có sự phân hóa theo mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 - 11 trùng với gió mùa Tây - Nam. Mùa khô từ tháng 12 - 4 năm sau trùng với gió mùa Đơng - Bắc.

Nhiệt độ trung bình năm khoảng 270C. Giao động từ 25,80C đến 37,20C. Độ ẩm khơng khí trung bình là 83%, cao nhất 100%, thấp nhất 41%. Lượng mưa từ 1.100 - 1.600 mm.

- Chế độ thủy văn: chia thành 2 mùa:

(1) Mùa kiệt: Từ tháng 1 - 4 hàng năm. Vào mùa này, ngồi yếu tố thủy triều cịn phụ thuộc vào diễn biến lưu lượng từ thượng nguồn sông Mekong đổ về. Bắt đầu từ tháng 1 nguồn nước đưa về sông Tiền giảm dần, thời kỳ kiệt nhất hàng năm từ trung tuần tháng 4, 5, đây cũng là thời kỳ mà sự xâm nhập của thủy triều biển Đông trên sông Tiền và sông Hậu mạnh nhất.

(2) Mùa lũ: Từ tháng 7 - 11 hàng năm. Lũ trên sơng Tiền, sơng Hậu được hình thành do mưa ở thượng nguồn sông Mekong và mưa khu vực gây ra.

3.4. Đất đai

Đồng Tháp có các loại đất chính sau: * Nhóm đất cát (Arenosols)

Đất cát có diện tích 66,55 ha chiếm 0,02 % tổng diện tích tự nhiên tồn tỉnh và được phân bố ở huyện Tháp Mười. Đất hình thành trên nền cát cũ (cát giồng), không chứa vật liệu sinh phèn và khơng bị nhiễm mặn.

* Nhóm đất phù sa (Fluvisols)

Đất phù sa có diện tích 183.939,65 ha, chiếm 56,85 % tổng diện tích tự nhiên tồn tỉnh. Đất hình thành từ trầm tích phù sa sơng non trẻ, khơng chứa vật liệu sinh phèn và không bị nhiễm mặn. Phân bố dọc theo sông rạch và các cù lao của sông Tiền, sông Hậu, hàng năm được bồi đắp thêm phù sa mới.

Đất phèn có diện tích 92.380,87 ha chiếm 28,55% tổng diện tích tồn tỉnh. Đây là nhóm đất khó khăn trong sử dụng cải tạo, bị hạn chế bởi các độc chất phèn (chua Al+++, Fe+++, SO4--). Phân loại đất phèn căn cứ vào tầng phèn (Jarosite), tầng sinh phèn (Pyrite) và độ sâu xuất hiện của chúng trong phẫu diện đất. Tầng sinh phèn là tầng tích lũy vật liệu chứa phèn, là tầng sét ngập nước thường xuyên ở trạng thái yếm khí có chứa SO3- trên 1,75% (tương đương 0,75% S) gọi là tầng Pyrite. Khi oxy hóa Pyrite chuyển dần thành khống Jarosite dưới dạng đốm vàng rơm, làm cho pH = 3,5.

* Nhóm đất xám

Nhóm đất xám có diện tích 26.531,41 ha chiếm 8,20 % tổng diện tích tự nhiên tồn tỉnh. Đất xám trong vùng hình thành trên mẫu chất phù sa cổ (Pleistocene), phân bổ chủ yếu ở biên giới Campuchia.

3.5. Tài nguyên rừng

Rừng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp là rừng trồng trên vùng trũng phèn, phân bố tập trung ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười như: Cao Lãnh, Tháp Mười, Tam Nông.

Theo số liệu thống kê diễn biến rừng năm 2015 do Chi cục Kiểm lâm Đồng Tháp thực hiện, tồn tỉnh diện tích đất lâm nghiệp 12.969 ha, đất có rừng 6.062 ha, đất trống, đồng cỏ 6.907 ha. Chủ yếu là rừng tràm cajuputi với diện tích 6.000 ha (chiếm 98%); trong đó: 906 ha ở tuổi dưới 2; 362 ha ở tuổi 2; 387 ha ở tuổi 3; 220 ha ở tuổi 4; 231 ha ở tuổi 5; 264 ha ở tuổi 6; 246 ha ở tuổi 7, 189 ha ở tuổi 8; 221 ha ở tuổi 9; 200 ha ở tuổi 10; 121 ở tuổi 11; 111 ha ở tuổi 12 và 2544 ha ở tuổi trên 12.

Hình 3.1. Bản đồ hiện trạng rừng tỉnh Đồng Tháp năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh khối và tích tụ carbon trên mặt đất đối với rừng tràm (melaleuca cajuputi powell) trồng ở tỉnh đồng tháp​ (Trang 35 - 39)