3.2. Hiện trạng quản lý và sản xuất của công ty TNHH MTV Cao Phong
3.2.2. Hiện trạng quản lý tài nguyên đất
Thực hiện Nghị định 135/2005/NĐ - CP của Chính phủ quy định về việc giao khoán đất nơng nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước ni trồng thuỷ sản trong các Nông lâm trường quốc doanh thay thế nghị định 01/1995/NĐ-CP và
135/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Cơng ty đang giao khốn đất cho 2 đối tượng chính là cán bộ, công nhân trực tiếp sản xuất và công nhân nghỉ hưu, con em cán bộ công nhân, người dân sinh sống tại địa phương. Các hộ nhận khoán ký hợp đồng với cơng ty, nhận đất về trồng và sau đó nộp sản lượng cho cơng ty qua sự giám sát quản lý tồn bộ hoạt động canh tác và đơn đốc của các đội trưởng. Công ty quy định về định mức thu sản lượng theo phân hóa các hạng đất khác nhau: Đất hạng 1 có định mức thu 13 tấn/ha/năm, hạng 2 có định mức thu 11 tấn/ha/năm, hạng 3 có định mức thu 9 tấn/ha/năm và hạng 4 có định mức thu 7 tấn/ha/năm. Hiện cơng ty áp dụng duy nhất một định mức thu sản lượng cho mọi loại đất là 13 tấn/ha/năm. Mức thu sản lượng được quy định theo đối tượng phải nộp: 17% định mức đối với chủ vườn cam hiện đang là công nhân lao động gián tiếp của công ty, 22% định mức đối với các công nhân đã về hưu, công nhân lao động trực tiếp đã hưởng lương tại công ty và đối tượng khác.
Cây cam có chu kỳ 15 năm nên sau 15 năm hết hợp đồng nhận khốn với cơng nhân thì cơng ty xem xét tiếp tục ký hợp đồng nhận khoán mới, thường là với chính cơng nhân đã nhận khốn đất trồng cam trước đó để tiếp tục trồng luân canh các cây hàng năm như ngơ, đậu, mía... trong tối thiểu khoảng 3 năm tiếp theo, là khoảng thời gian đất nghỉ ngơi trước khi tiếp tục một chu kỳ trồng cam mới.
Năm 2016, cơng ty quản lý sử dụng đất với diện tích là 836,6 ha; trong đó có 600,6 ha đất trồng cam bao gồm có 30 ha vườn ươm (khoảng 17 ha nằm ở gần công ty, 13 ha ở đội Tây phong và Tân Phong); 570 ha ở các đội quản lý. Vườn ươm có nhiệm vụ cung cấp giống cho các hộ nhận khoán, thử nghiệm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật liên quan đến giống, thuốc BVTV, phân bón... trước khi triển khai tới các hộ.
Diện tích trồng cam của cơng ty đang ở giai đoạn kinh doanh chiếm phần lớn so với giai đoạn KTCB. Cây cam là loài cây sinh trưởng trải qua 2 thời kỳ: thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh. Giai đoạn kiến thiết cơ bản thường dài 3 - 4 năm, chỉ có chi phí mà chưa có thu hoạch, ở giai đoạn này nếu được đầu tư chăm sóc đúng mức chẳng những rút ngắn được giai đoạn kiến thiết cơ bản mà còn cho
năng suất cao và kéo dài được giai đoạn kinh doanh. Giai đoạn kinh doanh dài, ngắn với năng suất và sản lượng tăng dần theo tuổi cây và mật độ trồng đến đỉnh cao rồi lại giảm dần. Diện tích đất trồng cam giao khốn cho các đội năm 2016 được thể hiện ở bảng 3.11.
Bảng 3.11. Diện tích đất trồng cam giao khoán cho các đội năm 2016 [2]
Đơn vị: ha Đội Bắc Phong Thu Phong Tân Phong Tây Phong Đội 5 Đội 6 Đội 7 Cam Xã Đoài KTCB 10,9 10,5 8,8 0,9 1,9 13,2 KD 62,3 104,2 52,4 31,3 40,3 109,1 Trồng mới 2,4 6,7 9,8 1,9 2,4 3,7 Cam V2 KTCB 8,8 KD 10,1 17,7 30,2 0,8 2,2 Cam Canh KD 0,9 5,9 0,3 Quýt Ôn châu KD 0,3 18,5 0,4 1,4 0,4 Tổng 73,2 127,2 86,8 90,7 3,1 51,9 137,7
Công ty chủ yếu trồng các giống Xã Đồi trong đó có giống CS1 là giống cây chín sớm, bắt đầu tính vào thời điểm cây kinh doanh thì thời gian thu hoạch từ tháng thứ 10 và một cây CS1 có thể thu được khoảng 1 tạ/cây với cây phát triển nhất ở tuổi thứ 8. Cịn giống V2 là giống chín muộn, thời gian thu hoạch dài hơn từ 14 đến 15 tháng và một cây V2 thì chỉ cho khoảng 60 kg/cây cùng với tuổi thứ 8. Cây CS1 thu được khối lượng gấp 5/3 lần so cây V2. Cây V2 nhanh xuống cây sớm, chu kỳ cây V2 chỉ được hơn khoảng 10 năm là bắt đầu có hiện tượng chết dần và cây CS1 đem lại hiệu quả cho năng suất cao hơn là giống V2 nên công ty ưu tiên trồng nhiều giống cây này, cây V2 được trồng để bán trong tết và sau tết trong thời
Như vậy, công ty chủ yếu quản lý giao khốn đất cho nhân viên, người dân và có quy định về mức thu sản cịn quản lý chất lượng đất thì khơng làm. Do đó, chất lượng đất có thể bị ảnh hưởng xấu nếu như người dân sử dụng phân bón, thuốc BVTV bừa bãi, dư thừa.
