Hiện trạng các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động lớp phủ rừng tỉnh điện biên với sự hỗ trợ của phương pháp phân loại hướng đối tượng và GIS (Trang 52 - 58)

CHƢƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI

2.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI

2.2.2. Hiện trạng các ngành kinh tế

2.2.2.1. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Những năm gần đây, thực hiện chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của Nhà nƣớc và chủ trƣơng của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, sản xuất cơng nghiệp ở Điện Biên đã có bƣớc phát triển nhanh và đa dạng, thu hút đƣợc nhiều thành phần kinh tế tham gia. Đƣợc sự hỗ trợ tích cực của các Bộ ngành Trung ƣơng, tỉnh đã thực hiện cải tạo nâng cấp và mở rộng các cơ sở sản xuất nên sản xuất công nghiệp trên địa bàn đã đi dần vào thế ổn định và phát triển. Năm 2013 tổng giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng theo giá thực tế đạt 2.396,83 tỷ đồng, chiếm 12,5% tổng giá trị sản phẩm trên toàn tỉnh.

- Công nghiệp khai thác mỏ đạt 143,83 tỷ đồng năm 2013, tăng 21,01% so với năm 20010. Các điểm mỏ cũ đang khai thác và phát huy sản lƣợng đạt khá nhƣ: than, đá, cát, sỏi…

- Công nghiệp chế biến đạt 2.076 tỷ đồng, tăng 13,49% so với năm 2010. - Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, gas và nƣớc đạt 135,561 tỷ đồng tăng 16,09% so với năm 2010.

Nhìn chung trong thời gian qua, ngành cơng nghiệp của tỉnh có những tiến bộ, đã tăng thêm đƣợc một số cơ sở công nghiệp trong các lĩnh vực nhƣ chế biến nơng sản, khai thác khống sản,... song sản phẩm chƣa đƣợc nhiều, do trình độ kỹ thuật, cơng nghệ lạc hậu nên chất lƣợng sản phẩm còn hạn chế, sự phát triển nhƣ hiện nay chƣa tƣơng xứng với tiềm năng sẵn có của tỉnh.

Các cơ sở sản xuất công nghiệp của tỉnh, chủ yếu tập trung vào hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, thực phẩm (chiếm tới trên 55% số lƣợng cơ sở), tiếp theo là lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng (dệt may, nhựa) và cơ khí sửa chữa nhỏ. Trong nhóm ngành cơng nghiệp khai thác, các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực khai thác đá, than, vật liệu xây dựng.

2.2.2.2. Nông - lâm - thủy sản

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển khá nhanh và ổn định, góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu lƣơng thực - thực phẩm tại chỗ, nhất là đối với các vùng cao, vùng xa. Năm 2013 giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh đạt 4.279 tỷ đồng (giá hiện hành), tốc độ tăng trƣởng 18,2%/năm. Cơ cấu trong nội bộ ngành nơng nghiệp cũng có bƣớc chuyển biến tích cực theo hƣớng sản xuất hàng hố.

1) Nông nghiệp + Trồng trọt

Trong sản xuất lƣơng thực, lúa là loại cây chính và đƣợc gieo trồng ở khắp các địa bàn trong tỉnh, trong đó tập trung lớn nhất là ở cánh đồng Mƣờng Thanh, huyện Điện Biên (diện tích năm 2013: 16.316,0 ha lúa mùa và 8.169,0 ha lúa chiêm xuân) và huyện Tủa Chùa, huyện Tuần Giáo. Ngoài ra lúa nƣơng cũng

tăng diện tích trong mấy năm gần đây, năm 2007 diện tích đạt 19.113 ha, năm 2013 diện tích đạt 24.137,7 ha .

Ngô cũng là cây lƣơng thực quan trọng đối với các tỉnh miền núi phía Bắc nên đƣợc gieo trồng ở khắp các huyện thị trong tỉnh và tăng nhanh cả về diện tích cũng nhƣ năng suất và sản lƣợng. Năm 2011 diện tích ngơ tồn tỉnh ƣớc đạt 29.753,6 ha, tăng 1.929,5 ha so với năm 2007. Tuy nhiên đến năm 2013, diện tích loại cây trồng này giảm cịn 29.328,4 ha. Các huyện có diện tích gieo trồng ngơ lớn là huyện Tuần Giáo và huyện Điện Biên Đông, huyện Điện Biên và huyện Tủa Chùa.

Cây màu: Cây màu chủ yếu ở Điện Biên là khoai, sắn do nhu cầu chăn ni trên địa bàn ngày càng lớn nên diện tích trồng sắn mấy năm gần đây cũng tăng khá, tập trung ở các huyện Tuần Giáo, Điện Biên và Mƣờng Ảng.

