Tuổi vườn (năm) 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Tận thu
Mức tỷ lệ thu sản K
- Chi kiến thiết cơ bản hạ tầng (vốn cố định)
Chi đầu tư ban đầu gồm các khoản đầu tư cho việc mua và cải tạo đất, xây dựng các hạng mục cơ bản như nhà chòi, bể và ống dẫn nước, điện (dây, cột điện), làm hàng rào (cọc bê tông, dây thép) và mua giống cây, đào hố xuống phân, mua phân bón lót, … (bao gồm cả chi phí cơng vận chuyển, xây dựng, lắp đặt…). Những khoản chi trên sử dụng cho chu kỳ 15 năm. Tiền chi mua đất trồng cam là một hạng mục chi lớn trong bài toán hạch tốn chi phí lợi ích nói chung. Tuy nhiên, khoản chi này thường không được hiển thị trong những con số đánh giá lỗ lãi của các vườn trồng cam, do thực tế hầu hết đất trồng cam ban đầu là đất của nông trường (ngày nay là Công ty TNHH MTV Cao Phong) và công nhân được giao quyền sử dụng chứ không phải trả tiền mua. Những năm sau này, một số vườn cam cũng đã được chuyển nhượng lại quyền sử dụng, nhưng thường là chuyển nhượng khơng chính thức. Tiền mua đất trồng cam có thể là vốn tự có, vay ngân hang, bạn bè… và việc điều tra, xác định, hiện giá khoản chi này là rất khó khăn. Trong q trình phỏng vấn đã thu được một thông tin liên quan đến giá chuyển nhượng đất, đó là năm 2001 (giá đất chuyển nhượng là 30 triệu/ha) và năm 2012 (giá đất chuyển nhượng là 1,3 tỷ/ha).
Trong kinh tế thị trường, giá trị tiền tệ trong tương lai của một khoản thu nhập chính là khoản tiền sẽ nhận được tại thời điểm tương lai bất kì của một khoản đầu tư ban đầu trong hiện tại với hệ số chiết khấu cho trước. Để đơn giản, trong nghiên cứu này tác giả chọn mức chiết khấu là 10%.
- Chi các hạng mục lưu động
Các khoản chi cho hạng mục vốn lưu động gồm các khoản chí về: Mua vật dụng sản xuất; Mua phân bón; Mua thuốc bảo vệ thực vật; Công lao động; Công chủ; Chi tiền điện và chi cho bảo dưỡng.
Các vật dụng sản xuất cần mua bao gồm: Dụng cụ cầm tay thơ sơ như cuốc, xẻng, dao, kéo… có thời gian sử dụng 2 năm, máy móc đơn giản như xe rùa, bình (và dây) thuốc sâu phun tay, máy phun thuốc sâu, máy cắt cỏ,…. có thời gian sử dụng là 5 năm.
Chi mua phân bón và thuốc BVTV sử dụng cho vườn cam được tính theo số liệu điều tra.
Chi thuê nhân công trong nghiên cứu này bao gồm hai khoản là: 1- Chi thuê lao động, 2- Chi công chủ. Thường lao động công nhật được thuê làm các công việc như tưới cam, bón phân, tỉa cành, phun thuốc, khoanh gốc, nhặt quả rụng, đào bầu… và chi phí này khá minh bạch. Tuy nhiên chi cơng chủ thì khơng phải lúc nào cũng được hiển thị và được tính, mặc dù nhiều chủ vườn tham gia rất nhiều vào việc chăm sóc vườn cam. Việc cơng chủ bị ẩn trong dân gian gọi là “lấy cơng làm lãi” và có thể dẫn đến làm sai lệch kết quả các bài tốn tính chi phí lợi ích. Trong nghiên cứu này mới chỉ tính cơng chủ theo giá của các cơng việc lao động giản đơn, vì khơng thể tính được theo đơn giá th nhân cơng kỹ thuật cao.
Chi tiền điện bơm nước được xác định theo mức tiêu thụ điện thực và thỏa thuận giữa chủ vườn với người cấp điện. Tính cho một ha thì mức tiêu thụ điện dao động từ 2.000 - 2.300 số điện, với đơn giá điện là 15.000 VNĐ/số, do đó số tiền phải chi là khoảng 3 - 3,45 triệu VNĐ/ha.
Việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV có thể làm suy giảm chất lượng đất, chất lượng sản phẩm cam. Thuốc BVTV khi được sử dụng thì tác động trực tiếp đến môi trường như tiêu diệt sâu bọ có ích (thiên địch), ảnh hưởng tới chất lượng nước. Phần tồn dư của thuốc BVTV rơi xuống nước bề mặt kênh, mương sau đó ngấm vào đất rồi di chuyển vào nước ngầm làm ảnh hưởng tới chất lượng nước. Thuốc BVTV còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người do sử dụng các sản phẩm còn tồn dư lượng thuốc BVTV hay qua việc trực tiếp tiếp xúc với thuốc khi phun. Bao bì các loại phân bón, thuốc BVTV là chất thải độc hại phải xử lý theo quy định riêng. Giá phí xử lý chất thải độc hại hiện theo quy định của nghị định 174/2007 là không quá 6 triệu đồng/tấn. Qua việc quan sát thực tế tại Cao Phong thì các chủ vườn sau khi sử dụng phân bón và thuốc BVTV thì các bao bì vỏ của chúng được vứt ngay tại vườn cam. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại chưa có một nghiên cứu cụ thể về mức độ tổn thất kinh tế do suy thoái đất, suy thối tài ngun sinh vật, ơ nhiễm mơi trường khơng khí, nước, giảm giá trị sử dụng và mức độ lưu thông tiêu thụ sản phẩm, đến
sức khỏe người tiêu dùng. Và như vậy trong phần tính tốn của nghiên cứu này sẽ khơng đề cập đến chi phí mơi trường.
Kết quả tính chi phí- lợi ích của các mơ hình canh tác cam ở Cao Phong
Quá trình tổng hợp các danh mục thu chi khó khăn do có những thơng tin nhạy cảm chủ vườn không muốn cung cấp, chủ vườn khơng ghi chép nhật ký chăm sóc nên kết quả tính tốn khơng tránh khỏi những sai sót. Các thơng tin thu thập được tác giả đã tổng hợp, xử lý và tính tốn theo 2 mơ hình VietGAP và truyền thống. Trong đó, các thơng tin, số liệu mơ hình VietGAP được thu thập từ nhật ký của chủ vườn cam theo quy trình VietGAP 01 (Diện tích = 1 ha, tuổi vườn = 15 tuổi). Nghiên cứu thu thập được thông tin từ 23 nông hộ trồng cam theo mơ hình truyền thống, tuy nhiên, các thơng tin chỉ được các nông hộ cung cấp cho tác giả bằng cách nhớ lại các khoản thu và chi nên kết quả chỉ mang tính tương đối. Tác giả quy đổi tất cả các khoản thu và chi về đơn vị vườn 1 ha cho vườn cam truyền thống 9 tuổi điển hình để thuận lợi cho việc tính tốn và so sánh với vườn VietGAP 01. Đồng thời, tác giả cũng thực hiện tính tốn chi phí- lợi ích canh tác cam trung bình của các hộ để so sánh với 2 vườn cụ thể trên. Các thông tin hoạt động thu chi được tổng hợp và mô tả dưới đây.
i) Chi nộp sản phí
Mơ hình VietGAP
Nộp sản phí của vườn được thu theo giai đoạn tận thu K= 7% và giá cam thực G=0,022 triệu đồng/kg và áp dụng cơng thức (2) để tính. Sản phí cam năm 2017 của vườn cam VietGAP 01 là 22,02 triệu đồng.
Mơ hình truyền thống
Vườn cam truyền thống 9 tuổi đang ở kinh doanh năm thứ 4 do đó K=20%, giá cam thực G=0,028 triệu đồng/kg. Áp dụng cơng thức (2), nộp sản phí của vườn cam là 80,08 triệu đồng
ii) Kết quả tính chi kiến thiết cơ bản hạ tầng (vốn cố định)
Kết quả tính chi vốn cố định của vườn VietGAP 01 gồm khoản chi nhân cơng (chi cơng lao động, cho cơng chủ), chi bón lót, chi mua cây giống, chi xây dựng được trình bày chi tiết trong Bảng 3.3.