Tổng quan quản lý hoạt động nạo vét luồng cảng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về quản lý hoạt động đổ thải chất nạo vét luồng cảng tại thành phố hải phòng (Trang 35 - 42)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ

1.3. Tổng quan về hoạt động đổ thải chất liệu nạo vét luồng cảng

1.3.2. Tổng quan quản lý hoạt động nạo vét luồng cảng tại Việt Nam

1.3.2.1. Nhu cầu thực tế về đổ thải trên biển tại Viê ̣t Nam

Vùng ven biển và các ngành kinh tế biển ở Việt Nam thu hút nguồn nhân lực lớn, đặc biệt là các khu công nghiệp, khu kinh tế, cảng biển, nhà máy đóng và sửa chữa tàu, vận tải biển, cơng nghiệp dầu khí, khai thác khống sản, đánh bắt, ni trồng thủy sản, du lịch,…Hàng năm, vùng ven biển đóng góp khoảng 30% GDP và 50% giá trị xuất khẩu của cả nước và xu hướng ngày một tăng.

Ngoài ra, ngành kinh tế biển và ven biển phát triển mạnh như cảng hàng hải kéo theo việc triển khai các dự án xây dựng bến cảng, cầu cảng, nạo vét luồng tàu,…Như một hậu quả, các hoạt động như vậy đã gây áp lực mạnh mẽ đến môi trường biển do sự gia tăng nhu cầu đổ thải trực tiếp ra biển hoặc đổ thải trên biển. Các hoạt động đổ thải trên biển gồm có: đổ thải chất thải hoặc các vật chất khác từ tàu thuyền ra biển; đổ thải do nhận chìm trên biển và đổ thải do các các hoạt động trên biển khác (Mục 17.18 về bảo vệ môi trường biển của Tuyên bố về Chương trình nghị sự 21 của Liên hiệp Quốc năm 1992).

Trong thực tế, nhu cầu nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải (cho nhận chìm xuống biển) của các Dự án xây dựng cảng, cơng trình biển hay nạo vét, duy tu thường xuyên, hàng năm nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết của việc vận chuyển an tồn hàng hóa xuất, nhập khẩu trong phạm vi cả nước là lớn nhất.

Để bảo đảm an toàn hàng hải, cần thiết phải nạo vét duy tu hàng năm đối với các tuyến luồng cảng sông, biển để phục hồi độ sâu, kích thước luồng, tuyến đường hàng hải, độ sâu các bến, cảng biển theo thiết kế do lượng sa bồi thường xuyên bồi lắng dưới lòng luồng, tuyến đường hàng hải. Tùy theo điều kiện khí tượng thủy văn, dịng chảy, lượng sa bồi ở mỗi nơi khác nhau để quyết định việc nạo vét nhiều hay ít. Nhiều nhất vẫn là việc xây dựng, phát triển hệ thống bến cảng mới đòi hỏi phải nạo vét làm sâu tại khu vực trước các bến cầu cảng hay khai thông, các tuyến luồng vào, ra các cảng mới.

Đối với các chất nạo vét này, ngoài việc đổ thải vào các khu vực cần san lấp mặt bằng ven biển và các dự án lấn biển, lượng còn lại được đổ ra biển nên cần thiết

phải thiết lập các khu vực đổ thải trên biển trước để đáp ứng nhu cầu nạo vét thực tế này đồng thời vẫn bảo đảm được mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội và bảo vệ môi trường một cách bền vững. Tùy theo khối lượng bùn nạo vét lên để thiết kế các vị trí đổ, thải hoă ̣c trê n đất liền (phục vụ san lấp mặt bằng) hoă ̣c các bãi đ ổ thải trên biển theo quy hoạch. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay Việt Nam đang triển khai xây dựng hệ thống các cảng biển theo Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 [1].

Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Giao thông vận tải đã và đang triển khai xây dựng và phê duyệt quy hoạch chi tiết các nhóm cảng biển. Tính đến thời điểm này, Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt quy hoạch chi tiết được 4 nhóm cảng biển như sau:

Bảng 1. 1. Danh sách quyết định về quy hoạch chi tiết các nhóm cảng biển

TT Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển

1

Quyết định số 1742/QĐ-BGTVT ngày 03/8/2011 của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ (Nhóm 2) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

2

Quyết định số 1743/QĐ-BGTVT ngày 03/8/2011 của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Trung Trung Bộ (Nhóm 3) đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

3

Quyết định số 1745/QĐ-BGTVT ngày 03/8/2011 của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đơng Nam Bộ (Nhóm 5) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

4

Quyết định số 1746/QĐ-BGTVT ngày 03/8/2011 của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Nam Trung Bộ (Nhóm 4) đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Việc xác định khối lượng và phương án lựa chọn vị trí đổ vật liệu nạo vét duy tu các tuyến luồng hàng hải là hợp lý và cần thiết nhằm giải quyết các bất cập, tạo thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả trong thực hiện công tác nạo vét duy tu đáp ứng yêu cầu cấp thiết của việc vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu; tăng tính chủ động trong việc thực hiện cơng tác nạo vét, đảm bảo duy trì độ sâu các luồng theo chuẩn tắc thiết kế. Hàng năm Cục Hàng hải Việt Nam đã tiến hành tổng hợp và dự báo số liệu khối lượng chất nạo vét phục vụ ngành hàng hải trên phạm vi cả nước để có thể tổng hợp và đưa ra giải pháp hợp lý cho vấn đề này (Bảng 1.2.).

Bảng 1. 2. Khối lƣợng nạo vét các luồng cảng hàng hải năm 2015

STT Tên luồng Khối lƣợng nạo vét

1 Hải Phòng 1.100.000

2 Hòn Gai - Cái Lân 145.000 ÷ 170.000

3 Đà Nẵng 90.000 ÷ 100.000 4 Nghi Sơn 340.000 5 Cửa Lị 115.000 ÷ 125.000 6 Phà Rừng 135.000 7 Hòn La 10.000 ÷ 16.000 8 Thuận An 80.000 ÷ 100.000 9 Vũng Áng 90.000 ÷ 120.000 10 Cửa Hội 40.000 ÷ 50.000 11 Sài Gòn - Vũng Tàu 230.000 12 Quy Nhơn 276.192 13 Định An – Cần Thơ 62.833 14 Vũng Tàu - Thị Vải - 15 Soài Rạp - Hiệp Phước 500.000 16 Sông Dinh 100.000

[Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam, 2015] 1.3.2.2. Thực trạng việc quản lý hoạt động đổ thải nạo vét tại Việt Nam

TTg ngày 27/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thực hiện cơ chế nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải do Bộ Giao thông vận tải quản lý.

Trên thực tế, việc quản lý hoạt đô ̣ng đổ thải bùn na ̣o vét và các khu vực đổ thải bùn nạo vét trên biển vẫn được tiến hành thông qua việc tổng hợp nhiều quy định của các văn bản QPPL liên quan đến các nội dung quản lý cụ thể và thường được tổng hợp, trình bày trong các báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đối với từng trường hợp, Dự án cụ thể.

Nội dung báo cáo ĐTM của Dự án hiện nay thực hiện theo quy định tại Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ mơi trường.

Nhìn chung, trên cơ sở Báo cáo ĐTM đối với Dự án được thẩm định, cơ quan chủ quản ra quyết định phê duyệt Báo cáo ĐTM. Quyết định cũng quy định các biện pháp giảm thiểu tác động tới mơi trường và Chương trình Giám sát Mơi trường do chủ dự án thiết lập và một Chương trình Giám sát Mơi trường để thanh tra kiểm sốt do các cơ quan có thẩm quyền về mơi trường thực hiện trên cơ sở kết hợp với chủ dự án [6].

