Các quy định chung về Quy trình đánh giá để cấp phép cho đổ, thải chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về quản lý hoạt động đổ thải chất nạo vét luồng cảng tại thành phố hải phòng (Trang 52)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở pháp lý quản lý hoạt động đổ thải vật liệu nạo vét ở Hải Phòng

3.1.3. Các quy định chung về Quy trình đánh giá để cấp phép cho đổ, thải chất

thải tại bãi chứa chất thải trên biển

Việc đánh giá chất thải này được thể hiện ở Hình 3.1: “Khung đánh giá chất thải theo Công ước và Nghị định thư Ln Đơn”. Trong đó mơ tả mối quan hệ giữa

các bước, cơng đoạn trong suốt q trình từ khi đánh giá đầu vào, xác định chất đó có thể được cho cấp phép nhận chìm hay khơng, đánh giá bãi chứa chất thải cho đến khi cấp phép, thực hiện, giám sát việc tuân thủ, giám sát hiện trường và đánh giá kết quả cuối cùng. Bao gồm 8 bước sau:

Bước 1: Xem xét đặc tính chất thải, vật liệu nạo vét để đánh giá (Xem xét các tính chất hóa học, vật lý và sinh học).

Bước 2: Kiểm tra, xem xét việc phòng ngừa chất thải, vật liệu nạo vét và đánh giá xem việc lựa chọn các giải pháp thay thế về quản lý chất thải có phù hợp hay khơng.

Bước 3: Xem xét, đánh giá chất thải, vật liệu nạo vét theo Danh sách hành động quốc gia để xác định liệu chất thải, vật liệu có chấp nhận cho nhận chìm hay khơng. Bước 3 này nhằm xác đ ịnh việc các chất thải có thể cho cấp phép nhận chìm hay khơng để chuyển sang Bước 4.

Bước 4: Xác định và mơ tả vị trí bãi đổ thải, nhận chìm (Lựa chọn vị trí bãi đổ thải, nhận chìm).

Bước 5: Xác định tác động tiềm năng và chuẩn bị các giả thuyết tác động (Đánh giá tác động tiềm năng khi cho đổ thải).

Đánh giá tác động tiềm năng khi cho đổ thải để xác định mức độ ảnh hưởng đến an tồn, mơi trường và sinh thái cũng như các ảnh hưởng khác.

Bước 6: Cấp Giấy phép và các quy định trong Giấy phép. Bước 7: Thực hiện dự án và quan trắc, giám sát việc tuân thủ.

Bước 8: Tiến hành giám sát tại hiện trường và đánh giá việc thực hiện đổ thải. Ta cũng có thể gọi đây là quy trình đánh giá để xác định các chất được phép đổ thải trên biển . Trên thực tế, nếu các chất đã đư ợc cấp phép cho nhận chìm rồi, nhưng trong quá trình thực hiện dự án và quan trắc, giám sát việc tuân thủ (Bước 7) hay Giám sát hiện trường và đánh giá việc thực hiện đổ thải (Bước 8), cơ quan có thẩm quyền có thể vẫn dừng việc cho phép đổ thải lại nếu thấy những vi phạm hoặc khi xét thấy những ảnh hưởng của việc đổ thải nhận chìm đến an tồn, mơi trường và sinh thái cũng như các ảnh hưởng khác lớn hơn dự kiến [30].

Đặc tính chất thải Phòng chống và lựa chọn Xem xét kiểm tra việc

phương pháp quản lý chất

thải

Hiện có cơ hội,

điều kiện thực tế để tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý chất thải không? Từ chối Danh sách hành động Vật liệu có được chấp nhận việc đổ

thải hay khơng

Có thể thay

đổi để có thể chấp

nhận đổ hay khơng

Từ chối

Xác định vị trí nhận chìm và các điều kiện của vị trí nhận

chìm

Xác định tác động tiềm năng và chuẩn bị các giả thuyết về tác

động khi cho nhận chìm

Có cấp phép hay khơng

Thực hiện Dự án và giám sát việc tuân thủ

Quan trắc và đánh giá việc thực hiện đổ thải Yes No No No Yes Từ chối No Yes Yes

Hình 3.1.Khung đánh giá chất thải theo Công ƣớc về ngăn ngừa ô nhiễm biển do nhận chìm chất thải và các chất khác năm 1972 và Nghị định thƣ 1996

3.1.4. Cơ sở thực thi luật pháp quốc tế về quản lý hoạt động đổ thải vật liệu nạo vét trên biển tại Việt Nam

Pháp luật của Việt Nam quy định việc tuân thủ và thực thi các điều ước quốc

tế mà Việt Nam là thành viên hoặc th ực thi các quy định của các điều ước quốc tế

mà Việt Nam là thành viên trong trường hợp có quy định khác nhau về cùng một vấn đề so với pháp luật của Việt Nam được thể hiện trong nhiều rất văn bản quy phạm pháp luật như: Hiến pháp sửa đổi hiến pháp năm 1992 mới được Quốc hội thông qua ngày 28/11/2013, Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005, Luật bảo vệ môi trường năm 2014, Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015…

Điều 12, Hiến pháp bổ sung sửa đổi hiến pháp năm 1992 mới được Quốc hội thông qua ngày 28/11/2013 trong việc “tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”. Đây là lần đầu tiên, nội dung rất mới và trong một văn bản pháp lý cao nhất của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hiến pháp đã trực tiếp quy định việc tuân thủ và thực thi các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Các bản Hiến pháp trước đây, ngay cả trong Bản dự thảo Hiến pháp để xin ý kiến năm 2012 đều chưa quy định việc tuân thủ và thực thi các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên [16].

