Tỷ lệ % các nhóm HCBVTV được sử dụng trong các vườn cam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mô hình quản lý tài nguyên của công ty TNHH MTV cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 58)

Bảng 3.14. Các loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong canh tác cam

STT Nhóm thuốc Loại thuốc

Tên thương mại Hoạt chất

1 Clo hữu cơ Cỏ cháy 20 SL Paraquat (min 95%)

2

Lân hữu cơ Bowing 777EC

Alpha-cypermethrin, Chlorpyrifos Ethyl, Dimethoate

3 Sairifos 585EC Chlorpyrifos Ethyl, Cypermethrin

4 cacbamat ViBAM 5GR Dimethoate 3%, Fenobucarb 2%

6

pyrethroid SecSaigon 10EC Cypermethrin

7 Notan 2.8EC Beta-Cyfluthrin 2,8%

8

Cơ kim

Epolists 85WP Copper Oxychloride 9 Ridomil Gold 68WP 100gr Metalaxyl, Mancozeb

10 ALPINE 80WG Fosetyl aluminium (min 95%)

11 Manozeb 80WP Mancozeb (min 85%)

12

Thuốc trừ sâu sinh học

Trichoderma Nấm đối kháng Trichoderma sp. 13 Chế phẩm KETOMIUM 22 chủng nấm Chaetomium cupreum 14 Chế phẩm sinh học

Trichoderma T.A.N Nấm đối kháng Trichoderma sp.

STT Nhóm thuốc Loại thuốc

Tên thương mại Hoạt chất

kích thích sinh trưởng (*)

Nông Beta-Naphtoxy Acetic Acid 0.5%, Gibberrellic Acid GA-3 0.1% 16 GA3 Super 200WP Gibberelic Acid

17

Dầu khoáng Petis 24.5 EC Abamectin, Petrolium oil

18 Dầu khoáng DS98.8EC Petroleum Spray Oil 98,8% 19

Chất vô cơ

Bacca 80WG Sulfur

20 NORSHIELD 58WP (Đồng đỏ) Cuprous oxide (min 97%)

21 Zisento 77WP Copper Hydroxide

22

Nhóm khác

PHUMAI 5.4 EC Abamectin

23 REASGANT 3.6EC Abamectin 3,6%

24 Daisy 57 EC Propargite (min 85 %)

25 Detect 50WP Diafenthiuron 50%

26 Kamai 730 EC Propargite (min 85 %) 27 Lion Kinh 50WG Emamectin benzoate 5% 28 Superrex 73 EC Propargite (min 85 %)

29 Banking 110WP Oxytetracyline, Streptomycin, Gentamicin

30 Carbenzim 500FL Carbendazim 98%

31 BOOM FLOWER-n Nitro Benzen

Các hóa chất BVTV được sử dụng cũng có thể chia theo nhóm đối tượng cần phịng trừ, gồm các nhóm: Trừ sâu và côn trùng, diệt nấm, trừ bệnh, trừ cỏ và một số loại khác. Trong đó, các loại hóa chất này có mức độc hại khác nhau, độc nhất là các thuốc diệt nấm, sau đó đến thuốc trừ sâu bệnh, thuốc trừ cỏ.

Hình 3.6. Cơ cấu sử dụng HCBVTV theo nhóm đối tượng cần phịng trừ

Tỷ lệ sử dụng thuốc trừ sâu, côn trùng là cao nhất (52%), thuốc trừ bệnh có tỷ lệ sử dụng là 23%, tỷ lệ sử dụng 2 nhóm hóa chất này cho thấy các vườn cam ở Cao Phong thường xuyên bị sâu bệnh, dịch hại. Các hóa chất diệt nấm chứa đồng được sử dụng nhiều trong các vườn cam ở Cao Phong vào mùa xuân ẩm và mùa mưa để trừ bệnh thối, loét lá, loét quả, gồm các hóa chất sau: Epolists 85 WP (copper oxychloride), Zisento 77 WP (copper hydroxide), Đồng đỏ NORSHIELD (copper oxide 82%), Bordeaux 25 WP (copper calcium sulfate 91%). Việc sử dụng nhiều hóa chất diệt nấm chứa đồng trong canh tác cam gây ra tình trạng dất trồng cam bị ơ nhiễm KLN đồng. Đồng được coi là chất có hoạt tính cực độc đối với sinh vật có lợi trong đất. Bên cạnh đó, các hộ trồng cam ở Cao Phong thường lạm dụng hóa chất trừ cỏ để giảm chi phí làm cỏ, do đó làm giảm chất hữu cơ bổ sung cho đất và ảnh hưởng xấu đến môi trường đất. Việc sử dụng thuốc trừ cỏ chỉ được hạn chế trong những năm gần đây nhưng vẫn chưa cắt hẳn được.