Xét về tổng thể, quy định của ĐTM chưa đầy đủ và không phù hợp với đặc thù của biển trong đánh giá tác động đối với chất thải và bãi chứa chất thải trên biển theo quy định khung 8 bước đánh giá chất thải để cấp phép và kiểm sốt hoạt động nhận chìm theo Cơng ước Ln Đơn hay Nghị định thư Luân Đôn. Các đánh giá tác động môi trường mới tập trung đánh giá chủ yếu về mặt môi trường, thiếu các đánh giá trên phương diện tiếp cận tổng thể, đặc biệt là các đánh giá trong việc bảo đảm an tồn giao thơng và ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, sử dụng biển khác cũng như các nội dung kiểm soát, giám sát việc thực hiện việc nhận chìm trên biển cịn chưa chi tiết, đầy đủ. Hơn nữa, các ĐTM chủ yếu mang tính định tính, thiếu các yếu tố định lượng để so sánh, đối chiếu làm cơ sở cho việc quyết định cho đổ thải tại bãi chứa chất thải trên biển hay không.

Cũng do thiếu các quy định chung để quản lý hoạt động đổ thải bùn nạo vét và các khu vực đổ thải bùn nạo vét trên biển , nên cách thức tiến hành xây dựng Quy hoạch các vị trí đổ bùn nạo vét của các địa phương cũng không thống nhất trong việc vận dụng văn bản QPPL để phân công cho các cơ quan chủ trì thực hiện. Thậm chí có địa phương cịn giao cho Sở Xây dựng chủ trì phối hợp các Sở, cơ quan liên quan tiến hành lập Quy hoạch các vị trí đổ bùn nạo vét trên biển để trình UBND tỉnh phê duyệt căn cứ theo Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn căn cứ Điều 10 về trách nhiệm tổ chức lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch quản lý chất thải rắn [7].

Phân tích về trách nhiệm tổ chức lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch quản lý chất thải rắn nếu chỉ xem xét riêng Nghị định số 59/2007/NĐ-CP thì việc áp dụng Nghị định này là hợp lý, vì Điều 10 quy định:

- Quy hoạch quản lý chất thải rắn cấp vùng, liên tỉnh, liên đô thị, vùng kinh tế trọng điểm do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các ngành liên quan tổ chức lập quy hoạch quản lý chất thải rắn cấp vùng, liên tỉnh, liên đô thị và vùng kinh tế trọng điểm.

- Quy hoạch quản lý chất thải rắn ở địa phương do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập, phê duyệt.

Như vậy, việc thiếu các quy định hướng dẫn việc lập và thực hiện Quy hoạch các vị trí đổ bùn nạo vét cũng như thiếu các quy định hướng dẫn để đánh giá, cấp phép, kiểm sốt nhận chìm trên biển theo quy định của Quốc tế là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho việc quản lý hoa ̣t đô ̣ng đổ thải trên biển trong th ực tế bị lúng túng và bất cập.

Để tháo gỡ những bất cập trong triển khai các hoạt đô ̣ng đổ thải bùn na ̣o vét và các bãi đổ thải trên biển (đặc biệt là việc phải lập báo cáo ĐTM cho việc duy tu hàng năm) nhằm bảo đảm an tồn giao thơng hàng hải, đường thủy nội địa, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của việc vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu trong phạm vi cả nước, Bộ trưởng Bộ Giao thơng vận tải đã chủ trì đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem

xét, ký ban hành Quyết định số 73/2013/QĐ-TTg ngày 27/11/2013 về việc thí điểm thực hiện cơ chế nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải do Bộ Giao thông vận tải quản lý. Tuy nhiên, đây là giải pháp tình thế, việc thí điểm thực hiện từ ngày 01/02/2014 đến hết năm 2016.

