CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. KẾT QUẢ QUÁ TRÌNH XỬ LÝ PHÂN GẤU BẰNG CHẾ PHẨM VS
Thí nghiệm ủ phân được tiến hành tại khu thí nghiệm của Viện Mơi trường Nơng nghiệp. Do phế thải gấu là đối tượng nghiên cứu mới, nên nghiên cứu này đã thử nghiệm các công thức ủ khác nhau, một số công thức không đạt được kết quả như mong muốn, chủ yếu do một số nguyên nhân chính sau:
- Hỗn hợp ủ không đạt được độ ẩm thích hợp, thường là khoảng 50-60% là độ ẩm tối ưu, nếu ẩm quá thì đống ủ khơng những khơng lên nhiệt mà cịn có mùi khó chịu hơn và tạo mơi trường sống cho các lồi sinh vật như loăng quăng, dịi... Lưu ý để có thể kiểm sốt được độ ẩm thì chất độn là bã nấm rất quan trọng, bã nấm phải khơ ráo, ko có cành khơ, lá cây giúp cho q trình trộn với phân gấu dễ dàng hơn và người thực hiện cũng dễ kiểm sốt độ ẩm tồn hỗn hợp hơn.
- Hỗn hợp ủ không được bổ sung các chất dinh dưỡng thích hợp. Như đã phân tích ở trên, do thành phần lý hóa của phân gấu khơng thích hợp cho q trình ủ nên cần phải bổ sung thêm các phân vô cơ khác như lân, phôt pho...
- Hỗn hợp ủ khơng đạt được pH tối ưu, vì phế thải gấu có tính axit nhẹ nên cần rắc vôi bột đều đống ủ.
- Do các nguyên nhân khác như dụng cụ ủ bị thủng, ko đủ độ cao (tối thiểu 1m), đống ủ q ít cũng khó lên nhiệt, đống ủ bị nước mưa tràn vào, không bổ sung thêm nước khi đống ủ quá khô, không đảo trộn đống ủ… cũng là các nguyên nhân thông
Bằng kinh nghiệm thực tế và dựa trên các các căn cứ khoa học, nghiên cứu đã xây dựng được công thức ủ hiệu quả cho hỗn hợp phân gấu và bã nấm như sau:
Công thức ủ hiệu quả được tiến hành trên 2 vật liệu là phân gấu và bã nấm (khô) được trộn đều, cho vào bể ủ, bổ sung nước, vôi, lân supe photphat, photphat đá, chế phẩm vi sinh, rỉ đường do Viện Môi trường Nông nghiệp sản xuất. Nếu khơng có máy hỗ trợ việc đảo trộn các nguyên liệu ủ này với nhau, khi đổ nguyên liệu vào bể ủ, có thể rải lần lượt mỗi lớp phân gấu xen kẽ mỗi lớp bã nấm, mỗi lớp dày khoảng 10-15 cm, mỗi lớp rắc vôi bột để điều chỉnh pH. Hòa tan dung dịch gồm nước sạch, lân (supe photphat, photpha đá…), CPVSV, rỉ đường, sau đó rưới dung dịch dung dịch này lên phía trên các lớp phân gấu và lớp bã nấm. Sau cùng rắc thêm CPVSV lên mỗi lớp. Đặt 1 ống nhựa có chiều dài 1m và đục lỗ xung quanh ống vào giữa bể ủ để đo nhiệt độ. Sau đó dùng bạt che phủ trên bề mặt bể ủ.
Để ủ phân gấu đạt hiệu quả, lượng phân gấu và bã nấm theo đúng tỷ lệ đã nêu ở công thức phối trộn các chất dinh dưỡng và CPVSV cho 1 tấn nguyên liệu như sau:
+ Nguyên liệu (Phân gấu + bã nấm): 1 tấn + Lân (supe photphat, photpha đá…): 5 kg + Vôi bột (loại trắng, mịn, tinh): 5-6 kg.
+ CPVSV từ Viện Môi trường nông nghiệp (Các chủng VSV chính: Bacilus polyfermenticus, streptomyces fradiae, sacchatomyces cerevisiae…): 1 kg.
+ Rỉ đường: 5 kg.
+ Nước sạch: 15-20 lít.
Có thể ủ theo đống (với điều kiện khối lượng nguyên liệu lớn, để đảm bảo độ cao đống ủ cao hơn 1m) hoặc ủ trong các dụng cụ như bể ủ, thùng xốp, thùng nhựa nếu lượng nguyên liệu ít hơn.
- Theo dõi, quan sát đống ủ liên tục trong 30 ngày, nếu thấy đống ủ bị khơ thì bổ sung thêm nước để đảm bảo độ ẩm trong khoảng 50-60%.
- Lấy mẫu trong và sau khi ủ của các cơng thức để phân tính tính chất lí hóa và biến động quần thể vi sinh trong đống ủ.
Hình 10. CPVSV do Viện Mơi trường nơng nghiệp sản xuất nghiệp sản xuất
Hình 11. Rỉ đường
Hình 12. Hịa rỉ đường, lân (supe phốt phát, phốt phát đá…) để tạo dung dịch dinh dưỡng bổ sung
Hình 13. Mỗi lớp phân gấu dày khoảng 10-15 cm 15 cm
Hình 14. Lấy vơi bột (khơ, trắng, tinh) để rắc lên từng lớp phân và lớp bã nấm
Hình 15. Rưới dung dịch dinh dưỡng lên bề mặt từng lớp mặt từng lớp
Hình 17. Phủ lớp bã nấm dày 5-10 cm lên hỗn hợp. hỗn hợp.
Hình 18. Phủ liên tiếp các lớp đến khi hết nguyên liệu, sau đó dùng bạt đậy kín tránh nước mưa vào
3.3. BIẾN ĐỘNG QUẦN THỂ VI SINH VÀ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ TRONG QUÁ TRÌNH Ủ