3.2.5. Hiện trạng quản lý nguồn nước tưới

Cơng ty có 5 hồ chứa nước chủ yếu là hồ nhỏ trừ hồ Nước Tra (bảng 3.15). Các hồ đập từ khi thành lập Nơng trường có mục đích để chứa nước phục vụ sản xuất nơng nghiệp, đều giao khốn cho các hộ cơng nhân và nhân dân trong vùng để

với các hộ nhận khốn hồ thì các hộ được chăn thả cá và trồng cây ngắn ngày nhưng không được làm ảnh hưởng đến các hộ nhận khoán trong vùng lấy nước tưới phục vụ sản xuất. Hàng năm trong mùa mưa bão cơng ty đều lập phương án phịng chống lũ bão, bảo vệ hồ đập, còn việc khai thác nước tưới là do các hộ tự chủ động, công ty khơng kiểm sốt.

Bảng 3.15. Dung tích của 5 hồ chứa năm 2016

Đội quản lý Dung tích (nghìn m3)

Hồ Nước Tra Đội 7 150

Hồ Kình Tây phong 60

Đập đội 6 Đội 6 50

Hồ ông Nam Tân phong 40

Mương dẫn nước khu 7 Tân phong 35

Tổng dung tích 335

Ước tính với diện tích 1 ha, 1 năm cần khoảng 1200 – 1800 m3/ha/năm, tổng diện tích cây lâu năm của công ty là 600,43 ha cam thì cần phải 720.516 – 1.080.774 m3 nước. Tổng dung tích chứa của 5 hồ là 335.000 m3 chỉ đáp ứng khoảng 31% - 46,5% tổng diện tích cây lâu năm của tồn cơng ty.

Với tình trạng thiếu nước tưới như vậy thì các hộ trồng cam đã sử dụng một số giải pháp để giải quyết:

Thứ nhất là đào giếng lấy nước tưới, chi phí khoan giếng khoảng 20 – 30 triệu đồng, mà không phải lần khoản nào cũng gặp đúng mạch nước ngầm vì vậy chi phí tăng lên. Phương pháp này chỉ áp dụng cho các hộ có diện tích cam nhỏ khoảng dưới 5000 m2và vườn cam nằm cạnh với nơi ở (đội 7 và Bắc Phong).

Thứ hai là áp dụng mơ hình tưới nhỏ giọt. Hộ anh Nguyễn Đức Thủy ở khu 6 thị trấn Cao Phong sử dụng cả phương pháp tưới truyền thống và phương pháp tưới nhỏ giọt (anh được chọn làm hộ thử nghiệm và được đầu tư chi phí lắp đặt của Viện ọc thủy lợi Việt Nam). Trung bình nhà anh tưới 2 ha, tưới 3 lần/tháng, mỗi

