Kết quả thành lập bản đồ hiện trạng lớp phủ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động lớp phủ rừng tỉnh điện biên với sự hỗ trợ của phương pháp phân loại hướng đối tượng và GIS (Trang 65 - 71)

CHƢƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI

3.1. THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG RỪNG TỈNH ĐIỆN BIÊN

3.1.5. Kết quả thành lập bản đồ hiện trạng lớp phủ rừng

3.1.5.1. Đánh giá độ chính xác của phƣơng pháp phân loại

Phƣơng pháp Error Matrix based on TTA Mask đƣợc sử dụng để đánh giá sau phân loại. Phƣơng pháp này sử dụng chỉ số Kappa để đánh giá độ chính xác.

Chỉ số Kappa (Қ) là một chỉ số thƣờng đƣợc dùng nhằm thống kê, kiểm tra và đánh giá sự phù hợp giữa những nguồn dữ liệu khác nhau hoặc khi áp dụng các thuật toán khác nhau. Cách xác định chỉ số Kappa (Қ) đơn giản nhất thể hiện nhƣ sau:

Қ=

Trong đó: T – Độ chính xác tồn cục cho bởi ma trận sai số

E – Đại lƣợng thể hiện sự mong muốn (kỳ vọng) phân loại chính xác có thể dự đốn trƣớc (E góp phần ƣớc tính khả năng phân loại chính xác trong quá trình phân loại thực sự).

Chỉ số Kappa đƣợc sử dụng khá hiệu quả trong việc so sánh kết quả phân loại ảnh vệ tinh bởi các thuật toán khác nhau hoặc khác nhau về bộ dữ liệu mẫu. Kết quả phân loại chỉ đạt độ tin cậy khi chỉ số Kappa nằm trong khoảng từ 0.5 đến 0.8.

Bảng 3.4. Ma trận sai số kết quả phân loại ảnh vệ tinh Landsat 8 tại Điện Biên năm 2014 Điện Biên năm 2014

Bảng 3.5. Ma trận sai số kết quả phân loại ảnh vệ tinh Landsat 7 tại Điện Biên năm 2002 tại Điện Biên năm 2002

Kết quả phân loại ảnh vệ tinh Landsat 8 (2014) tại Điện Biên đạt độ chính xác tổng thể 87,28 % và hệ số Kappa đạt 0,8137. Trong đó kết quả phân loại rừng chƣa có trữ lƣợng đạt giá trị chính xác nhất 91%, rừng nghèo có độ chính xác thấp nhất 68%. Với ảnh landsat 7 (2002) độ chính xác tổng thể đạt 81,43%, hệ số Kappa đạt 0,73%.

3.1.5.2. Bản đồ lớp phủ rừng

Ứng dụng phần mềm eCognition Developper 8.7 giải đoán ảnh Landsat 7, Landsat 8, kết quả giải đoán ảnh đƣợc đƣa vào phần mềm arcgis 9.2 để biên tập bản đồ và tính tốn thống kê diện tích các loại rừng. Kết quả thu đƣợc là bản đồ lớp phủ rừng và bảng thống kê diện tích rừng năm 2002 và năm 2014.

3.1.5.3. Hiện trạng lớp phủ rừng

Diện tích lớp phủ rừng tỉnh Điện Biên năm 2002 và năm 2014 đƣợc thống kê từ bản đồ hiện trạng rừng thể hiện trong bảng 3.6.

Bảng 3.6: Thống kê diện tích rừng năm 2002 và năm 2014

TT Loại rừng Năm 2002 Năm 2014 Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) 1 Rừng giàu 5,411 0.57 36,474 3.81 2 Rừng trung bình 7,431 0.78 8,617 0.90 3 Rừng nghèo 24,169 2.53 11,634 1.22 4 Rừng chƣa có trữ lƣợng 289,512 30.27 353,211 36.94 5 Đất khơng có rừng 629,767 65.85 546,354 57.13 Tổng 956,290 100.00 956,290 100.00

Hình 3.5. Biểu đồ diện tích lớp phủ rừng năm 2002 và năm 2014 Qua bảng 3.6 ta thấy tổng diện tích rừng hiện có đến năm 2014 là 409.936 ha (chiếm 42,87 % tổng diện tích đất tự nhiên tồn tỉnh); trong đó diện tích rừng

giàu là 36.474 ha (chiếm 3,81 tổng diện tích đất tự nhiên), diện tích rừng trung bình là 8.617 ha (chiếm 0.9% tổng diện tích đất tự nhiên); diện tích rừng nghèo là 11.634 ha (chiếm 1,22% tổng diện tích đất tự nhiên), rừng chƣa có trữ lƣợng có diện tích lớn nhất là 353.354 ha (chiếm 36,94 % tổng diện tích đất tự nhiên). Nhƣ vậy rừng chƣa có trữ lƣợng chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích rừng hiện có (chiếm 86,16 % diện tích rừng).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động lớp phủ rừng tỉnh điện biên với sự hỗ trợ của phương pháp phân loại hướng đối tượng và GIS (Trang 65 - 71)