Nhóm giải pháp chính sách pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động giá đất ở tại huyện thanh oai, TP hà nội trước và sau khi thay đổi địa giới hành chính 002 (Trang 89 - 90)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ GIÁ ĐẤT VÀ ĐỊNH GIÁ ĐẤT

3.3 Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về giá đất ởtrên địa bàn huyện

3.3.1 Nhóm giải pháp chính sách pháp luật

3.3.1.1 Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về giá đất ở

Pháp luật đất đai hiện hành đã bổ sung các quy định cụ thể về quản lý tài chính đất đai và giá đất, tuy nhiên các văn bản hướng dẫn thi hành còn thiếu quy định cụ thể về trình tự, thủ tục xác định theo giá thị trường. Để giải quyết vấn đề này các cơ quan quản lý nhà nước liên quan trong lĩnh vực này ở Trung ương và Thành phố Hà Nội cần cần sớm ban hành các văn bản quy định cụ thể về trình tự,

3.3.1.2 Tổ chức thi hành pháp luật đất đai về giá đất ở

Công tác định giá đất ởtrên địa bàn huyện Thanh Oai cần đảm bảo sự thống nhất, hiệu quả quản lý đất đai của Nhà nước, định giá được các khu vực đất đai có tiềm năng. Đồng thời giải quyết được các dự án nguồn lực bị lãng phí do các dự án chưa giải phóng được mặt bằng, về lâu dài giảm thiểu tranh chấp, khiếu kiện về đất đai như khu đất dãn dân, đất dịch vụ tại các xã thu hồi đất nông nghiệp, cụ thể:

a, Căn cứ vào khung giá và phương pháp xác định giá đất ởdo Chính phủ ban hành, giá đất ở tại từng xã, thị trấn cần quy định phù hợp với thực tế, phù hợp với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế đã hình thành ở địa phương và phù hợp với quan hệ đất đai có áp dụng giá đất.

b, Giá đất ở cần được điều chỉnh cho phù hợp với giá đất ở trên thị trường tại từng khu vực. Việc điều chỉnh giá đất ở và xác định giá đất ở là công việc phức tạp, nhạy cảm và ảnh hưởng đến nhiều mặt của nền kinh tế - xã hội và sự ổn định của người dân. Vì vậy trong trường hợp giá đất ởbiến động khi quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng khu đơ thị mới… thì các cấp chính quyền có liên quan phải thực hiện việc điều chỉnh giá đất ở kịp thời trên cơ sở cân nhắc một cách thận trọng và tính tốn giá đất ở theo cách phân tích các mức độ một cách toàn diện.

c, Việc phân loại đường phố cũng cần được điều chỉnh, bổ sung thường xuyên, có thể phân loại đường phố theo từng khu vực trung tâm (thị trấn Kim Bài), cận trung tâm (xã Thanh Mai, Kim Thư), xa trung tâm (xã Xuân Dương, Tân ước, Liên Châu), khu vực giáp ranh thành phố ( xã Bích Hịa, Cự Khê), khu vực trên đường Quốc Lộ 21B (xã Dân Hòa, Hồng Dương) và cần bổ sung hệ số điều chỉnh về hình thể thửa đất, bề rộng mặt tiền, khả năng sinh lợi,… để xem xét đưa ra cụ thể hơn cho từng vị trí, khơng áp đặt cho toàn xã là một giá mà cần theo từng vị trí phát triển để điều chỉnh mức giá hợp lý hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động giá đất ở tại huyện thanh oai, TP hà nội trước và sau khi thay đổi địa giới hành chính 002 (Trang 89 - 90)