Cây cơng nghiệp: Điện Biên có tiềm năng rất lớn về phát triển cây công nghiệp, kể cả cây công nghiệp ngắn ngày và cây công nghiệp dài ngày, trong đó nhiều khu vực có thể hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mơ hàng ngàn ha. Bƣớc đầu đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung nhƣ vùng ngô - đậu tƣơng Pú Nhung (Tuần Giáo), vùng cà phê Mƣờng Ảng (Mƣờng Ảng), vùng cây cao su ở Điện Biên, Tuần Giáo, Mƣờng Chà, Mƣờng Nhé... Nhƣng quy mơ cịn nhỏ, chƣa tạo đƣợc sản lƣợng hàng hóa với khối lƣợng lớn và ổn định.

Cây công nghiệp ngắn ngày giảm dần từ năm 2008 (14.288,7 ha) đến năm 2013 (13.313,8 ha), giảm dần diện tích cây trồng nhƣ: bơng, mía, lạc, đậu tƣơng. Cây cơng nghiệp dài ngày chính ở Điện Biên gồm cà phê và chè. Đây là 2 loại cây trồng có nhiều ƣu thế của tỉnh, năm 2007 tồn tỉnh mới có 454 ha cà phê và 274 ha chè; năm 2013 đạt 3.707,6 ha cà phê và 520,5 ha chè. Trong vài năm gần đây diện tích trồng cây cao su đã phát triển nhanh trên địa bàn tỉnh và đạt 3.640,3 ha vào năm 2013. Diện tích tập trung tại huyện Tủa Chùa (chè), huyện Mƣờng Ảng (cà phê), huyện Tuần Giáo (cà phê, cao su).

Cây ăn quả: Cây ăn quả ở Điện Biên khá đa dạng gồm các loại: cam, quýt, dứa, nhãn vải, xoài, chuối, bƣởi... Và đƣợc trồng ở hầu khắp các địa phƣơng trong tỉnh. Mấy năm gần đây diện tích cây ăn quả tăng đáng kể (từ 1.227

ha năm 2007 lên 1.752,6 ha năm 2013) song quy mô tập trung chƣa nhiều, chủ yếu là trồng phân tán trong các hộ gia đình, chƣa hình thành các vùng sản xuất tập trung nên chƣa tạo ra sản phẩm hàng hóa.

+ Chăn ni

Ngành chăn ni ở Điện Biên với điều kiện đất đai, đồng cỏ thuận lợi, cùng với nhu cầu thị trƣờng về các sản phẩm chăn nuôi ngày càng lớn nên luôn đƣợc duy trì và phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng. Số lƣợng gia cầm năm 2013 tăng 1,83 lần so với năm 2007, số lƣợng bò, lợn tăng gấp 1,3 lần, dê tăng 1,42 lần. Tuy nhiên số lƣợng chăn nuôi ngựa lại giảm so với năm 2007.

2) Lâm nghiệp

Ngành lâm nghiệp của Điện Biên thời gian qua đã đạt đƣợc một số kết quả quan trọng, song nhìn chung chƣa phát triển mạnh. Mặc dù rừng và nghề rừng có liên quan đến hơn 70% dân cƣ trong tỉnh (đặc biệt ở các vùng cao và vùng biên giới cuộc sống của gần 100% dân cƣ liên quan trực tiếp đến rừng. Tỷ lệ che phủ của rừng tuy tăng nhanh nhƣng vẫn còn chƣa bảo đảm đƣợc chức năng phòng hộ của khu vực, nhất là phịng hộ cho nhà máy thủy điện Hịa Bình và thuỷ điện Sơn La.

Đến năm 2012 diện tích rừng tự nhiên đã gia tăng đạt 377.120 ha (tăng 10,6% so với năm 2011). Đến năm 2013 diện tích rừng tự nhiên là 382.599 ha.

Bảng 2.3. Diện tích rừng tỉnh Điện Biên

Đơn vị: ha Năm Tổng Rừng tự nhiên Rừng trồng 2008 381.329 363.828 17.501 2009 346.525 339.181 7.344 2010 347.225 339.700 7.525 2011 349.461 340.898 8.563 2012 384.691 377.120 7.571 2013 391.539 382.599 8.940

Bên cạnh đó giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp cũng có xu hƣớng tăng lên. Năm 2013 giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá thực tế đạt 428,57 tỷ đồng tăng 15,1 % so với năm 2010.

- Trong giai đoạn 2011-2013, tồn tỉnh đã giao khốn bảo vệ 157.902 ha, trong đó chƣơng trình bảo vệ và phát triển rừng 113.837 ha, Chƣơng trình 30a là 43.914,6 ha

- Giao khốn khoanh ni tái sinh tự nhiên: 58.082 ha rừng. - Trồng rừng mới tập trung: 5.435,98 ha.

