Hiện trạng quản lý nguồn nước tưới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mô hình quản lý tài nguyên của công ty TNHH MTV cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 60 - 63)

3.2. Hiện trạng quản lý và sản xuất của công ty TNHH MTV Cao Phong

3.2.5. Hiện trạng quản lý nguồn nước tưới

Cơng ty có 5 hồ chứa nước chủ yếu là hồ nhỏ trừ hồ Nước Tra (bảng 3.15). Các hồ đập từ khi thành lập Nơng trường có mục đích để chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, đều giao khốn cho các hộ cơng nhân và nhân dân trong vùng để

với các hộ nhận khốn hồ thì các hộ được chăn thả cá và trồng cây ngắn ngày nhưng không được làm ảnh hưởng đến các hộ nhận khoán trong vùng lấy nước tưới phục vụ sản xuất. Hàng năm trong mùa mưa bão cơng ty đều lập phương án phịng chống lũ bão, bảo vệ hồ đập, còn việc khai thác nước tưới là do các hộ tự chủ động, công ty khơng kiểm sốt.

Bảng 3.15. Dung tích của 5 hồ chứa năm 2016

Đội quản lý Dung tích (nghìn m3)

Hồ Nước Tra Đội 7 150

Hồ Kình Tây phong 60

Đập đội 6 Đội 6 50

Hồ ông Nam Tân phong 40

Mương dẫn nước khu 7 Tân phong 35

Tổng dung tích 335

Ước tính với diện tích 1 ha, 1 năm cần khoảng 1200 – 1800 m3/ha/năm, tổng diện tích cây lâu năm của công ty là 600,43 ha cam thì cần phải 720.516 – 1.080.774 m3 nước. Tổng dung tích chứa của 5 hồ là 335.000 m3 chỉ đáp ứng khoảng 31% - 46,5% tổng diện tích cây lâu năm của tồn cơng ty.

Với tình trạng thiếu nước tưới như vậy thì các hộ trồng cam đã sử dụng một số giải pháp để giải quyết:

Thứ nhất là đào giếng lấy nước tưới, chi phí khoan giếng khoảng 20 – 30 triệu đồng, mà không phải lần khoản nào cũng gặp đúng mạch nước ngầm vì vậy chi phí tăng lên. Phương pháp này chỉ áp dụng cho các hộ có diện tích cam nhỏ khoảng dưới 5000 m2và vườn cam nằm cạnh với nơi ở (đội 7 và Bắc Phong).

Thứ hai là áp dụng mơ hình tưới nhỏ giọt. Hộ anh Nguyễn Đức Thủy ở khu 6 thị trấn Cao Phong sử dụng cả phương pháp tưới truyền thống và phương pháp tưới nhỏ giọt (anh được chọn làm hộ thử nghiệm và được đầu tư chi phí lắp đặt của Viện ọc thủy lợi Việt Nam). Trung bình nhà anh tưới 2 ha, tưới 3 lần/tháng, mỗi

lần tưới chạy bơm nước tốn chi phí 6 giờ x 11 số điện/giờ x 1.500 đồng/số điện. Từ đây tính được tổng tiền điện cho tưới làm tròn là 0,3 triệu đồng/tháng/2ha, hay 0,15 triệu đồng/tháng/ha; 0,6 triệu đồng/ha/năm. Tiền thuê công nhân cho 2 hecta mỗi lần tưới là 180.000/công x 2 công hay 0,18 triệu x 12 = 2,16 triệu/ha/năm. So sánh phương pháp tưới nhỏ giọt với phương pháp tưới tràn truyền thống: với 15 năm chi phí là 2,16 triệu/ha/năm x 15 = 32,4 triệu/ha sử dụng phương pháp tưới tràn truyền thồng. Theo Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam, có thể giảm được từ 50 - 60% lượng nước tưới/ha nhưng chi phí lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt khoảng 50 triệu đồng/ha, cao hơn khoảng 1,5 lần so với phương pháp truyền thống. Phương pháp này còn một số hạn chế khi sử dụng. Đối với người dân ở Cao Phong, canh tác nông nghiệp theo hướng đại trà phần lớn là dùng máy. Khi lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt đường ống chôn xuống đất, đến cây được đưa nổi lên mặt để tưới. Khi làm cỏ bằng máy phát, thường xuyên phát vào đường ống nước. Vào cuối vụ thu hoạch, các hộ thường đào khoanh tán để bón phân và khử trùng cũng thường xuyên mắc phải ống dẫn, rất mất cơng sửa chữa nối ống. ống tưới có nhiều đầu dẫn nhỏ giọt (40 cm một đầu), khi tưới cho cây đồng thời cũng làm ẩm dọc theo hàng cây, làm cỏ mọc nhiều. Năm 2016 chỉ có 10 hộ nhận khốn đã lắp đặt phương pháp tưới này.

