Đặc điểm địa hình, địa mạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động lớp phủ rừng tỉnh điện biên với sự hỗ trợ của phương pháp phân loại hướng đối tượng và GIS (Trang 41 - 42)

CHƢƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

2.1.3. Đặc điểm địa hình, địa mạo

Điện Biên có địa hình rất phức tạp, độ dốc lớn, khá hiểm trở và chia cắt mạnh, với những dãy núi chạy dài theo hƣớng Tây Bắc - Đơng Nam có độ cao biến đổi từ 200 m đến hơn 1.800 m. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đơng. Ở phía Bắc có các điểm cao 1.085 m, 1.162 m và 1.856 m (thuộc Mƣờng Nhé), cao nhất là đỉnh Pu Đen cao 1.886 m. Ở phía Tây có các điểm cao 1.127 m, 1.649 m, 1.860 m và dãy điểm cao Mƣờng Phăng kéo xuống Tuần Giáo. Xen lẫn các dãy núi cao là các thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc phân bố khắp nơi trên địa bàn tỉnh, trong đó đáng kể có thung lũng Mƣờng Thanh rộng hơn 150 km2, là cánh đồng lớn và nổi tiếng nhất của tỉnh và tồn vùng Tây Bắc. Núi bị bào mịn mạnh tạo nên những cao nguyên khá rộng nhƣ cao nguyên A Pa Chải - Mƣờng Nhé, cao nguyên Tả Phình - Tủa Chùa. Ngoài ra cịn có các dạng địa hình thung lũng, sơng suối, thềm bãi bồi, nón phóng vật, sƣờn tích, hang động castơ, mô sụt võng... Phân bố rộng khắp trên địa bàn, nhƣng diện tích nhỏ.

Địa hình tỉnh Điện Biên có 3 nhóm kiểu địa hình chính:

- Nhóm kiểu địa hình đồi núi: Gồm các kiểu núi cao, trung bình, núi thấp, kiểu sơn nguyên, đồi bát úp. Một số núi cao nhƣ núi Pho Thông (1908 m), núi Nậm Khẩu Hú (1747 m), dãy núi Hồ Nậm Ngàn (1395 m). Phía Nam tỉnh là các dãy núi thƣợng nguồn sông Mã và sông Nậm Rốm, đỉnh cao nhất là Pu Khuổi Long (2178 m).

- Nhóm kiểu địa hình karst: Phân bố ở Tủa Chùa, phía Đơng của tỉnh thuộc cao ngun đá vơi chạy từ Phong Thổ đến Ninh Bình.

- Nhóm kiểu địa hình thung lũng và lịng chảo miền núi: Phân bố ở lòng chảo Điện Biên, trung tâm Mƣờng Lay và khu vực thị trấn Tủa Chùa.

Với địa hình nhƣ vậy nên tỉnh Điện Biên gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển sản xuất, xây dựng hạ tầng, nhất là giao thông và tổ chức dân cƣ xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động lớp phủ rừng tỉnh điện biên với sự hỗ trợ của phương pháp phân loại hướng đối tượng và GIS (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)