So sánh sai lệch của các hàm sinh khối với những biến dự đoán khác nhau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh khối và tích tụ carbon trên mặt đất đối với rừng tràm (melaleuca cajuputi powell) trồng ở tỉnh đồng tháp​ (Trang 32 - 33)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.5. Phương pháp nghiên cứu

2.5.3.5. So sánh sai lệch của các hàm sinh khối với những biến dự đoán khác nhau

Những thành phần sinh khối trên mặt đất đối với cây cá thể đã được xây dựng dưới ba dạng hàm: Bi = f(A), Bi = f(D) và Bi = f(D, H). Vấn đề đặt ra là sinh khối ở mức cây cá thể được dự đoán bằng dạng hàm nào sẽ cho sai lệch nhỏ nhất. Để làm rõ vấn đề đặt ra, trước hết so sánh R2, Se, MAE, MAPE và SSR giữa ba dạng hàm. Với mục đích xác định những hàm ước lượng sinh khối với sai lệch nhỏ nhất, dạng hàm sinh khối với biến dự đốn thích hợp đã được chọn theo tiêu chuẩn SSRmin.

Để làm rõ hơn sự sai khác giữa ba dạng hàm Bi = f(A), Bi = f(D) và Bi = f(D, H), đề tài đã sử dụng phương pháp so sánh điểm chặn và độ dốc của ba hàm hồi quy tuyến tính. Theo đó, trước hết sử dụng 3 dạng hàm này để ước lượng sinh khối đối với cây Tràm cajuputi tương ứng với những cấp A khác nhau. Kế đến, mô tả sinh khối ở mức cây cá thể tương ứng với những cấp A khác nhau bằng hàm lũy thừa (Y = a*A^b). Sau đó, chuyển hàm lũy thừa về dạng tuyến tính và so sánh sai lệch về điểm chặn và độ dốc của ba hàm này bằng tiêu chuẩn F. Nếu P > 0,05, thì sinh khối ở mức cây cá thể được dự đoán bằng ba hàm này khơng có sai lệch rõ rệt. Khi điều đó xảy ra, thì cả ba dạng hàm sinh khối này đều có thể được sử dụng để ước lượng sinh khối đối với cây Tràm cajuputi tương ứng với những cấp A khác nhau. Trái lại, nếu điểm chặn hoặc độ dốc của ba dạng hàm này khơng bằng nhau, thì dạng hàm sinh khối thích hợp được chọn theo tiêu chuẩn SSRmin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sinh khối và tích tụ carbon trên mặt đất đối với rừng tràm (melaleuca cajuputi powell) trồng ở tỉnh đồng tháp​ (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)