Đặc điểm thuỷ văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động lớp phủ rừng tỉnh điện biên với sự hỗ trợ của phương pháp phân loại hướng đối tượng và GIS (Trang 43 - 44)

CHƢƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

2.1.5. Đặc điểm thuỷ văn

Điện Biên nằm ở thƣợng nguồn của 3 hệ thống sơng chính là sơng Đà, sơng Mã và sơng Mê Kơng. Các sơng có trắc diện dọc dốc xấp xỉ 350, lòng hẹp, phát triển thành các mạng lƣới phân cắt mạnh mẽ địa hình. Các chỉ lƣu chảy vào sông thƣờng ngắn, dốc trên 350 phân bố phổ biến ở thị xã Mƣờng Lay. Ở Mƣờng Nhé, Điện Biên Đông, Điện Biên, Tuần Giáo, sơng suối có độ dốc trên 150. Đây là một trong những điều kiện cho phát sinh các tai biến lũ bùn đá và lũ quét đặc biệt là ở các lƣu vực sông Nậm Rốm và sông Nậm Lay.

- Hệ thống sơng Đà ở phía Bắc tỉnh Điện Biên bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam - Trung Quốc chảy qua huyện Mƣờng Tè (tỉnh Lai Châu), thị xã Mƣờng Lay, huyện Tủa Chùa, huyện Tuần Giáo rồi chảy về Sơn La. Phụ lƣu của Sông Đà trên địa bàn tỉnh Điện Biên gồm có các sơng Nậm Mạ, sông Nậm Bum, sông Nậm Na, sông Nậm Pô, sông Nậm Nhé và sông Nậm Mức... Tổng diện tích lƣu vực khoảng 5.300 km2.

- Hệ thống sơng Mã ở phía Nam tỉnh Điện Biên có các phụ lƣu chính là sơng Nậm Khoai thuộc huyện Tuần Giáo và sông Nậm Mạ huyện Điện Biên Đơng. Tổng diện tích lƣu vực 2.550 km2.

- Hệ thống sơng Mê Kơng có diện tích lƣu vực là 1.650 km2 với các nhánh sơng chính là sơng Nậm Rốm và sơng Nậm Núa. Sông Nậm Rốm bắt nguồn từ phía Bắc huyện Điện Biên chảy qua TP. Điện Biên Phủ, qua xã Pa Thơm (huyện

Điện Biên) rồi chảy sang Lào. Sông Nậm Núa bắt nguồn từ xã Mƣờng Nhà

(huyện Điện Biên) chảy theo hƣớng Nam - Bắc sau đó chuyển sang hƣớng Đông - Tây gặp sông Nậm Rốm ở dơng lịng chảo Điện Biên rồi chảy sang Lào.

Dòng chảy mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10 chiếm khoảng 75 - 80% tổng lƣợng dòng chảy của năm. Dòng chảy mùa kiệt kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Trong suốt những tháng mùa kiệt dòng chảy chiếm khoảng 20 - 25% tổng lƣợng dòng chảy cả năm. Tháng kiệt nhất xảy ra trong tháng 3.

Nhìn chung hệ thống sơng, suối trên địa bàn tỉnh Điện Biên khá phong phú và đa dạng (với hơn 1.000 sông, suối lớn nhỏ) nên việc khai thác, tận dụng yếu tố thủy văn có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Tại những nơi có địa hình bằng phẳng, độ dốc thấp nhƣ lòng chảo Điện Biên, một số khu vực thuộc các huyện Tuần Giáo, Mƣờng Ảng, Mƣờng Nhé, Tủa Chùa thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp: trồng lúa nƣớc, rau đậu các loại, nuôi trồng thủy sản... Những nơi có địa hình cao, độ dốc lớn thƣờng bị hạn chế về khả khả năng khai thác sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, hay xảy ra lũ quét, lũ ống, việc xây dựng các cơng trình thủy lợi đòi hỏi phải đầu tƣ rất lớn nhƣng đồng thời khu vực này cũng là nơi cung cấp nguồn thuỷ năng lớn thuận lợi cho xây dựng các cơng trình thuỷ điện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động lớp phủ rừng tỉnh điện biên với sự hỗ trợ của phương pháp phân loại hướng đối tượng và GIS (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)