lần tưới chạy bơm nước tốn chi phí 6 giờ x 11 số điện/giờ x 1.500 đồng/số điện. Từ đây tính được tổng tiền điện cho tưới làm tròn là 0,3 triệu đồng/tháng/2ha, hay 0,15 triệu đồng/tháng/ha; 0,6 triệu đồng/ha/năm. Tiền thuê công nhân cho 2 hecta mỗi lần tưới là 180.000/công x 2 công hay 0,18 triệu x 12 = 2,16 triệu/ha/năm. So sánh phương pháp tưới nhỏ giọt với phương pháp tưới tràn truyền thống: với 15 năm chi phí là 2,16 triệu/ha/năm x 15 = 32,4 triệu/ha sử dụng phương pháp tưới tràn truyền thồng. Theo Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam, có thể giảm được từ 50 - 60% lượng nước tưới/ha nhưng chi phí lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt khoảng 50 triệu đồng/ha, cao hơn khoảng 1,5 lần so với phương pháp truyền thống. Phương pháp này còn một số hạn chế khi sử dụng. Đối với người dân ở Cao Phong, canh tác nông nghiệp theo hướng đại trà phần lớn là dùng máy. Khi lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt đường ống chôn xuống đất, đến cây được đưa nổi lên mặt để tưới. Khi làm cỏ bằng máy phát, thường xuyên phát vào đường ống nước. Vào cuối vụ thu hoạch, các hộ thường đào khoanh tán để bón phân và khử trùng cũng thường xuyên mắc phải ống dẫn, rất mất cơng sửa chữa nối ống. ống tưới có nhiều đầu dẫn nhỏ giọt (40 cm một đầu), khi tưới cho cây đồng thời cũng làm ẩm dọc theo hàng cây, làm cỏ mọc nhiều. Năm 2016 chỉ có 10 hộ nhận khốn đã lắp đặt phương pháp tưới này.

Thứ ba là các hộ tự đặt máy bơm nước tại các hồ gần khu vực trồng cam của nhà mình để bơm nước tưới và có hình thức bán nước cho các hộ có diện tích khoảng 5000 – 7000 m2 mà khơng đầu tư máy bơm nước với giá bán nước là 150.000 đồng/1 tiếng được 15 – 17 m3 nước. Phương pháp này áp dụng rất hạn chế vì chi phí cao. Năm 2016 thời điểm khơ hạn nhiều, các hộ đã phải mua nước tưới từ tháng 2 đến tháng 4, trung bình 3 tháng mua 4 đợt. Mỗi đợt mua khoảng 30 m3/ha, tổng chi phí mua nước là 30 m3 x 4 x 26.700 đồng/m3 = 3,2 triệu đồng/ha/3 tháng. Tiền nước mua ở ngoài trong 3 tháng cao gấp 1,48 lần so với 4 tháng tưới tràn truyền thống.

Bên cạnh vấn đề cấp nước là vấn đề tiêu nước. Các khu trồng cam lâu năm ở trên đồi dốc thốt nước tốt cịn một số vùng trồng cam ở khu vực lòng chảo và khu

mới chuyển đổi từ đất trồng cây lương thực, mía… là các vùng đất thấp, ngồi quy hoạch, khơng đảm bảo thốt nước thì dễ bị úng ngập vào mùa mưa.

Điển hình là trận mưa lũ vào tháng 10/2017 đã khiến nhiều vườn cam ở khu 2 và khu 3 ngập nặng, khiến các hộ trồng ở đây thiệt hại nặng nề. Anh Bùi Văn Quyến ở khu 2, thị trấn Cao Phong đã nhận thầu khốn của Cơng ty 6.000 m2. Do đất nằm trong lòng chảo nên thường xuyên bị ngập. Những năm trước, vào mùa mưa vườn nhà anh bị ngập vài tiếng đồng hồ, cao điểm chỉ khoảng một ngày là nước rút. Tuy nhiên, vì đợt mưa lớn kéo dài vừa qua thời gian nước nút chậm nên vườn cam đã có khoảng 3.000 m2 bị ngập 20 ngày. Sau khi nước rút thì cây bị vàng lá, rụng quả, năng suất sụt giảm nhiều, anh đã phải chặt bỏ khoảng 1/4 số cây bị ngập. Vụ cam năm 2016, vườn của anh thu được gần 50 tấn quả, năm 2017 chỉ được hơn 10 tấn.

Đợt mưa lũ cuối tháng 7 đầu tháng 8/2018 cả huyện Hịa Bình đã có 48 ha cam bị ngập, tập trung ở đội 6, đội Tây Phong và diện tích ven suối. Những điểm ngập này do nằm trong vùng lịng chảo khơng có đường thốt nước, cách thốt nước chỉ là để tự ngấm xuống đất. Đợt mưa lũ này vườn nhà anh Quyến đã bị ngập gần 1 tháng.

