Ma trận biến động diện tích lớp phủ rừng tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động lớp phủ rừng tỉnh điện biên với sự hỗ trợ của phương pháp phân loại hướng đối tượng và GIS (Trang 74 - 94)

giai đoạn 2002 – 2014 Loại rừng Rừng giàu Rừng trung bình Rừng nghèo Rừng chƣa có trữ lƣợng Đất khơng có rừng Rừng giàu - 2,889 2,782 30,803 - Rừng trung bình - 29 4,125 4,463 - Rừng nghèo - 37 68 7,247 4,282 Rừng chƣa có trữ lƣợng 3,915 4,080 14,450 159,912 170,854 Đất khơng có rừng 1,496 396 2,744 87,087 454,631 Từ bản đồ biến động rừng (hình 3.4), bảng 3.7, bảng 3.8 và kết quả tính tốn sau khi chồng ghép 2 bản đồ hiện trạng rừng năm 2002, năm 2014 với ranh giới các huyện nhận thấy sự tăng giảm về diện tích giữa các loại rừng rất khác nhau giữa các huyện trong tỉnh. Sự biến động rừng trong giai đoạn này diễn ra khá phức tạp cụ thể nhƣ sau:

Thay đổi diện tích rừng giàu: trong giai đoạn 2002- 2014, toàn bộ diện tích rừng giàu năm 2002 (tập trung ở huyện Điện Biên và huyện Mƣờng Chà) đã bị chặt phá và chuyển toàn bộ thành rừng chƣa có trữ lƣợng (3,915 ha) và đất khơng có rừng (1,496 ha). Đến năm 2014 một phần diện tích rừng trung bình, rừng nghèo, rừng chƣa có trữ lƣợng đã chuyển thành rừng giàu. Diện tích rừng giàu này tập trung chủ yếu là ở huyện Mƣờng Nhé và một phần nhỏ ở huyện Nậm Bồ. Nguyên nhân của việc tăng diện tích này là do khu vực này là khu bảo tồn thiên nhiên Mƣờng Nhé nên có nhiều chính sách đầu tƣ hỗ trợ cho cơng tác bảo vệ do đó rừng ở đây đƣợc bảo vệ tốt.

Thay đổi diện tích rừng trung bình: Gần nhƣ tồn bộ diện tích rừng trung bình (năm 2002) đã chuyển đổi sang các loại hình lớp phủ rừng khác trong giai đoạn 2002 -2014 diện tích rừng này giữ ngun khơng bị chuyển đổi chỉ có 29 ha thuộc huyện Mƣờng Nhé. Trong số diện tích rừng này chuyển đổi sang loại rừng khác đáng kể nhất là 2.889 ha rừng trung bình chuyển sang rừng giàu (khu vực rừng giàu này chủ yếu là ở huyện Mƣờng Nhé và một phần nhỏ ở huyện Nậm Pồ). Diện tích rừng trung bình tại các huyện khác trong tỉnh bị chặt phá, bị cháy rừng … đã chuyển sang rừng chƣa có trữ lƣợng và đất khơng có rừng.

Cũng trong giai đoạn này một phần diện tích rừng nghèo và rừng chƣa có trữ lƣợng đã chuyển lên thành rừng trung bình. Tuy nhiên diện tích chuyển đổi này chỉ có ở 2 huyện Mƣờng Nhé và Nậm Pồ. Các huyện khác diện tích rừng trung bình khơng tăng lên.

Thay đổi diện tích nghèo: Rừng nghèo ở Điện Biên đã giảm về diện tích, đáng chú ý là một phần diện tích rừng nghèo ở huyện Mƣờng Nhé và Nậm Pồ do thuộc diện tích của khu bảo tồn thiên nhiên Mƣờng Nhé nên đƣợc bảo vệ tốt đã chuyển thành rừng giàu (2782 ha) và rừng trung bình (4.125 ha). Diện tích rừng nghèo khơng thay đổi là 68 ha. Diện tích rừng nghèo cịn lại do bị khai thác quá mức đã bị chuyển đổi thành đất khơng có rừng và rừng chƣa có trữ lƣợng, diện tích bị chuyển đổi tập trung lớn nhất ở 2 huyện Mƣờng Chà và Tuần Giáo.

