Vỏ phong hóa (E10)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương do trượt đất đá để chủ động ứng phó với tai biến, lấy ví dụ xã nấm dẫn, huyện xín mần, tỉnh hà giang (Trang 67 - 69)

3.1.2. Nguy cơ trượt đất đá (E 4 E12)

3.1.2.7. Vỏ phong hóa (E10)

Q trình phong hố đá gốc là nguyên nhân quan trọng gây trượt đất đá. Quá trình phong hố làm cường độ, kết cấu giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho nước dễ xâm nhập vào mái dốc. Trên sườn dốc nếu lớp vỏ phong hóa càng dày, mức độ phong hóa càng triệt để thì khả năng trượt càng lớn . Dựa trên các nghiên cứu đã có , khu vực Nấm Dẩn thuộc kiểu vỏ phong hóa bóc mòn , nhạy cảm cao, cơ ̣ng thêm địa hình khu vực Nấm Dẩn có độ phân cắt lớn nên hiện tượng trượt và rửa trơi của vỏ phong hóa xảy ra tương đới rõ nét . Do ảnh hưởng của quá trình phong hóa , các đá bị mềm bở và dễ dàng bị tác động của các dòng ta ̣m thời hoă ̣c áp suất thủy tĩnh dẫn

đến trượt đất đá nghiêm trọng. Việc các đá bị dập vỡ do hoạt động kiến tạo, quá trình phân cắt địa hình càng tạo điều kiện thuận lợi cho vỏ phong hóa phát triển.

Vỏ phong hóa ở khu vực Nấm Dẩn có bề dầy biến đổi từ 0 đến hơn 10m, những nơi có bề dầy lớn thường liên quan đến những khu vực hoạt động kiến tạo mạnh, mức độ phân cắt địa hình lớn và phức tạp. Đá gốc trong khu vực Nấm Dẩn chủ yếu là các đá granitoid với thành phần khá giàu khoáng vật feldspat và mica . Với đặc tính của feldspat khi bị phong hóa sẽ biến đổi thành sét kaolinit , lớ p sét kaolinit này đóng vai trò như mô ̣t lớp đê ̣m dễ bi ̣ trượt trên các lớp đất đá khác, cộng thêm đặc khối hình thái dạng vảy mỏng do tính chất cát khai tốt của mica càng tạo điều kiện cho hiện tượng trượt đất đá xảy ra.

Hình 3.20. Tỉ lệ phân bố các kiểu phong hóa và giá trị E10 (VPH) theo từng thơn

Kết quả nghiên cứu thực tế cho thấy hầu hết các điểm trượt đất đá đều xảy ra trong khu vực tồn ta ̣i lớp vỏ phong hóa bóc mòn đă ̣c biê ̣t là đối với kiểu vỏ phong hóa bóc mịn , phụ kiểu saprolit - phong hóa mạnh. Do vậy, giá trị E đối với chỉ số VPH được xác định dựa trên phương pháp tính quy đổi theo thang điểm từ 0 - 1 trong đó trọng số cao nhất đến thấp nhất lần lượt cho kiểu VPH bóc mịn phụ kiểu saprolit, saprock và VPH tích tụ. Từ biểu đồ hình 3.13, có thể nhận xét rằng nguy cơ trượt do hiện tượng phong hóa tương đối đồng đều giữa các thơn, tuy nhiên thơn Nấm Lu có nguy cơ trượt cao nhất và thấp nhất ở thơn Na Chăn và Đèo Gió.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương do trượt đất đá để chủ động ứng phó với tai biến, lấy ví dụ xã nấm dẫn, huyện xín mần, tỉnh hà giang (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)