Nhận xét chung biến động giá đất ởtrên địa bàn huyện Thanh Oai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động giá đất ở tại huyện thanh oai, TP hà nội trước và sau khi thay đổi địa giới hành chính 002 (Trang 84 - 86)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ GIÁ ĐẤT VÀ ĐỊNH GIÁ ĐẤT

2.4 Biến động giá đất ởtại huyện Thanh Oai trước và sau khi sát nhập vào thành

2.4.4. Nhận xét chung biến động giá đất ởtrên địa bàn huyện Thanh Oai

Kết quả nghiên cứu đã xác nhận: trên địa bàn huyện Thanh Oai

- Giá thị trường của các thửa đất biến động và thay đổi nhanh hơn so với khung giá đất ở của nhà nước dẫn đến sự chênh lệch về giá thị trường so với giá trong khung giá do UBND thành phố ban hành.

Sự chênh lệch giá nhà nước và giá thị trường tại huyện Thanh Oai là khá lớn do nguyên nhân:

a) Về mặt pháp lý

- Pháp luật đất đai hiện hành đã bổ sung các quy định cụ thể về quản lý tài chính đất đai và giá đất, tuy nhiên các văn bản hướng dẫn thi hành còn thiếu quy định cụ thể về trình tự, thủ tục xác định theo giá thị trường.

b) Về quản lý nhà nước về đất đai

- Việc chênh lệch giá giữa giá đất ởdo nhà nước ban hành và giá đất ởthị trường là hệ quả của việc quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở còn nhiều mặt hạn chê, nhất là trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất , quản lý xây dựng, đầu tư hát triển thể hiện cụ thể trên các mặt.

- Q trình đơ thị hóa diễn ra nhanh chóng. Do đó việc thu hồi đất giải phóng mặt bằng cho xây dựng cơng trình cơng cộng, thu hồi đất để phát triển đô thị rất nhiều. Mức giá nhà nước thấp hơn nhiều so với giá thị trường như hiện nay sẽ gây khó khăn trong cơng tác thu hồi đất và gây thiệt thịi cho người dân.

- Giá đền bù giải phóng mặt bằng thấp hơn nhiều so với giá thị trường là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khiếu nại phức tạp.

- Giá đất ở nhà nước quy định thấp hơn nhiều so với giá thị trường gây nên sự thất thu cho ngân sách nhà nước về tiền sử dụng đất.

Giá đất ở và quản lý Nhà nước về giá đất ở là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý đất đai, tuy nhiên đây là vấn đề mới còn thiếu nhiều kinh nghiệm cả về lý luận thực tiễn, tổ chức định giá còn do nhiều ngành đảm nhiệm, đội ngũ cán bộ chuyên môn chưa được đào tạo chính quy, chuyên nghiệp.

d) Cơ sở vật chất kỹ thuật

Do thiếu tổ chức chuyên trách lại phân công chồng chéo nên công tác quản lý nhà nước về giá đất ởnói chung, định giá đất ở nói riêng của địa phương không được đầu tư đầy đủ về cơ sở vật chất kỹ thuật, cơng nghệ vẫn ở tình trạng bán thủ công là chủ yếu, khả năng xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về giá đất ởhạn chế , không cập nhật được giá đất ở thị trường.

e) Thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính về quản lý giá đất ở và định giá đất ở liên quan đến nhiều cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, các đơn vị tư vấn về giá đất ở đối với người dân. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực này cịn nhiều yếu kém chưa đáp ứng yêu cầu giao dịch trên thị trường bất động sản đang ngày càng phát triển của địa phương.

CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIÁ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN H. THANH OAI

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động giá đất ở tại huyện thanh oai, TP hà nội trước và sau khi thay đổi địa giới hành chính 002 (Trang 84 - 86)