Thay đổi diện tích rừng chƣa có trữ lƣợng: Diện tích rừng chƣa có trữ lƣợng trong giai đoạn nghiên cứu đã tăng lên 63.699 ha. Trong tổng số rừng chƣa có trữ lƣợng hiện có thì chỉ có 159.912 ha rừng chƣa có trữ lƣợng khơng thay đổi, chiếm 45% tổng diện tích rừng chƣa có trữ lƣợng hiện có. Diện tích đất khơng có rừng đã phát triển thành rừng chƣa có trữ lƣợng là 170.854 ha (chiếm 48%) đây là 1 xu hƣớng tích cực trong cơng tác bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh.

Thay đổi diện tích đất khơng có rừng: Tổng diện tích đất khơng có rừng có sự thay đổi nhiều trong giai đoạn 2002 – 2014 theo chiều hƣớng giảm. Diện tích đất này giảm chủ yếu là do chuyển từ đất trống cây bụi, cây gỗ rải rác sang đất rừng chƣa có trữ lƣợng.

Qua sự chuyển đổi của các loại hình thực phủ với nhau ta thấy, diện tích đất khơng có rừng có sự biến động mạnh nhất, sự biến động này xảy ra ở tất cả các huyện trong tỉnh. Từ bản đồ biến động có thể nhận thấy rằng, khu vực có sự biến động ít nhất là TP. Điện Biên Phủ và TX. Mƣờng Lay, khu vực có sự biến động mạnh nhất là huyện Mƣờng Nhé, Nậm Pồ, huyện Điện Biên, huyện Mƣờng Chà. Sự biến động ở các khu vực này theo chiều hƣớng khác nhau. Khu vực huyện Mƣờng Nhé và Nậm Pồ biến động sảy ra theo hƣớng tích cực là tăng diện tích và chất lƣợng lớp phủ rừng, sự thay đổi chủ yếu diễn ra theo hƣớng chuyển đổi từ đất khơng có rừng sang đất có rừng (45.132ha), từ rừng chƣa có trữ lƣợng chuyển sang rừng giàu (30.008ha), rừng trung bình (3.583 ha). Các khu vực khác H. Điện Biên, H. Mƣờng Chà, H. Tủa Chùa, H. Tuần Giáo, H. Mƣờng Ảng biến động theo hƣớng tiêu cực giảm về diện tích và chất lƣợng rừng. Tại các khu vực này tồn bộ diện tích rừng giàu (5.411ha) và rừng trung bình (4.512 ha) năm 2002 đã bị chuyển đổi thành đất khơng có rừng và rừng chƣa có trữ lƣợng.

3.3. NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

3.3.1. Nguyên nhân biến động diện tích rừng

 Tập quán canh tác nƣơng rẫy

Trên địa bàn tỉnh Điện Biên hoạt động canh tác nƣơng rẫy xảy ra thƣờng xuyên và là một trong những nguyên nhân dẫn đến mất rừng. Kết quả điều tra, khảo sát tại tỉnh Điện Biên cho thấy các khu rừng quanh khu dân cƣ đều đã bị chuyển thành đất canh tác, rừng đã chuyển sang trạng thái đất trống, đồi trọc, cây bụi và thảm cỏ. Hiện diện tích nƣơng rẫy trên địa bàn tỉnh là khá lớn 134.035 ha.

 Khai thác rừng quá mức

Khai thác rừng quá mức bao gồm cả khai thác hợp lý và khai thác trái phép. Diện tích rừng bị suy giảm là do rừng bị khai thác vƣợt quá sản lƣợng cho phép, nghĩa là vƣợt quá lƣợng tăng trƣởng. Khai thác rừng tự nhiên quá mức

khiến cho những diện tích rừng này khó có khả năng phục hồi trong thời gian ngắn.