Thứ ba là các hộ tự đặt máy bơm nước tại các hồ gần khu vực trồng cam của nhà mình để bơm nước tưới và có hình thức bán nước cho các hộ có diện tích khoảng 5000 – 7000 m2 mà không đầu tư máy bơm nước với giá bán nước là 150.000 đồng/1 tiếng được 15 – 17 m3 nước. Phương pháp này áp dụng rất hạn chế vì chi phí cao. Năm 2016 thời điểm khơ hạn nhiều, các hộ đã phải mua nước tưới từ tháng 2 đến tháng 4, trung bình 3 tháng mua 4 đợt. Mỗi đợt mua khoảng 30 m3/ha, tổng chi phí mua nước là 30 m3 x 4 x 26.700 đồng/m3 = 3,2 triệu đồng/ha/3 tháng. Tiền nước mua ở ngoài trong 3 tháng cao gấp 1,48 lần so với 4 tháng tưới tràn truyền thống.

Bên cạnh vấn đề cấp nước là vấn đề tiêu nước. Các khu trồng cam lâu năm ở trên đồi dốc thốt nước tốt cịn một số vùng trồng cam ở khu vực lòng chảo và khu

mới chuyển đổi từ đất trồng cây lương thực, mía… là các vùng đất thấp, ngồi quy hoạch, khơng đảm bảo thốt nước thì dễ bị úng ngập vào mùa mưa.

Điển hình là trận mưa lũ vào tháng 10/2017 đã khiến nhiều vườn cam ở khu 2 và khu 3 ngập nặng, khiến các hộ trồng ở đây thiệt hại nặng nề. Anh Bùi Văn Quyến ở khu 2, thị trấn Cao Phong đã nhận thầu khốn của Cơng ty 6.000 m2. Do đất nằm trong lòng chảo nên thường xuyên bị ngập. Những năm trước, vào mùa mưa vườn nhà anh bị ngập vài tiếng đồng hồ, cao điểm chỉ khoảng một ngày là nước rút. Tuy nhiên, vì đợt mưa lớn kéo dài vừa qua thời gian nước nút chậm nên vườn cam đã có khoảng 3.000 m2 bị ngập 20 ngày. Sau khi nước rút thì cây bị vàng lá, rụng quả, năng suất sụt giảm nhiều, anh đã phải chặt bỏ khoảng 1/4 số cây bị ngập. Vụ cam năm 2016, vườn của anh thu được gần 50 tấn quả, năm 2017 chỉ được hơn 10 tấn.

Đợt mưa lũ cuối tháng 7 đầu tháng 8/2018 cả huyện Hịa Bình đã có 48 ha cam bị ngập, tập trung ở đội 6, đội Tây Phong và diện tích ven suối. Những điểm ngập này do nằm trong vùng lịng chảo khơng có đường thốt nước, cách thốt nước chỉ là để tự ngấm xuống đất. Đợt mưa lũ này vườn nhà anh Quyến đã bị ngập gần 1 tháng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mô hình quản lý tài nguyên của công ty TNHH MTV cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 60 - 63)