CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Đề xuất giải pháp cho việc quản lý hoạt động đổ thải vật liệu nạo vét
3.3.3. xuất mơ hình quản lý việc giám sát quản lý việc đổ thải chất nạo vét
Một số nhiệm vụ chính của hệ thống bộ máy cấp phép, quản lý hoạt đô ̣ng đổ
thải, nhâ ̣n chìm trên biển để quản lý hoặc thực hiện việc:
- Xem xét, đánh giá, cấp phép cho đổ thải; xem xét, phê duyệt các bãi đổ thải. - Tổ chức lưu giữ hồ sơ về bản chất và nếu có thể số lượng thực sự nhận chìm và địa điểm, thời gian và phương pháp nhận chìm;
- Kiểm tra, giám sát, quan trắc tình hình thực hiện giấy phép, tình hình đổ thải trên biển (độc lập);
- Thiết lập quy hoạch các bãi đổ thải phục vụ các hoạt động bảo đảm an toàn hàng hải, quy hoạch phát triển kinh tế xã hơ ̣i , phục vụ lợi ích cộng đồng; bảo vệ quốc phòng và tổ chức thực hiện;
- Tổ chức phối hợp kiểm tra, giám sát, quan trắc, xử lý vi phạm trong hoạt động đổ thải trên biển…;
- Tổ chức thiết lập các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ hoạt động đổ thải trên biển;
Nhìn chung, quá trình nghiên cứu cần chú trọng đến việc học tập kinh nghiê ̣m của thế giới trong quản lý hoạt động nhận chìm trên biển. Để có thể quản lý tốt hoạt động nạo vét và đổ thải chất nạo vét trên biển Hải Phịng phải có sự quản lý thổng nhất cùng hệ thống từ Trung ương xuống địa phương trên quan điểm quản lý tổng hợp, thống nhất về biển và hải đảo để từ đó thành phố Hải Phịng có những quy định đặc thù cho địa phương.
3.3.3. Đề xuất mơ hình quản lý việc giám sát quản lý việc đổ thải chất nạo vét trên biển trên biển
Trên cơ sở nghiên cứu các mơ hình quản lý hoạt động đổ thải chất thải trên biển của một số nước phát triển và các quy định của quốc tế cũng như các quy định về chức năng nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị liên quan trong lĩnh vực này luận văn đề xuất mơ hình phối hợp điều phối việc đánh giá, cấp phép đối với các đề xuất đổ thải vật liệu nạo vét trên biển tại Việt Nam như sau:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam là cơ quan tham mưu về quản lý tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo) là cơ quan chủ trì phối hợp với Bộ Giao thơng vận tải, các Bộ ngành, cơ quan liên quan để đánh giá, cấp phép, quan trắc tác động môi trường đối với các đề xuất xin nhận chìm trên biển và kiểm tra kiểm soát việc thực hiện.
- Bộ Giao thơng vận tải chủ trì xem xét, cấp phép cho tàu hoặc máy bay xếp hàng là các chất thải, hay vật, chất lên để nhận chìm trên biển, chủ trì phối hợp với các lực lượng kiểm soát biển để quản lý các hoạt động của tàu thuyền, máy bay tham gia vào việc nạo vét, chuyên chở và nhận chìm tại các bãi chứa trên biển. Trong đó: Cục hàng hải Việt Nam và hệ thống Cảng vụ theo phân cấp chủ trì xem xét, cấp phép cho tàu xếp, chuyên chở chất thải, hay vật, chất để cho nhận chìm tại các bãi chứa trên biển (theo các giấy phép tổng hợp đã được đánh giá, cấp phép), chủ trì phối hợp với các lực lượng kiểm soát biển để quản lý các hoạt động của tàu thuyền tham gia vào nạo vét, chuyên chở và nhận chìm tại các bãi chứa trên biển.
Do Việt Nam chưa hoàn thiện khung pháp lý, tổ chức bộ máy phối quản lý hoạt động nhận chìm trên biển nên cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quản lý hoạt động nhận chìm của quốc tế để kiện toàn đồng bộ thể chế luật pháp, tổ chức bộ máy, cơ chế phối đa ngành quản lý tổng hợp về biển, hải đảo nhằm kết hợp hiệu quả việc bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học biển, an toàn sức khỏe cộng đồng, an tồn hàng hải và các lợi ích khác như du lịch, bảo vệ di sản, bảo vệ các ngành công nghiệp liên quan đến sử dụng biển khác cũng như trình độ quản lý, đầu tư trang thiết bị và khả năng ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến.
Lực lượng tàu cảnh sát biển trực tiếp tham gia giám sát hoạt động nạo vét, đổ thải chất nạo vét trên biển theo đúng chức năng được quy định tại Pháp lệnh số 03/2008/PL-UBTVQH12 [23].