Do nhiều kẽ hở, yếu kém trong công tác quản lý bảo vệ rừng nên nhiều diện tích rừng đã bị khai thác tàn phá nặng nề. Kết quả của việc khai thác bừa bãi, tàn phá rừng là để lại những trạng thái rừng nghèo kiệt, đất trống cây bụi, thảm cỏ … có độ tàn che và che phủ thấp.

Giai đoạn 2002 – 2013 toàn tỉnh đã phát hiện và xử lý 6.458 vụ vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; xử lý 869 vụ vi phạm phá rừng trái phép.

 Sức ép dân số tăng cao và gia tăng nhu cầu về lâm sản

Gia tăng dân số và nhu cầu về lâm sản thƣờng gắn liền với việc khai thác và sử dụng lâm sản quá mức cũng nhƣ khai thác lâm sản bất hợp pháp. Những khu rừng gần các khu dân cƣ thƣờng bị tác động thƣờng xuyên bởi các hoạt động thu hái lâm sản và lâm sản ngoài gỗ. Nhu cầu về lâm sản để làm nhà, đốt để sƣởi ấm về mùa đông …

 Cháy rừng

Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy thối rừng, thời tiết khơ hanh, hạn hán, tập quán phát đốt dọn nƣơng và đốt nƣơng làm rẫy của đồng bào dân tộc tại địa phƣơng là nguyên nhân dẫn đến cháy rừng. Hàng năm diện tích rừng bị mất do cháy rừng khá lớn. Theo thống kê giai đoạn 2004 -2013 đã xảy ra 281 vụ cháy rừng.

 Các nguyên nhân khác

Thiên tai (bão, lũ, hạn hán …), chăn thả gia súc quá mức, làm đƣờng, xây dựng cơng trình thuỷ điện, chuyển đổi mục đích sử dụng đất … cũng là nguyên nhân gây mất và làm suy giảm rừng. Những nguyên nhân này chỉ xảy ra cục bộ ở một vài nơi vể mùa mƣa lũ và việc chăn thả quá mức cũng chỉ ảnh hƣởng rất nhỏ mang tính cục bộ tại một số nơi gần khu dân cƣ.

 Chính sách, chƣơng trình, dự án về quản lý bảo vệ và phát triển rừng Những năm qua, đã có nhiều chƣơng trình, dự án, chính sách để phát triển kinh tế xã hội, phát triển vốn rừng đã đƣợc ban hành và triển khai thực hiện tại Điện Biên nhƣ: Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, dự án PAM, dự án KFW, chƣơng trình 134, chƣơng trình xóa đói giảm nghèo, văn bản quy phạm pháp luật về QLBVR, chính sach giao đất giao rừng … nhờ đó mà đời sống của nhân dân trong tỉnh đƣợc cải thiện và diện tích rừng đã tăng lên đáng kể.

3.3.2. Giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Giải pháp về cơ chế chính sách

- Mở rộng và củng cố quyền của ngƣời đƣợc giao đất, thuê đất cũng nhƣ làm rõ và đơn giản hóa thủ tục để ngƣời sử dụng đất thực hiện các quyền của mình. Nghiêm cấm chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhất là đối với rừng tự nhiên.

- Tạo điều kiện cho ngƣời dân tiếp cận và áp dụng các mơ hình canh tác nơng lâm kết hợp tiến bộ kỹ thuật, vừa phát triển lâm sản hàng hóa, vừa đảm bảo lƣơng thực, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống nhân dân trong xã.

- Khuyến khích các hộ nơng dân phát triển các mơ hình vƣờn rừng, trại rừng theo hình thức trang trại mẫu RVAC. Thực hiện chính sách khuyến nơng, khuyến lâm rộng rãi tới ngƣời nông dân.