Mục tiêu việc thí điểm thực hiện cơ chế nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải nhằm xây dựng cơ chế quản lý đặc thù đối với hoạt động nạo vét, duy tu các tuyến luồng phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế theo hình thức phù hợp và thủ tục rút gọn, tạo thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả để: Củng cố và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các Bộ, ngành và địa phương và từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động nạo vét, duy tu luồng hàng hải. Khuyến khích thực hiện xã hội hóa để huy động tối đa nguồn lực của xã hội tham gia vào công tác nạo vét, duy tu luồng hàng hải, bảo đảm hài hịa lợi ích của Nhà nước và của nhà đầu tư.

Nguyên tắc việc thí điểm thực hiện một số cơ chế đặc thù nhằm phù hợp với thực tiễn hoạt động nạo vét, duy tu luồng hàng hải, làm cơ sở kiểm tra, đánh giá, so sánh, đề xuất xây dựng, hồn thiện cơ chế quản lý cơng tác nạo vét, duy tu luồng hàng hải trong phạm vi cả nước; Ưu tiên thực hiện xã hội hóa cơng tác nạo vét, duy tu tất cả các tuyến luồng hàng hải bằng nguồn lực của xã hội. Chỉ sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải tại các khu vực cảng biển trọng điểm và các tuyến luồng khơng có nhà đầu tư tham gia thực hiện theo hình thức xã hội hóa.

Các nội dung thí điểm cơ chế nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ Giao thông vận tải quản lý bao gồm: Bộ Giao thông vận tải phê duyệt kế hoạch nạo vét, duy tu luồng hàng hải hàng năm, cơ quan quản lý luồng phê duyệt thiết kế bản vẽ thi cơng và dự tốn cơng trình làm cơ sở triển khai thực hiện thi công nạo vét, duy tu luồng hàng hải mà không thực hiện bước lập dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với công tác nạo vét, duy tu luồng hàng hải. Không thực hiện việc bảo hành kết quả thi công nạo vét, duy tu luồng hàng hải sau khi đã được nghiệm thu theo quy định; Chỉ thực hiện việc báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường cho lần đầu thực

hiện công tác nạo vét, duy tu luồng. Đối với những lần tiếp theo chỉ thực hiện việc quản lý, giám sát môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp có thay đổi vị trí bãi đổ vật liệu nạo vét.

Trách nhiệm của Bộ Giao thơng vận tải trong thực hiện thí điểm cơ chế nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải: Chỉ đạo thực hiện công tác nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải sử dụng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước; Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và cơ quan liên quan hướng dẫn trình tự, thủ tục khuyến khích thực hiện xã hội hóa nạo vét, duy tu luồng hàng hải và khu nước, vùng nước trong vùng nước cảng biển kết hợp tận thu sản phẩm, không sử dụng ngân sách nhà nước; Hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục lập kế hoạch, phân công, phân cấp và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong thực hiện cơ chế nạo vét, duy tu luồng hàng hải nhằm bảo đảm đơn giản, thuận tiện, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và tăng cường vai trò, trách nhiệm và hiệu quả quản lý nhà nước; Rà sốt, hồn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật liên quan đến thiết kế, thi cơng, bảo trì luồng hàng hải phù hợp với quy định của pháp luật và yêu cầu thực tiễn,…

Trách nhiệm của Bộ Tài ngun và Mơi trường trong thực hiện thí điểm cơ chế nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải: Chủ trì, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với hoạt động nạo vét, duy tu luồng hàng hải; Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện thủ tục đăng ký tận thu sản phẩm đối với các dự án xã hội hóa thực hiện nạo vét, duy tu kết hợp tận thu sản phẩm theo quy định tại Chỉ thị số 29/2008/CT-TTg ngày 02/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ và quy định có liên quan của pháp luật, bảo đảm đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng trong thực hiện dự án [24].

Việc quản lý hoạt động nạo vét đổ thải vẫn theo cơ chế xin cho chưa có quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về quản lý hoạt động đổ thải chất nạo vét luồng cảng tại thành phố hải phòng (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)