Phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về quản lý hoạt động đổ thải chất nạo vét luồng cảng tại thành phố hải phòng (Trang 46)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ

2.2. Phạm vi nghiên cứu

a) Phạm vi địa lý

Hệ thống cảng Hải Phòng, bao gồm khoảng 40 cầu cảng và Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện.

b) Phạm vi vấn đề

- Nghiên cứu hiện trạng quản lý nạo vét và đổ thải chất nạo vét của hệ thống luồng cảng Hải Phòng;

- Nghiên cứu các quy định trong nước và nước ngồi (cơng ước quốc tế về nhận chìm, đổ thải) để đề xuất cơ sở pháp lý trong việc đưa ra các quy định cụ thể cho hoạt động đổ thải chất nạo vét ở hệ thống cảng Hải Phòng và Việt Nam.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp kế thừa, tổng hợp tài liệu

Tổng hợp và kế thừa các kết quả nghiên cứu từ các Công ước quốc tế quy định về hoạt động nhận chìm đổ thải; các quy định về hoạt động nạo vét của một số quốc gia; xem xét mơ hình quản lý về hoạt động đổ thải chất thải trên biển của thế giới và các quy định của Việt Nam liên quan đến quản lý hoạt động đổ thải nạo vét luồng cảng trên biển,…

Các tài liệu này sẽ được phân loại, sắp xếp có trình tự và được định hướng vào nghiên cứu để xác định các cơ sở thực tiễn và lý luận cho mục tiêu nghiên cứu.

Nhằm xây dựng được cơ sở pháp lý và thực tiễn c ủa quốc tế và Vi ệt Nam trong

quản lý hoạt động đổ thải, nhâ ̣n chìm trên biển.

Luận văn đã tiến hành tổng hợp các báo cáo đánh giá tác động môi trường

khai gần đây nhất và cụ thể là Dự án Đầu tư xây dựng cơng trình Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng để điều tra, khảo sát cụ thể việc quản lý và đánh giá ĐTM đối

với hoạt đô ̣ng đổ thải bùn nạo vét và các bãi thải bùn nạo vét trên biển c ủa Dự án.

Vì hiện nay việc quản lý các hoạt động nạo vét và bải thải chất nạo vét đều dựa vào các quy định của ĐTM.

2.3.2. Phương pháp khảo sát thực tế

Đây là phương pháp không thể thiếu trong việc kiểm chứng những tài liệu đã thu thập được và bổ sung những tài liệu, dữ liệu cịn thiếu. Mục đích của việc tiến hành khảo sát thực địa nhằm nhận biết và đánh giá hiện trạng, nhu cầu nạo vét luồng cảng, hiện trạng quản lý việc đổ thải chất nạo vét và phương thức quản lý việc đổ thải tại Hải Phòng. Luận văn tiến hành khảo sát tại Cảng vụ Hàng hải là cơ quan quản lý đội tàu, quản lý hoạt động của các cảng, luồng cảng của Hải Phòng; tại Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tham mưu giúp UBND thành phố Hải Phòng thẩm định các ĐTM các dự án nạo vét đổ thải; Tổng cơng ty Đảm bảo an tồn hàng hải miền Bắc để tổng hợp các số liệu nạo vét hàng năm;…

2.3.3. Phương pháp chuyên gia

Đây là một phương pháp quan trọng và hiệu quả: Phương pháp này huy động được kinh nghiệm và hiểu biết của các chuyên gia về lĩnh vực quản lý chất thải, lĩnh vực kiểm soát mơi trường biển và hải đảo, từ đó sẽ cho các kết quả có tính thực tiễn và khoa học cao, tránh những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu.

Luận văn cũng tiến hành trao đổi với các chuyên gia về hàng hải (Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng), chuyên gia về quản lý nhà nước về hoạt động nạo vét đổ thải tại địa phương (Chi cục Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phịng), với Tổng cơng ty Đảm bảo an toàn hàng hải Miền Bắc là đơn vị thực hiện hoạt động đổ thải vật liệu nạo vét, với các đơn vị cảng: Cảng Hải phịng, Cảng Đình Vũ, Ban Quản lý Dự án Hàng hải 2 (Quản lý C ảng Lạch Luyện - Cát Hải) nhằm nắm bắt được hiện trạng quản lý cũng nhưng các vướng mắc tại địa phương trong hoạt động nạo vét đổ thải vật liệu nạo vét.