3.3. Đề xuất một số giải pháp duy trì và phát triển nghề trồng cam ở công ty TNHH MTV Cao Phong TNHH MTV Cao Phong

3.3.1. Bảo vệ và cải thiện chất lượng đất

Do quá trình thâm canh lâu năm và việc sử dụng phân bón, hóa chất BVTV khơng đúng cách, chất lượng đất trồng cam đang có nhiều biểu hiện suy thối cần sớm cải thiện và phục hồi để đáp ứng các yêu cầu phát triển bền vững nghề trồng cam ở Cao Phong. Một số biện pháp nên thực hiện gồm:

- Giảm thiểu q trình axit hóa đất:

+ Điều chỉnh lượng vôi và thời gian bón vơi: Tăng lượng vơi bón lên 2-3 tấn/ha, chia 2-3 lần bón/năm, bón sau bón phân khống 1,5-2 tháng.

+ Hạn chế sử dụng các loại phân sinh lý quá chua (N-P-K-S), thay thế bằng phân lân nung chảy Văn Điển, Ninh Bình …để hạn chế chua hóa đất.

- Khắc phục tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng đất:

+ Bón phân hợp lý: đúng cách, đúng thời điểm

+ Thay đổi liều lượng bón theo sản lượng thu hoạch và theo định mức được khuyến cáo trong VietGAP

+ Thay thế các loại phân khống có hiệu quả cao hơn. - Phịng ngừa ơ nhiễm Cu, Zn và mặn hóa:

+ Cần giảm sử dụng các hóa chất chứa đồng trong phịng trừ nấm bệnh

+ Thay thế các hóa chất chứa đồng bằng các chế phẩm sinh học hoặc các hóa chất khác.

- Lấy mẫu, phân tích, đánh giá chất lượng đất định kỳ thường xuyên để diều chỉnh quy trình, kỹ thuật chăm bón hợp lý.

- Áp dụng tổ hợp các biện pháp kỹ thuật: Sử dụng hợp lý phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, chế phẩm vi sinh, làm đất và sử dụng hợp lý nguồn nước tưới, trồng giống cây sạch bệnh, quản lý cỏ dại nhằm bảo vệ, phục hồi chất lượng đất trồng cam đáp ứng các yêu cầu sản xuất theo VietGAP.

3.3.2. Quản lý nguồn nước tưới hiệu quả

- Xây dựng thêm các cơng trình thủy lợi, cải thiện các hệ thống nước tưới và thoát nước mưa mùa lũ lụt, mưa bão;

- Xây dựng và mở rộng các hồ chứa nước nhằm tăng khả năng dự trữ nước khi mùa mưa dư thừa để bù cho mùa khô thiếu nước;

- Sử dụng tiết kiệm nguồn nước tưới nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả.

3.3.3. Tiếp tục chuyển đổi, nhân rộng các kỹ thuật và mơ hình sản xuất cam bền vững vững

Hiện nay, mơ hình sản xuất cam theo VietGAP đang được chính quyền huyện Cao Phong chú trọng đầu tư, hỗ trợ nhân rộng. Đây là một mơ hình sản xuất cam bền vững hiện nay, mơ hình cơ bản đáp ứng được các vấn đề sau:

- Cải thiện được chất lượng giống cây trồng, hướng tới nghiên cứu các giống mới cho năng suất cao, ít bệnh hại và đặc biệt có thể thích ứng với sự biến đổi khí hậu.

- Tăng cường được các kỹ thuật làm đất, trồng, bón phân, sử dụng thuốc BVTV, quản lý nguồn nước của người sản xuất;

- Đáp ứng được các vấn đề về cải tạo đất, chống xói mịn, phịng tránh và xử lý ô nhiễm đất, nguồn nước;

- Đảm bảo được vấn đề an toàn lao động;

- Đặc biệt, với quy trình kỹ thuật sản xuất khoa học sẽ đảm bảo được an toàn chất lượng cam.