- Đẩy mạnh công tác giao đất, khốn bảo vệ rừng cho cộng đồng thơn bản, các tổ chức đồn thể và hộ gia đình, lƣu ý cho các đối tƣợng có hồn cảnh khó khăn, thiếu vốn đầu tƣ trong sản xuất. Giải quyết dứt điểm các tranh chấp về đất lâm nghiệp.

Giải pháp về tổ chức quản lý

- Cần có kế hoạch bồi dƣỡng nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ từ tỉnh, huyện, xã, thôn bản thông qua con đƣờng đào tạo (ngắn hạn, dài hạn), tập huấn, tham quan các mơ hình mẫu…

- Xây dựng các quy ƣớc, hƣơng ƣớc thôn bản về: bảo vệ an ninh trật tự, bảo vệ rừng và chăn thả gia súc.

- Tăng cƣờng công tác giám sát việc thực hiện kế hoạch, định kỳ tổ chức đánh giá việc thực hiện kế hoạch có sự tham gia của ngƣời dân.

- Rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng cho phù hợp với điều kiện của địa phƣơng, hoàn chỉnh việc cắm mốc 3 loại rừng ngoài thực địa để xác định ổn định các lâm phần.

Giải pháp về vốn đầu tƣ

- Tăng ngân sách đầu tƣ cho quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nghiên cứu khoa học, khyến lâm, đào tạo nguồn nhân lực, định canh, định cƣ, ổn định dân biên giới và di dân tự do.

- Thực hiện chính sách ƣu đãi về tín dụng nhƣ giảm lãi suất cho vay trồng rừng nguyên liệu từ 0-5% mức lãi suất chu kỳ đầu, đồng thời tăng mức cho vay và thời gian cho vay phù hợp với chu kỳ kinh doanh từng loại cây trồng.

- Đối với diện tích rừng phịng hộ, UNND tỉnh cùng các ban ngành có liên

quan cần có chính sách đầu tƣ thích hợp để bà con bảo vệ rừng đƣợc tốt hơn. - Thành lập quỹ bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng, ban hành cơ chế quản lý và sử dụng quỹ cho phù hợp với các quy định hiện hành và điều kiện của tỉnh. Triển khai thực hiện thí điểm chính sách chi trả dịch vụ mơi trƣờng rừng trên địa bàn tỉnh.

Giải pháp về khoa học công nghệ

- Tập trung nghiên cứu khảo nghiệm, chọn lọc và bổ sung tập đoàn cây trồng, ƣu tiên phát triển các lồi cây đa mục đích, cây bản địa.

- Đẩy mạnh ứng dụng KHCN tin học vào công tác quản lý, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp, theo dõi cơng tác phịng cháy, chữa cháy rừng.

- Xây dựng mơ hình hệ sinh thái rừng nhiều tầng kết hợp cây phòng hộ, cây kinh tế, cây cơng nghiệp, cây ăn quả và lâm sản ngồi gỗ.

Giải pháp kỹ thuật lâm sinh và xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp

Thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm bảo vệ và phát triển vốn rừng một cách bền. Các giải pháp kỹ thuật lâm sinh bao gồm :

Trồng rừng: đối tƣợng trồng rừng là đất trống trảng cỏ, đất trống cây bụi có mật độ cây tái sinh thấp và chất lƣợng kém, khơng có cây mẹ gieo giống, khơng có khã năng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh để phục hồi rừng.

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh: Đối tƣợng rừng đƣa vào KNXTTS là đất trống cây bụi và đất trống cây gỗ rãi rác đáp ứng đƣợc một trong các yêu cầu sau: Cây con tái sinh mục đích có chiều cao trên 50cm phải đạt mật độ tối thiểu 300 cây/ha. Gốc cây mẹ có khả năng tái sinh chồi. Cây mẹ gieo giống tại chổ có ít nhất 25 cây/ha, phân bố tƣơng đối đều, có nguồn gieo giống và cự ly phát tán giống đạt yêu cầu từ các khu rừng lân cận.