- Chăm sóc rừng: 2.662 ha.

- Hỗ trợ gạo: Tiếp tục triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số trồng rừng phòng hộ, sản xuất thay thế nƣơng rẫy trong giai đoạn 2011-2013 toàn tỉnh đã chuyển đổi 315,5 ha đất canh tác nƣơng rẫy sang trồng rừng phòng hộ, sản xuất tập trung...

- Trồng cây phân tán, cây phong trào: Trong những năm qua do thiếu hụt vốn đầu tƣ cho trồng rừng và để giảm áp lực lên tài nguyên rừng toàn tỉnh đã huy động các nguồn lực khác nhau nhƣ: vốn Dania, vốn ngân sách địa phƣơng, vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân để trồng cây các loại, chủ yếu là các lồi cây ngun liệu nhƣ Thơng, Keo, Mỡ, Bạch đàn...

Thực hiện vốn hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng: ƣớc thực hiện cả giai đoạn 2011 - 2013 là 154,371 tỷ đồng.

3) Thủy sản

Là tỉnh vùng cao có nhiều sơng suối nên việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp cá, tơm và các loại thuỷ sản khác cho nhu cầu của nhân dân.

Riêng nuôi trồng thuỷ sản, chủ yếu là nuôi cá những năm gần đây phát triển mạnh. Năm 2007, diện tích ni trồng thủy sản trong tỉnh ƣớc đạt 1.680,6 ha, bình quân thời kỳ 2008 - 2013 tăng 2,5%/năm về diện tích và đạt sản lƣợng 1.603,2 tấn (năm 2013), đáp ứng phần quan trọng nhu cầu của nhân dân.

2.2.2.3. Du lịch – dịch vụ

Tỉnh Điện Biên có nhiều sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn đối với du khách nhƣ: Du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch văn hóa - lịch sử góp phần nâng số du khách tăng từ 151,5 ngàn lƣợt khách năm 2008 lên khoảng 253,75 ngàn lƣợt khách năm 2013, bình quân thời kỳ tăng 5,0%, riêng khách Quốc tế tăng bình quân 20,3%. Doanh thu du lịch năm 2013 đạt 237 tỷ đồng.

2.2.2.4. Kết cấu hạ tầng

+ Giao thơng: Điện Biên có hệ thống giao thơng thuận lợi, có cả đƣờng bộ, đƣờng hàng khơng và đƣờng thuỷ. Điều này đặc biệt quan trọng, tạo tiền đề cho sản xuất hàng hoá phát triển.

+ Cấp điện: Tính đến hết năm 2012,trên địa bàn tồn tỉnh có 10/10 huyện thị và thành phố có điện (đạt 100%). Trong đó 100% hộ dân thành thị và 87,14% hộ dân nông thôn đƣợc sử dụng điện sinh hoạt.

+ Cấp nƣớc: Đến nay các đô thị trong tỉnh đều đã có cơng trình cấp nƣớc sinh hoạt. Trong đó khu vực Điện Biên, Điện Biên Đông, Tuần Giáo và Tủa Chùa đã xây dựng nhà máy nƣớc sạch theo công nghệ tiên tiến. Riêng cấp nƣớc ở khu vực nông thơn cịn nhiều khó khăn, hầu hết dân cƣ ở các xã vùng cao, vùng xa còn thiếu nƣớc sinh hoạt, nhất là vào mùa khô.

2.2.2.5. Giáo dục - y tế

- Giáo dục: Tồn tỉnh có 316 trƣờng học gồm 173 trƣờng tiểu học, 114 trƣờng trung học cơ sở, 29 trƣờng trung học phổ thông, 1 trƣờng trung cấp nghề.

- Y tế: Mạng lƣới y tế từ tỉnh đến xã, bản đƣợc tăng cƣờng củng cố. Toàn tỉnh có 112 trạm xá, 13 bệnh viện và 18 phòng khám đa khoa khu vực với tổng số là 2.375 cán bộ ngành y: trong đó có 352 bác sỹ, 1.143 y sĩ, 622 y tá, 258 nữ hộ sinh và 250 dƣợc sỹ, đạt 4,5 bác sỹ/1 vạn dân. Với số giƣờng bệnh là 1.812 giƣờng (trung bình 35 giƣờng/1 vạn dân).

CHƢƠNG 3. ỨNG DỤNG PHƢƠNG PHÁP PHÂN LOẠI HƢỚNG ĐỐI TƢỢNG VÀ GIS ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG LỚP PHỦ RỪNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động lớp phủ rừng tỉnh điện biên với sự hỗ trợ của phương pháp phân loại hướng đối tượng và GIS (Trang 52 - 58)