Tại Khoản 1, Điều 6 về Điều ước quốc tế và quy định của pháp luật trong nước của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 đã quy định trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế. Việc Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam quy định phải áp dụng các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên nếu có quy định về cùng một vấn đề có khác nhau so với quy định của văn bản QPPL Việt Nam cũng chính là để thực thi Điều 26 và 27 Công ước viên về Luật điều ước quốc tế (Việt Nam là thành viên), trong đó đã quy định việc ràng buộc trách nhiệm Bên gia nhập các Điều ước quốc tế đã ký phải thực hiện một cách

thiện chí và khơng thể viện dẫn các quy định nội bộ của pháp luật mình để biện minh cho các thiếu sót của họ để thực hiện các Điều ước quốc tế đã ký đó. (“Điều 26 về ràng buộc các bên tham gia: Mọi điều ước đã có hiệu lực; Điều 27 về pháp luật trong nước và việc tôn trọng các điều ước.”).

Khoản 5, Điều 3 về nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008) quy định về nguyên tắc thứ 5 việc không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Theo Khoản 2, Điều 2 về Đối tượng áp dụng của Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005 thì trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. Theo Khoản 1, Điều 5 về Nguyên tắc hoạt động hàng hải thì hoạt động hàng hải phải tuân theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Theo Khoản 2, Điều 28 về Bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phịng ngừa ơ nhiễm môi trường quy định tàu biển khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam phải chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phịng ngừa ơ nhiễm mơi trường [15].

Như vậy, có thể nói, tồn bộ hệ thống chính trị, luật pháp của Việt Nam đều rất tơn trọng chấp nhận sự ràng buộc, áp dụng và thực thi các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong đó có Cơng ước của Liên hiệp quốc về Luật biển 1982.

3.1.5. Các quy định pháp lý liên quan đến việc quản lý hoạt động đổ thải vật liệu nạo vét liệu nạo vét

Các quy định pháp lý liên quan đến việc quản lý hoạt động đổ thải vật liệu nạo vét của Hải Phòng đều áp dụng các quy định chung của Việt Nam. Các quy định pháp lý liên quan đến việc quản lý hoạt động đổ thải vật liệu nạo vét của Việt Nam:

Trong hoạt động bảo vệ môi trường biển, hệ thống văn bản pháp luật ngày càng hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động bảo vệ môi trường biển. Cơ sở pháp lý của việc quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo hiện nay lại bao gồm rất nhiều bộ luật, luật chuyên ngành khác nhau như: Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015, Luật bảo vệ môi trường 2014, Luật Dầu khí, Bộ luật Hàng hải, Luật giao thông đường thủy nội địa, Luật Du lịch và Luật Thuỷ sản, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển ngày 27/8/2008, Nghị định số 57/2010/NĐ-CP ngày 25/5/2010 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển. Cụ thể như sau:

1. Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25/6/2015 gồm 10 chương và 81 điều quy định về Nhận chìm trên biển từ điều số 57 đến điều số 63 [22]

2. Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014 gồm 20 chương và 170 điều. Chương V, quy định về bảo vệ môi trường biển và hải đảo (từ điều 49 đến điều 51) với các nội dung: Nguyên tắc bảo vệ môi trường biển; Kiểm sốt xử lý ơ nhiễm mơi trường biển; hoạt động khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu trên biển là một phần trong các nội dung này [18].

3. Bộ luật Hàng hải Việt Nam ban hành ngày 14/6/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2006 là bộ luật chuyên ngành hàng hải với 18 chương với 261 điều. Khác với Bô ̣ luâ ̣t Hàng hải năm 1990, Bô ̣ Luâ ̣t Hàng hải năm 2005 đã ghi nhận vấn đề bảo vệ môi trường là một nguyên tắc quan trọng: phịng ngừa ơ nhiễm biển là một trong những nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật (Điều 1) và hành vi gây ô nhiễm môi trường biển là hành vi bị nghiêm cấm (Điều 10) [15].