2.3.4. Phương pháp tiếp cận hệ thống

Là một phương pháp khoa học giúp xử lý những vấn đề phức tạp, những vấn đề tồn tại trong mối quan hệ hữu cơ, ràng buộc. Nó được vận dụng trong những trường hợp khi có nhiều mối quan hệ phải nghiên cứu, nhiều đối tượng phải xem xét, nhiều yếu tố bất định phải tính đến, nhiều phương án cần cân nhắc so sánh lựa chọn trong khi lượng thơng tin có thể khơng đầy đủ như mong muốn. Phương pháp tiếp cận hệ thống thường rất phù hợp với những đối tượng có cấu trúc không chặt chẽ, tức là những đối tượng vừa có yếu tố định tính và vừa có yếu tố định lượng và chỉ có một phần có thể diễn tả được bằng ngơn ngữ tốn học.

Nội dung chính của phương pháp tiếp cấn hệ thống:

- Xem xét quản lý hoạt động đổ thải chất nạo vét luồng cảng Hải Phịng là một hệ thống: Nó được hình thành từ lực lượng quản lý, các quy định, chính sách, nhu cầu thực tế của hoạt động đổ thải chất nạo vét trong quá trình phát triển ngành Hàng hải và mơ hình tổ chức quản lý các yếu tố trên ảnh hưởng tác động nên nhau để kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường tốt hơn và hiệu quả.

- Trọng tâm nghiên cứu là hiện trạng các quy định quản lý hoạt động đổ thải chất nạo vét luồng cảng. Toàn bộ hệ thống được xem xét đánh giá từ các quy định của Quốc tế đến các quy định của Việt Nam, đánh giá hệ thống quản lý của Việt Nam có phù hợp với các Quy định định của quốc tế chưa. Và đưa ra các đề xuất xây dựng bổ sung các quy định của Việt Nam cho phù hợp với các quy định của quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt quá trình thực hiện luận văn, giúp cho luận văn vừa bảo đảm được tính khái quát, vừa bảo đảm được tính cụ thể, các nội dung trong luận văn nhằm đề xuất được một số giải pháp tăng cường quản lý hiệu quả hoạt động đổ thải chất nạo vét luồng cảng ở thành phố Hải Phòng.

2.3.5. Phương pháp so sánh

Vận dụng để đối chiếu các quy định của luật Việt Nam với các quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Các quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có mức độ áp dụng cao hơn đối với quy định của luật Việt Nam) để từ đó so sánh, đề xuất bổ sung, sửa đổi phù hợp.

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở pháp lý quản lý hoạt động đổ thải vật liệu nạo vét ở Hải Phòng

3.1.1. Các quy định quốc tế về hoạt động đổ thải vật liệu nạo vét

Có nhiều quy định quốc tế quy định về lĩnh vực nhận chìm đổ thải trên biển như: Công ước MARPOL73/78 của IMO, Công ước Luân Đôn 1972 và Nghị định thư Luân Đôn 1996, nhiều Điều ước quốc tế (Công ước, Hiệp định, Thỏa thuận) ở cấp độ vùng, khu vực nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp kiểm sốt ơ nhiễm do việc nhận chìm trên biển giữa các Quốc gia liên quan như: Công ước Barcelona về bảo vệ, phịng ngừa ơ nhiễm biển tại Địa Trung Hải; Công ước về Bảo vệ môi trường biển của Đông Bắc Đại Tây Dương (OSPAR); Công ước về Bảo vệ môi trường biển của biển Baltic (Helsinki); Kế hoạch hành động về bảo vệ, quản lý và phát triển môi trường biển và ven biển Thái Bình Dương khu vực Tây Bắc (NOWPAP); Cơng ước Noumea và Nghị định thư về phịng ngừa ơ nhiễm do nhận chìm ở Nam Thái Bình Dương. Tuy nhiên quy định tổng thể và là cơ sở để xây dựng các quy định khác về

việc quản lý các ho ạt động nhận chìm chất thải và các vật liệu khác trên biển là

Công ước Luân Đôn 1972 và Nghị định thư Luân Đôn 1996.

(1) Công ước Luân Đôn 1972

Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm biển do nhận chìm chất thải và các chất khác năm 1972 cịn được gọi là Cơng ước Luân Đôn 1972 được thơng qua vào ngày 13/11/1972 và có hiệu lực vào ngày 30/8/1975. Cơng ước này nhằm mục đích ngăn chặn việc nhận chìm chất thải xuống biển, đại dương thơng qua việc cấm nhận chìm đối với các chất độc hại và phải thiết lập một chương trình quốc gia để giám sát, cấp phép cho việc nhận chìm các chất thải và vật chất khác. Tính đến ngày 02/12/2013, thế giới có 87 nước tham gia Cơng ước Ln Đơn 1972.