Qua nghiên cứu của Lê Minh Thảo (2015) cho thấy, hoạt động sử dụng phân bón khơng hợp lý đã gây mất cân đối đến các thành phần dinh dưỡng đất. Cụ thể là hàm lượng N tổng số ở mức trung bình, N dễ tiêu từ trung bình đến giàu; Phốtpho tổng số và dễ tiêu rất giàu; Kali tổng số nghèo, Kali dễ tiêu ở mức cân giàu đến rất giàu, Mg trao đổi và Zn dễ tiêu ở mức thấp, ngược lại Ca trao đổi và Mn, Fe, Cu dễ tiêu ở mức cao. Hàm lượng Zn, Pb, Cd, As tổng số đều ở mức an toàn nhưng đất đã bị nhiễm Cu, gấp 1,87 - 2,14 lần QCVN 03:2008/BTNMT. Mật độ vi sinh vật tổng số và đặc thù ở mức phong phú, nấm (Fusarium) và tuyến trùng (Tylenchulus semipenetrans) gây bệnh ở mức cao.
3.2.3. Quản lý cây trồng và kỹ thuật trồng
Về quản lý giống, cơng ty có một mơ hình vườn ươm cây trồng riêng, là nơi cung cấp nguồn giống cho địa phương và là nơi để nghiên cứu thử nghiệm các giống mới chuẩn bị đem vào sản xuất thực tế. Mơ hình vườn ươm này được giao cho một công nhân của cơng ty quản lý và hằng tuần thì đều có các cán bộ kỹ thuật đến theo dõi cây trồng phát triển.
Năm 2016 vườn ươn ươm khoảng 6 vạn giống cây bao gồm cam V2, Xã Đồi, Lịng vàng, quýt và bưởi. Năm 2017 ươm 1 vạn cây tồn Lịng Vàng (CS1). Các cây giống đều là giống thuần chủng và được nhân giống bằng phương pháp ghép mắt sinh trưởng tốt, kháng sâu bệnh và thích nghi cao với điều kiện tự nhiên của địa phương.
Hằng năm, cán bộ kỹ thuật của công ty đều đến trực tiếp các hộ nhận khốn có cây cho năng suất cao, quả ngon và ngọt để lấy các mắt ghép đem trên các cây đầu dòng được công nhận về ghép rồi ươm. Tuy vậy số lượng cây giống của vườn ươm cung cấp cho các hộ trồng cam vẫn khơng đủ, có 83,3% số hộ mua giống ở công ty. Các hộ mua giống ở ngồi có thể mua ở các nhà phân phối giống trong địa
phương, các trung tâm của Viện nghiên cứu rau quả như trung tâm cây có múi Xuân Mai, Viện bảo vệ thực vật, Viện di truyền nông nghiệp.
Về quản lý dịch hại: Công ty thông báo và thực hiện lấy mẫu giám định dịch hại tại các vườn và đề ra các giải pháp phòng ngừa triệt để: hướng dẫn kỹ thuật vệ sinh vườn, chống ngập úng, cung cấp danh sách thuốc/hóa chất sử dụng để phun tưới cho cây theo các đợt dịch.
Cơng ty có văn bản hướng dẫn kỹ thuật cải tạo đất, trồng cây, bón phân và sử dụng hóa chất theo từng tháng. Các văn bản hướng dẫn được phổ biến tại các cuộc họp của đội, dán tại bảng tin của đội. Tuy nhiên bộ máy quản lý khơng có cơ chế giám sát được mức độ người trồng cam tiếp nhận và thực hiện đúng hướng dẫn, nên hiệu quả của văn bản hướng dẫn chưa cao. Nhiều người trồng cam vẫn hành động tự phát theo kinh nghiệm hoặc theo chuyên gia tại chỗ.