Đặc điểm thảm thực vật tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động lớp phủ rừng tỉnh điện biên với sự hỗ trợ của phương pháp phân loại hướng đối tượng và GIS (Trang 47 - 49)

CHƢƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

2.1.7. Đặc điểm thảm thực vật tỉnh Điện Biên

Do địa hình chia cắt mạnh và phân hóa khí hậu cao, thảm thực vật tỉnh Điện Biên khá đa dạng. Nhìn chung rừng trong tỉnh đã bị tác động mạnh chủ yếu là các trạng thái thứ sinh nhân tác. Trữ lƣợng rừng tƣơng đối thấp (trung bình từ 80-245 m3/ha). Trên địa bàn tỉnh Điện Biên có các kiểu thảm thực vật sau đây:

Rừng kín thƣờng xanh á nhiệt đới núi cao (Rừng lùn trên đỉnh núi): Phân bố ở độ cao từ 1.700 m – 1.800 trở lên. Là một kiểu phụ đặc thù của rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới núi thấp đƣợc hình thành trên các đỉnh dơng dốc hay các đỉnh núi cao đất trơ sỏi đá, nhiều nắng gió, mây mù thƣờng xuyên bao phủ. Cây cối ở đây thƣờng thấp dƣới 10m, phát triển chậm, thân và cành đƣợc Địa y và Rêu bao phủ. Đất dƣới tầng rừng mỏng nhƣng có tầng thảm mục dày. Thực vật chủ yếu là các loài cây thuộc họ Đỗ quyên, họ Giổi và họ Mộc lan …

Rừng kín thƣờng xanh á nhiệt đới núi trung bình: Phân bố ở độ cao từ 800m- 900m đến 1.700m – 1.800m. Quần hệ thực vật của kiểu rừng gồm các loài họ Re (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Chè (Theaceae), họ Mộc lan (Magnoliaceae) … Đây là vành đai của những loài cây thuộc khu hệ á nhiệt đới, còn đƣợc gọi là vành đai mây. Khơng khí ln ở tình trạng bão hồ hơi nƣớc, nên tạo điều kiện thuận lợi cho Rêu và Địa y phát triển. Ngoài những cây thuộc các họ kể trên, từ độ cao 1000m trở lên xuất hiện một số loài cây thuộc ngành Hạt Trần nhƣ họ tuế, họ dây gắm, Pơ mu, thơng tre.

Rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới núi thấp: Phân bố từ độ cao 700- 800m trở xuống. Quần hệ thực vật của kiểu rừng gồm các loài giẻ, sồi phảng, côm, chẹo, găng, trƣờng, vối thuốc…

Rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp: Phân bố ở độ cao từ 700m đến 1600m. Mặc dù diện tích rừng này khơng nhiều, nhƣng đây đƣợc xem là diện tích rừng có độ che phủ cao, cịn một số lồi cây gỗ có giá trị kinh tế. Cây lá rộng chủ yếu là một số loài thuộc một số họ thực vật á nhiệt đới nhƣ họ Dẻ (Fagoceae), Long não (Lauraceae), Hồ đào (Juglandaceae)… Cịn một số lồi cây lá kim gồm thông nàng (Dacrycarpus imbricatus), thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius), đôi khi cũng gặp pơ mu (Fokienia hodginsii), một loài cây gỗ quý, hiếm đƣợc ghi trong sách đỏ Việt Nam.

Rừng hỗn loài nửa rụng lá: phát sinh trên nền khí hậu của một số vùng thấp huyện Mƣờng Nhé (Điện Biên) chủ yếu do sự biến đổi của các điều kiện sinh thái (mà chủ yếu là sự suy kiệt và thối hóa của lớp phủ thổ nhƣỡng). Kết quả đã tạo nên các quần xã thực vật mà trong đó các lồi ƣa sáng có khả năng chịu hạn cao, thích nghi với điều kiện môi trƣờng khắc nghiệt bằng khả năng giảm bốc hơi nƣớc thông qua hiện tƣợng rụng lá, nhƣ các loài Sau sau (Liquidamba formosana), Bồ đề(Styrax tonkinensis), Mạy sang (Dendrocalamus sericeus), Dẻ rụng lá (Quercus griffithii, Q. Serrata, Q. Acutissima), Chẹo rụng lḠ(Engelhardtia colebrookiana), Mạy châu bắc bộ(Carya tonkinensis), Mạy thồ lộ(Schima wallichiana)... Chiếm ƣu thế.

Kiểu phụ rừng tre nứa: Phân bố ven sông suỗi và những vùng thấp ẩm, một phần nhỏ phân bố trên dơng thấp có độ ẩm cao. Lồi chủ yếu là mạy hốc, mạy sang, tre mai …

Rừng trồng: loài cây chủ yếu là keo lá tràm, keo tai tƣợng, bạch đàn, trẩu, cao su…

Quần lạc cây bụi cây gỗ rải rác: đƣợc hình thành từ đất nƣơng rẫy cũ bị bỏ hoá từ lâu, thảm thực vật hiện có là những cây bụi thấp mọc xen lẫn với cỏ hoặc cây gỗ rải rác.

Trảng cây bụi: Đây là kiểu thảm phổ biến, do tác động liên tục của con ngƣời vào thảm thực vật rừng, làm cho nó chƣa có điều kiện phục hồi. Cũng có thể đây là kiểu thảm do khai thác trắng, do lửa rừng đang bắt đầu phục hồi với những cây thân gỗ phân cành sớm. Các loài thƣờng gặp là sim (Rhodomyrtus

tomentosa), mua (Melastoma candidum), thàu táu (Aporsa dioica), chà hƣơu (Wendlandia paniculata), một số loài rụng lá thuộc họ Chè (Theaceae), họ Hồi (Illicaceae), họ Hồ đào (Juglandaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Na (Annonaceae), họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Cam (Rutaceae)…

Trảng cỏ: Đƣợc hình thành từ đất nƣơng rẫy. Thực vật chủ yếu là một số loài thuộc họ Hồ thảo (Poaceae), họ Cói (Cyperaceae), họ Gừng (Zigiberaceae), một số lồi thuộc nhóm thực vật khuyết…

Thảm cây công nghiệp: Chè, cà phê…

Thảm cây nông nghiệp: Lúa, ngô, khoai sắn…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động lớp phủ rừng tỉnh điện biên với sự hỗ trợ của phương pháp phân loại hướng đối tượng và GIS (Trang 47 - 49)