Cơng ước Ln Đơn 1972 có 22 Điều và 3 Phụ lục với các nội dung: + Quy định thiết lập cơ chế cấp phép (Điều 6).

+ Quy định về hành chính, thực thi, và các vấn đề thủ tục (Điều 7 - Điều 12). + Quy định của Công ước và quy định hoạt động, quyền hạn của Ban thư ký của Công ước (Điều 13 - Điều 20).

+ Phụ lục I quy định Danh sách các chất thải và ch ất khác bị cấm nhận chìm trên biển ("Danh sách đen").

+ Phụ lục II quy định Danh sách các chất thải và ch ất khác địi h ỏi phải có

giấy phép đặc biệt từ trước khi cho nhận chìm ("Danh sách xám").

+ Phụ lục III quy định việc xem xét các tiêu chí để quản lý việc cấp giấy phép cho nhận chìm các chất trên biển [29].

(2) Nghị định thư Luân Đôn 1996

Trong năm 1993, các thành viên tham gia Công ước Luân Đôn đã bắt đầu đánh giá chi tiết điều ước quốc tế, dẫn đến việc áp dụng các sửa đổi Ph ụ lục I và II.Những sửa đổi này cấm việc nhận chìm của tất cả các chất thải phóng xạ, q trình đốt trên biển chất thải cơng nghiệp và nước thải, có hiệu lực từ ngày 01/7/1996 cho việc nhận chìm chất thải cơng nghiệp.

Nghị định thư Luân Đôn 1996 được thông qua tại Ln Đơn, ngày 7/11/1996, có hiệu lực từ ngày 24/3/2006, sau khi có 26 quốc gia (15 trong số đó là cũng tham gia Cơng ước London) ký kết. Tính đến ngày 02/12/2013, thế giới có 43 Quốc gia tham gia Cơng ước Ln Đơn 1972.

Nghị định thư này thay thế Công ước 1972 về ngăn ngừa ô nhiễm biển do nhận chìm các chất thải và các chất khác. Các thành viên tham gia Nghị định thư cũng là các thành viên tham gia Công ước và Nghị định thư thay thế Cơng ước.

Nghị định thư Ln Đơn 1996 có 29 Điều và 3 Phụ lục.

- Phụ lục I liệt kê danh sách chất thải, các chất khác có thể được xem xét cấp giấy phép nhận chìm.

- Phụ lục II phác thảo các thủ tục để đánh giá chất thải hoặc các chất khác có thể được xem xét để cho nhận chìm. Phụ lục mơ tả một quá trình tám bước để xác định xem chất thải hoặc chất khác phù hợp cho đổ thải do nhận chìm trên biển và nếu như vậy, làm thế nào để giám sát nó. Tám bước được thể hiện trong Hướng dẫn đánh giá chất thải chung (WAG).

3.1.2. Các quy định chung về hoạt động nhận chìm (đổ thải) trong các quy định quốc tế định quốc tế

Nhìn chung, cả Nghị định thư 1996 và Công ước Luân Đôn 1972 đều quy định việc thiết lập hệ thống luật pháp, tổ chức bộ máy để quản lý chặt chẽ hoạt động nhận chìm trên biển như:

- Thiết lập cơ chế đánh giá chất thải hoặc chất khác đối với các đề xuất nhận chìm hoặc đốt trên biển phục vụ việc cấp phép và quy trình xem xét xác định các vị trí bãi chứa chất thải trên biển; thiết lập quy hoạch các bãi chứa chất thải trên biển;

- Thiết lập quy định, quy trình liên quan đến các thủ tục của hệ thống cấp phép khẩn cấp để kịp thời cấp phép khẩn cấp đối với các trường hợp nhận chìm hoặc đốt trên biển khẩn cấp bất khả kháng;

- Thiết lập quy định áp dụng đối với việc nhận chìm chất thải hoặc các chất khác trong các vùng nội thủy để quản lý hiệu quả theo quy định của Cơng ước;

- Thiết lập các quy trình, thủ tục báo cáo của các tàu thuyền và máy bay quan sát thấy việc nhận chìm trên biển trái Cơng ước;