Làm giàu rừng: Đối tƣợng đƣa vào làm giàu là rừng nghèo kiệt và rừng chƣa có trữ lƣợng hiện có. Làm giàu rừng bằng cách trồng bổ sung một số lƣợng nhất định cây mục đích mọc nhanh, giá trị kinh tế cao, đồng thời tận dụng cây tái sinh và cây đứng có giá trị kinh doanh của rừng tự nhiên.

Xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp: cơ sở hạ tầng lâm nghiệp có vai trị rất quan trọng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng. Hiện nay cơ sở hạ tầng lâm nghiệp trên địa bàn nghiên cứu còn thiếu về số lƣợng và yếu về chất lƣợng, cần thiết phải nghiên cứu xây dựng, nâng cấp các cơ sở hạ tầng lâm nghiệp thiết yếu nhƣ đƣờng ranh cản lửa, đƣờng lâm nghiệp, hệ thống hồ đập chứa nƣớc, trạm bảo vệ, chòi canh lửa, vƣờn ƣơm cây lâm nghiệp vv...

Giải pháp về xã hội

Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và kiến thức cho ngƣời dân về quản lý và bảo vệ rừng. Giúp cho họ thấy đƣợc vai trị và lợi ích cuả việc bảo vệ rƣng. Các hoạt động tuyên truyền nhƣ: tuyên truyền, trên hệ thống loa, truyền

thanh của xã, thôn; treo băng zon, khẩu hiệu, phát tờ rơi tại các khu dân cƣ; tuyên truyền phổ biến thông qua các cuộc họp thôn, sinh hoạt của các tổ chức đoàn, hội ở cơ sở; đƣa giáo dục môi trƣờng giảng daỵ trong các trƣờng học …

Triển khai xây dựng và thực hiện tốt quy ƣớc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng, xây dựng hƣơng ƣớc thôn bản. Tuyên truyền, khuyến khích ngƣời dân xố bỏ những tập qn lạc hậu có ảnh hƣởng xấu đến tài nguyên rừng nhƣ tập quán đốt nƣơng làm rẫy, tập quán săn bắt động vật rừng vv...

Tạo lập mối liên kết chặt chẽ giữa BQL rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên với chính quyền địa phƣơng để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động và răn đe những cá nhân có hành vi vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng.

Bên cạnh việc tuyên truyền, giáo dục ngƣời dân về quản lý, bảo vệ rừng thì cơng tác thực thi pháp luật về lâm nghiệp có vai trị khơng kém phần quan trọng. Thực thi luật pháp vừa có tác dụng giáo dục nhƣng cũng vừa có tác dụng răn đe, hạn chế những hoạt động gây tác hại xấu đến tài nguyên rừng. Cần có chế độ khen thƣởng thích đáng và kịp thời đối với những cá nhân, đơn vị có thành tích trong cơng tác bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng, đồng thời cần thiết phải xử lý nghiêm minh những hành vi gây hại đến tài nguyên rừng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Bản đồ hiện trạng rừng và biến động rừng tỉnh Điện Biên giai đoạn 2002 - 2014 đƣợc thành lập từ giải đoán ảnh Landsat bằng phƣơng pháp phân loại hƣớng đối tƣợng đạt độ chính xác cao. Đây là phƣơng pháp tƣơng đối đơn giản, có tính cập nhật, cho kết quả cao và khách quan trong xác định diện tích biến động, mức độ biến động và phần nào xu hƣớng biến động của từng đối tƣợng rừng.

Biến động rừng giai đoạn 2002 – 2014 diễn ra phức tạp, diện tích và chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động lớp phủ rừng tỉnh điện biên với sự hỗ trợ của phương pháp phân loại hướng đối tượng và GIS (Trang 74 - 94)