Phƣơng pháp phân tích trong phịng thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá hiệu quả xử lý chất thải của gấu bằng chế phẩm vi sinh vật tại trung tâm cứu hộ gấu việt nam – vườn quốc gia tam đảo (Trang 36 - 38)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN

2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phƣơng pháp phân tích trong phịng thí nghiệm

- Máy móc, thiết bị và hố chất pha mơi trường nuôi cấy: các loại máy móc thiết bị thuộc Phịng phân tích thuộc Viện Địa lý – Viện Hàn lâm Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam.

- Địa điểm thực hiện thí nghiệm ủ và trồng cây: Khu vực thí nghiệm của Viện Môi trường nông nghiệp.

- Nghiên cứu đã thực hiện các phân tích trong phịng thí nghiệm các chỉ tiêu lý, hóa, sinh học cụ thể cho từng đối tượng. 3 nhóm phân tích cụ thể được nêu tại bảng dưới đây:

TT Đối tƣợng phân tích Các chỉ tiêu phân tích

1. Mẫu phân gấu

Độ ẩm, pH, Nito tổng số, Cacbon hữu cơ tổng số, Photpho hữu hiệu, Kali hữu hiệu, Photpho tổng số, Kali tổng số,

Vi sinh vật tổng số, nấm men, xạ khuẩn, E.coli, Samonella, nấm men.

Hàm lượng Asen (As), hàm lượng Cadimi (Cd), Hàm lượng Đồng (Cu), hàm lượng Chì (Pb), hàm lượng Kẽm (Zn).

2. Mẫu đất, bã nấm Độ ẩm, pH

Nghiên cứu đã tiến hành phân tích một số chỉ tiêu lý, hoá học của phế thải gấu trước khi xử lý theo các phương pháp như dưới đây:

+ Độ ẩm: Phương pháp phân tích TCVN 9297: 2012. + pH: Phương pháp phân tích: TCVN 5979:1995.

+ Nito tổng số: Phương pháp phân tích: TCVN 8757:2010.

+ Cacbon hữu cơ tổng số: Phương pháp phân tích: TCVN 9294:2012 + Photpho hữu hiệu: Phương pháp phân tích: TCVN 5561:2010. + Kali hữu hiệu: Phương pháp phân tích: TCVN 5561:2010. + Photpho tổng số: Phương pháp phân tích: TCVN 8940:2011. + Kali tổng số: Phương pháp phân tích: TCVN 8660:2011.

Ngồi ra, nghiên cứu cũng đã tiến hành đo 1 số chỉ tiêu kim loại nặng bằng phương pháp phân tích TCVN 6496: 1996 có trong phân gấu để đảm bảo rằng phân gấu khơng thuộc chất thải nguy hại, có thể làm nguyên liệu ủ được.

- Đề tài đã tiến hành xác định mật độ các nhóm vi sinh vật nghiên cứu theo phương pháp Kock:

Các bước tiến hành: Cân 10g mẫu chính xác đến 0,01g vào bình tam giác

dung tích 250ml có chứa 90ml nước cất đã khử trùng. Lắc trên máy lắc 150 vòng/phút trong 30 phút, sao cho vi sinh vật trong dung dịch phân bố đồng đều. Để cho các phần tử nặng lắng xuống trong khoảng 15 phút, gạn thu được dịch huyền phù ban đầu có nồng độ pha lỗng là 10-1.

Hút 1ml dịch trong bình pha lỗng nồng độ 10-1 sang ống nghiệm chứa 9ml nước cất đã khử trùng, thu được nồng độ pha loãng 10-2

. Tiếp tục pha loãng như trên đến độ pha loãng cần thiết. Hút 0,05ml dịch đã pha loãng nhỏ vào các hộp petri đã chứa mơi trường phù hợp với từng nhóm vi sinh vật cần kiểm tra.

(1) Kiểm tra mật độ vi sinh vật tổng số: trên môi trường thạch thịt. (2) Kiểm tra mật độ nấm men: trên môi trường Hansen.

(3) Kiểm tra mật độ xạ khuẩn: trên môi trường Gause. (4) Kiểm tra mật độ E.coli: trên môi trường Mac Conkey.

(5) Kiểm tra mật độ Salmonella: trên môi trường SS. (6) Kiểm tra mật độ nấm mốc: trên môi trường Czech.

Dùng que trang thuỷ tinh (đã vô trùng), trang đều lên mặt môi trường trong hộp petri. Sau khi trang xong dùng giấy gói lại và chuyển các hộp petri chứa vi sinh vật vào tủ ấm và nuôi cấy ở điều kiện nhiệt độ thích hợp cho từng nhóm vi sinh vật. Sau khoảng từ 1- 2 ngày nuôi cấy, lấy mẫu ra quan sát và đếm số khuẩn lạc mọc trên các hộp petri.

Số lượng khuẩn lạc được tính bằng cơng thức:

N = d(n1 0,1n2)

C

 

Trong đó: N: là số vi sinh vật trong một đơn vị kiểm tra (CFU/g (ml)); C: là tổng số khuẩn lạc đếm được trên tất cả các đĩa Petri được giữ lại; n1: là số đĩa Petri được giữ lại ở độ pha loãng thứ nhất;

n2: là số đĩa Petri được giữ lại ở độ pha loãng thứ hai; d : là hệ số pha loãng tương ứng với độ pha loãng thứ nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá hiệu quả xử lý chất thải của gấu bằng chế phẩm vi sinh vật tại trung tâm cứu hộ gấu việt nam – vườn quốc gia tam đảo (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)