- Thiết lập việc hệ thống hóa các tín hiệu để sử dụng cho các tàu tham gia vào nhận chìm phù hợp quy định chung của quốc tế;

- Thiết lập quy trình kiểm tra và cấp các chứng nhận cho các trang thiết bị và các tàu tham gia hoạt động nhận chìm;

- Tiến hành giám sát và thực thi các biện pháp thích hợp để kiểm sốt hoạt động nhận chìm trên biển và trong các vùng nội thủy một cách hiệu quả;

- Thiết lập các kênh liên lạc với tất cả các bên có liên quan trong nước và quốc tế để phối hợp quản lý hoạt động nhận chìm trên biển;

- Tổ chức quản lý hoạt động đổ, thải và xử lý chất thải hiệu quả cũng như các biện pháp khác để ngăn chặn hoặc giảm thiểu ơ nhiễm do nhận chìm;

- Thiết lập cơ chế hành chính để báo cáo cho IMO và Tổ chức do các Bên tham gia Nghị định thư Luân Đôn 1996 chỉ định hoặc là Tổ chức do các Bên tham gia Công ước Luân Đôn 1972 chỉ định;

- Tổ chức xem xét, cấp các giấy phép cho các đề xuất xếp chất thải hoặc chất khác lên tàu hoặc máy bay để đưa đi nhận chìm đối với:

+ Tàu hoặc máy bay ở trong lãnh thổ của mình (đối với Quốc gia đã tham gia Cơng ước Luân Đôn 1972 hay Nghị định thư Luân Đôn 1996);

+ Tàu hoặc máy bay đăng ký hoặc treo cờ của mình;

+ Tàu hoặc máy bay đăng ký hoặc treo cờ của mình tiến hành xếp hàng lên (để chở đi nhận chìm) tại lãnh thổ của quốc gia không tham gia Công ước Luân Đôn hoặc Nghị định thư Luân Đôn;

- Kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động nhận chìm trên biển đối với:

+ Tàu và máy bay đăng ký hoặc treo cờ của nước mình;

+ Tàu và máy bay xếp các chất thải hoặc chất khác trong lãnh thổ của mình để chở đi nhận chìm;

+ Tàu, máy bay và các giàn nổi hay các cấu trúc nhân tạo khác cho là tham gia vào việc nhận chìm trong các khu vực thực thi quyền tài phán của mình phù hợp với luật pháp quốc tế.

- Tổ chức tập huấn, đào tạo cán bộ khoa học và kỹ thuật;

- Nghiên cứu, đầu tư trang thiết bị, phương tiện, công cụ để triển khai việc quản lý và thực thi kiểm sốt hoạt động nhận chìm trên biển hiệu quả;

- Tổ chức bảo đảm việc cung cấp thiết bị và các phương tiện cần thiết cho nghiên cứu và giám sát;

- Thiết lập các chương trình, nhiệm vụ, nhiệm vụ NCKH, đề án, dự án và hợp tác quốc tế trong việc: phát triển các thủ tục để việc áp dụng Cơng ước có hiệu quả; tham gia vào các hiệp định khu vực để phịng ngừa ơ nhiễm môi trường, đặc biệt là đối với việc nhận chìm; hài hồ các thủ tục phù hợp với các Bên ký kết các Công ước liên quan khác; hợp tác trong lĩnh vực quan trắc và nghiên cứu khoa học, đào tạo và huấn luyện; giám sát biển...

3.1.3. Các quy định chung về Quy trình đánh giá để cấp phép cho đổ, thải chất thải tại bãi chứa chất thải trên biển thải tại bãi chứa chất thải trên biển

Việc đánh giá chất thải này được thể hiện ở Hình 3.1: “Khung đánh giá chất thải theo Công ước và Nghị định thư Ln Đơn”. Trong đó mơ tả mối quan hệ giữa

các bước, cơng đoạn trong suốt q trình từ khi đánh giá đầu vào, xác định chất đó có thể được cho cấp phép nhận chìm hay khơng, đánh giá bãi chứa chất thải cho đến khi cấp phép, thực hiện, giám sát việc tuân thủ, giám sát hiện trường và đánh giá kết quả cuối cùng. Bao gồm 8 bước sau:

Bước 1: Xem xét đặc tính chất thải, vật liệu nạo vét để đánh giá (Xem xét các tính chất hóa học, vật lý và sinh học).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về quản lý hoạt động đổ thải chất nạo vét luồng cảng tại thành phố hải phòng (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)