Việc chuyển đổi và nhân rộng mơ hình sản xuất hữu cơ, sản xuất sạch, hay các mơ hình sản xuất công nghệ cao sẽ đảm bảo được năng suất, chất lượng cam và xây dựng được thương hiệu. Từ đó có lợi trong việc tiêu thụ, tìm kiếm thị trường cho cam. Đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, phát triển mơ hình sản xuất công nghệ cao, sản xuất bền vững sẽ giúp nghề trồng cam ở Cao Phong giảm thiểu tác động tiêu cực từ các hiện tượng thời tiết cực đoan, ứng phó và thích nghi với những biến đổi khí hậu. Tuy nhiên việc nhân rộng các mơ hình sản xuất này cần phải đi đôi với việc quản lý, kiểm tra, kiểm sốt để đảm bảo q trình sản xuất là đúng kỹ thuật được tập huấn, nhắc nhở các lỗi vi phạm để khơng tái phạm.

3.3.4. Hồn thiện các chính sách hỗ trợ và quản lý

Hồn thiện các chính sách cho vay vốn đối với hộ trồng cam, tăng số lượng và mức vay, lãi suất thấp cho các hộ trồng cam. Thực hiện các chính sách ưu đãi hơn đối với các hộ sản xuất cam theo mơ hình VietGAP và cơng nghệ cao.

Cho đến thời điểm hiện nay thì quy định về thu sản của công ty Cao Phong đã khơng cịn phù hợp. Đó là: 1- Với giống cam sành, thời kỳ kiến thiết cần 3 năm, nhưng các giống khác, như cam Canh... chỉ cần 2 năm. 2- Những năm trước đây, chu kỳ canh tác cam chỉ kéo dài 15 năm, và năng suất cam biến thiên mạnh theo đồ thị hình chữ U ngược thì đến nay do tiến bộ của khoa học kỹ thuật và trình độ thâm canh, chu kỳ có thể kéo dài đến trên 20 năm, năng suất khá cao và đồng đều trong

toàn thời kỳ kinh doanh. Do đó, cơng ty nên quy định một tỷ lệ thu sản chung cho các năm là K= 7%/năm, tính từ năm thứ 2.

Hỗ trợ đầu tư mở rộng diện tích sản xuất cam bền vững. Đầu tư cho nghiên cứu về giống có năng suất, chất lượng cao. Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn giúp cải tạo các vườn cam truyền thống, tập huấn các kỹ thuật canh tác, mơ hình canh tác theo VietGAP, tập huấn các vấn đề về phân bón, thuốc BVTV, bệnh hại, an tồn lao động và bảo vệ mơi trường.

Hỗ trợ thành lập các công ty, doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ cam như nước ép, tinh dầu, mứt cam....; Các doanh nghiệp thu mua cam có hợp đồng thu mua cố định đảm bảo quyền lợi cho người sản xuất. Ưu đãi và thu hút thành lập các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ cam, ví dụ như có thể miễn thuế doanh nghiệp khoảng 3 đến 5 năm.

Thực hiện các chương trình quảng bá, hội chợ, kích cầu trong nước để nâng cao mức tiêu thụ cam trong và ngoài nước.

Quản lý chặt chẽ và toàn diện hơn trong việc mở rộng sản xuất. Kiểm sốt được tình hình gia tăng diện tích trồng cam phù hợp với các yêu cầu trong sản xuất bền vững. Hạn chế tình trạng phá quy hoạch và sản xuất tràn lan, không đúng địa điểm.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

- Mơ hình quản lý của cơng ty TNHH MTV Cao Phong là một mơ hình thành cơng, có sự tham gia của cộng đồng và doanh nghiệp, tạo được sự phát triển bền vững. Thể hiện ở mơ hình canh tác cam theo tiêu chuẩn VietGAP đang được nhân rộng.

- Trồng cam theo quy trình VietGAP mặc dù hiệu quả kinh tế thấp hơn mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mô hình quản lý tài nguyên của công ty TNHH MTV cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)