Một số tính chất lý, hố học của phế thải gấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá hiệu quả xử lý chất thải của gấu bằng chế phẩm vi sinh vật tại trung tâm cứu hộ gấu việt nam – vườn quốc gia tam đảo (Trang 47 - 48)

TT Chỉ tiêu Đơn vị đo Kết quả

1. Độ ẩm (W) % 85,17

2. pH - 5-5,5

3. Cacbon hữu cơ % 10,71 4. Nitơ tổng số (N) % 0,53 5. Lân hữu hiệu (P2O5) mgP2O5/100g 77,29 6. Kali hữu hiệu ( K2O) mgK2O/100g 365,12 7. Photpho tổng số % P2O5 0,31 8. Kali tổng số %K2O 0,37 9. Hàm lượng Asen (As) mg/kg. 0,16 10. Hàm lượng Cadimi (Cd) mg/kg. 0,08 11. Hàm lượng Đồng (Cu) mg/kg. 3,22

12. Hàm lượng Chì (Pb) mg/kg Khơng phát hiện. 11. Hàm lượng Kẽm (Zn) mg/kg 120,17

 Kết quả phân tích các thành phần lý, hố học trong phân gấu cho thấy:

- Phân gấu có độ ẩm cao, axit nhẹ. Hàm lượng chất hữu cơ khá cao chiếm tỉ lệ 10,71%. Trong khi đó, hàm lượng nitơ tổng số khá thấp: 0,53%, hàm lượng lân tổng số và kali tổng số lần lượt là 0,31% và 0,37%.

- Từ kết quả phân tích các chỉ tiêu kim loại nặng trong phế thải gấu, đối chiếu với QCVN 03/2015/BTNMT về hàm lượng kim loại nặng cho phép trong đất và QCVN 07/2009/BTNMT về ngưỡng chất thải nguy hại thì hàm lượng hàm lượng KLN có chứa trong mẫu phân gấu khơng đáng kể, có thể sử dụng như một nguyên liệu ủ an toàn.

Theo hướng dẫn về quy trình xử lý phế thải chăn nuôi bằng VSV, tỷ lệ C/N tốt nhất là từ 25/1 đến 30/1. Tỷ lệ C/P tốt nhất trong quá trình phân giải được xác định là từ 75/1 đến 150/1. Về độ ẩm, nên điều chỉnh độ ẩm ban đầu từ 50%-60%. Giá trị pH cho quá trình ủ phân khá rộng, tuy nhiên để hiệu suất ủ cao, pH trong quá trình ủ khơng cao hơn 8.

85,1% là rất cao và pH = 5-5,5 có tính axit nhẹ. Thơng thường, có 2 cách để điều chỉnh độ ẩm cho đống ủ, hoặc là phơi khô tự nhiên hoặc dùng chất độn, đối với đối tượng là phân gấu rất nặng mùi, thì phơi khơ tự nhiên được coi là khơng khả thi, do đó, nghiên cứu sử dụng chất độn để giảm độ ẩm của hỗn hợp. Dùng vôi bội để làm giảm độ axit của phế thải. Mặt khác, đề tài cũng bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng khác để tạo mơi trường thích hợp cho vi sinh vật sinh trưởng và phát triển.

3.1.2. Kiểm tra quần thể vi sinh vật có trong phế thải

- Phế thải gấu có chứa thành phần dinh dưỡng tương đối cao, là môi trường thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật, đặc biệt là các loài vi sinh vật gây bệnh.

- Kết quả kiểm tra quần thể vi sinh vật có trong phế thải gấu sau khi lấy mẫu và biến đổi mật độ vi sinh vật theo thời gian lưu ngồi mơi trường được thể hiện ở Bảng dưới đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá hiệu quả xử lý chất thải của gấu bằng chế phẩm vi sinh vật tại trung tâm cứu hộ gấu việt nam – vườn quốc gia tam đảo (Trang 47 - 48)