Từ kết quả trên thấy rằng các hạt nano kích thƣớc hạt nano nhỏ, các hạt nano mang plasmid DNA sẽ dễ dàng đi qua nhiều hàng rào sinh học khác nhau, điển hình là các tế bào biểu mơ (biểu mơ hệ tiêu hóa, hơ hấp, nội mơ...), theo dịng tuần hồn máu đến đích. Vì vậy có thể thấy phức hệ nano chitosan/plasmid DNA có thể đã đƣợc tạo ra thành công. Tuy nhiên để khẳng định rằng DNA có tạo phức với hạt nano chitosan chúng tôi tiến hành kiểm tra bằng cách đo trên máy nanodrop và điện
di sản phẩm trên gel agarose 0,8%. Bên cạnh đó, chúng tơi đặc biệt quan tâm đến khả năng bảo vệ DNA plasmid khỏi DNase I của hạt nano chitosan.
3.3.2. Đánh giá khả năng mang DNA của hạt nano chitosan
Khả năng mang plasmid DNA đƣợc xác định bằng cách ly tâm 12.000 v/ph trong 30 phút. Phân tích DNA dịch nổi ở bƣớc sóng 260 nm. Hệ số đóng gói đƣợc tính bằng cách tính sự khác biệt giữa DNA thêm vào dung dịch và số lƣợng DNA còn lại trong dịch nổi (đƣợc trình bày ở mục 2.2.12). Hiệu suất mang DNA của hạt nano chitosan thu đƣợc là 57,27 %. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả điện di trên gel agarose (Hình 3.12). Tuy nhiên, hiệu suất này còn thấp hơn so với các nghiên cứu trƣớc đó của Suna Ưzbas-Turan và cs (2011), M. Nahaei và cs (2013) (khoảng trên 95 %). Tuy nhiên, các hạt nano chitosan tạo ra trong các nghiên cứu này thì lớn hơn so với nghiên cứu của chúng tơi (khoảng hơn 200 nm).
Để kiểm tra đã tạo đƣợc phức nano chitosan với plasmid DNA, chúng tôi tiến hành kiểm tra bằng cách điện di trên gel agarose 0,8%. Theo L. Li và cs (2013) DNA trong phức hệ nano chitosan/DNA tạo ra với trọng lƣợng phân tử lớn sẽ không dịch chuyển trong điện trƣờng. Sau khi nhuộm bằng ethidium bromide thì thấy phát hiện DNA vẫn giữ trên giếng không dịch chuyển.