4. Luật Dầu khí 1993 sửa đổi năm 2008 (lần 2) - Điều 5 - quy định các chủ thể tham gia hoạt động dầu khí phải có đề án bảo vệ môi trường và các biện pháp ngăn ngừa bảo vệ môi trường. Nghị định số 48/2000/NĐ-CP (Điều 7) quy định chi tiết thi hành Luật Dầu khí quy định rõ hơn các chủ thể hoạt động dầu khí bao gồm: Báo cáo đánh giá tác động mơi trường; Chương trình quản lý an tồn và đánh giá mức độ rủi ro kèm theo các biện pháp hạn chế sự cố và thiệt hại; trong đó có sự cố

tràn dầu; ứng cứu khẩn cấp các sự cố bao gồm cả các biện pháp kỹ thuật và việc sử dụng các phương tiện, thiết bị để khắc phục sự cố. Các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về thiệt hại đối với người, tài sản và môi trường, kể cả việc làm sạch và khôi phục hiện trạng môi trường do tác hại trực tiếp hay gián tiếp của hoạt động dầu khí gây ra (Điều 9) [20].

5. Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam năm 2008. Theo quy định của đạo luật này, một trong những nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát biển là bảo vệ tài nguyên, phòng ngừa ô nhiễm môi trường (bao gồm việc phịng ngừa ơ nhiễm dầu) trên các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên (Điều 1, 6, 7) [23].

Như vậy, cơ sở pháp lý chung để quản lý hoạt động đổ thải nhận chìm trên biển tại Việt Nam gồm có: Luật Tài ngun, mơi trường biển và hải đảo; Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2014; Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005; Luật Tài nguyên nước năm 2012; Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thốt nước đơ thị và khu công nghiệp; Nghị định số 21/2012/NĐ- CP ngày 25/7/2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải; Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại…

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về quản lý, bảo vệ môi trường bắt buộc áp dụng đã được các Bộ, ngành công bố theo thẩm quyền.

Sau khi rà soát các nội dung quy định tại các văn bản QPPL nêu trên luận văn có xem xét, đánh giá về khả năng chồng chéo các quy định về quản lý hoạt động đổ thải chất nạo vét cụ thể:

Bảng 3. 1. Rà sốt các quy định về đổ thải, nhận chìm trên biển của Việt Nam TT Quy định về kiểm sốt ơ nhiễm biển Quy định về nhận chìm trên biển Quy định về hoạt động đổ thải vật liệu nạo vét luồng

cảng

Quy định về bãi chứa chất thải trên biển

1 Luật Tài nguyên môi trường biển

2015 X x x X

2 Luật Bảo vệ môi trường 2014 X x (Điều 53)

3 Luật Tài nguyên nước 2012 x (Điều 34)

4 Luật Biển 2012 x (Điều 35) x

5 Luật Dầu khí 2008 x (Điều 5, điều 9)

6 Pháp lệnh Cảnh sát biển 2008 x (Điều 6 - điều 7)

7 Bộ Luật Hàng hải 2005 x (Điều 10)

8 Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày

06/3/2009 X x (Điều 17)

9 Nghị định số 21/2012/NĐ-CP X x Điều 32

10 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP X

Từ bảng 3.1 trên đánh giá các quy định về quản lý hoạt động đổ thải chất nạo vét nêu trên ta thấy được:

Thuật ngữ “nhận chìm” lần đầu tiên được sử dụng một lần trong Luật biển

Việt Nam (ban hành năm 2012), hoạt động đổ thải trên biển t ại Việt Nam chính là

hoạt động nhận chìm chất thải hoặc chất khác trên biển đư ợc quy định trong Công ước Luân Đôn và Nghị định thư Luân Đôn.

Hiện nay, các biện pháp cụ thể giảm thiểu các tác động xấu đối với mơi trường; phịng ngừa, ứng phó sự cố mơi trường cũng như cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ mơi trường trong q trình xây dựng và vận hành cơng trình đối với các hoạt động nạo vét và đổ thải trên biển là cơ sở để phê duyệt báo cáo ĐMC hay ĐTM. Đây cũng là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án và cũng là cơ sở để tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Do hình thức kiểm tra thơng qua đoàn kiểm tra chỉ phù hợp với việc kiểm tra việc thực hiện các cơng trình, biện pháp bảo vệ môi trường ở ngay tại Dự án tại thời điểm kiểm tra nên khơng bao gồm được tồn bộ các hoạt động nạo vét và đổ thải trên biển trong tồn bộ q trình diễn ra hoạt động này. Cũng do các quyết định phê duyệt báo cáo ĐMC hay ĐTM không phải là văn bản QPPL nên hiệu lực pháp lý cho việc áp dụng, kiểm tra việc thực hiện khơng cao.

Tuy chưa có các quy định cụ thể nhưng thực tế việc nhận chìm được chúng ta thực hiện thường xuyên và chưa chú trọng việc xác định các tính chất đặc thù trong hoạt động đổ, nhận chìm trên biển để xây dựng các văn bản QPPL điều chỉnh

trực tiếp hoạt động đổ thải trên biển tại Việt Nam.

Các quy định mới ở dạng khung quản lý việc nhận chìm (mục 3, Chương VI Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo) nên chúng ta cần có những văn bản QPPL dưới luật quy định về quản lý về bãi chứa chất thải trên biển hoặc quy định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về quản lý hoạt động đổ thải chất nạo vét luồng cảng tại thành phố hải phòng (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)