Giá trị chỉ số khả năng thích ứng ở các thôn trong xã Nấm Dẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương do trượt đất đá để chủ động ứng phó với tai biến, lấy ví dụ xã nấm dẫn, huyện xín mần, tỉnh hà giang (Trang 82)

Thôn Xã hội Kinh tế Cơ sở hạ tầng AC (Công thức 4) AC tương quan Nấm Chanh 0,377 0,576 0,394 0,435 0,790 Lủng Mở 0,470 0,594 0,375 0,478 0,944 Thống Nhất 0,391 0,443 0,417 0,412 0,708 Tân Sơn 0,441 0,617 0,462 0,493 1,000 Na Chăn 0,236 0,471 0,312 0,319 0,375 Nấm Lu 0,333 0,525 0,330 0,383 0,604 Đoàn Kết 0,236 0,474 0,146 0,275 0,217 Lủng Cháng 0,437 0,508 0,150 0,379 0,591 Nấm Chiến 0,378 0,482 0,428 0,419 0,733 Ngam Lâm 0,384 0,361 0,182 0,324 0,392 Nấm Dẩn 0,407 0,471 0,400 0,422 0,744 Nấm Chà 0,436 0,465 0,264 0,398 0,657 Đèo Gió 0,000 0,500 0,306 0,215 0,000

Giá trị khả năng thích ứng của từng thơn trong khu vực xã Nấm Dẩn được xác định dựa trên các giá trị tiêu chí xã hội, kinh tế và cơ sở hạ tầng bằng công thức 4. Áp dụng cơng thức 1 tính tốn khả năng thích ứng tương quan giữa các thôn trong khu vực nghiên cứu (Bảng 3.5).

Hình 3.31 Sơ đồ khả năng thích ứng với trƣợt đất đá xã Nấm Dẩn

Sơ đồ phân vùng khả năng thích ứng được thành lập (Hình 3.31) cho thấy vùng có khả năng thích ứng rất thấp và thấp là khu vực Đèo Gió, các thơn Ngam Lâm, Đồn Kết và Na Chăn. Trong đó, các thơn Na Chăn và Đồn Kết có khả năng thích ứng xã hội thấp nhất; thơn Ngam Lâm có khả năng thích ứng kinh tế và cơ sở hạ tầng thấp nhất. Khả năng thích ứng trong khu vực Đèo Gió rất thấp vì khơng có khả năng thích ứng xã hội. Thơn Lủng Cháng có khả năng thích ứng trung bình trong khi đó các thơn Tân Sơn và Lủng Mở có khả năng thích ứng rất cao do những vùng này có khả năng thích ứng xã hội, kinh tế, cơ sở hạ tầng cao đồng đều. Vùng này là khu vực trung tâm, cận trung tâm, cơ sở hạ tầng phát triển, đa dạng sinh kế,

khả năng tiếp cận, cập nhật thông tin về thiên tai nhanh chóng…nên khả năng thích ứng cao hơn các thôn khác.

3.4. Đánh giá mức độ tổn thƣơng (V)

Từ các giá trị mức độ phơi bày (E), mức độ nhạy cảm (S) và khả năng thích ứng (AC) đã xác định ở các phần trên. Áp dụng cơng thức tính tốn mức độ tổn thương (*) V = E + S – AC, thu được giá trị chỉ số mức độ tổn thương V. Mối

tương quan về mức độ tổn thương giữa các thôn trong xã Nấm Dẩn được xác định bằng công thức 1 (Bảng 3.6).

Bảng 3.6. Giá trị chỉ số E, S, AC và V của từng thôn trong xã Nấm Dẩn

Thôn E S AC V= E+S-AC V tƣơng quan

Nấm Chanh 0,234 0,163 0,435 -0,037 0,375 Lủng Mở 0,265 0,087 0,478 -0,129 0,000 Thống Nhất 0,273 0,169 0,412 0,026 0,633 Tân Sơn 0,283 0,190 0,493 -0,033 0,393 Na Chăn 0,283 0,147 0,319 0,114 0,993 Nấm Lu 0,271 0,161 0,383 0,044 0,709 Đoàn Kết 0,257 0,122 0,275 0,103 0,950 Lủng Cháng 0,281 0,148 0,379 0,045 0,713 Nấm Chiến 0,243 0,194 0,419 0,018 0,600 Ngam Lâm 0,261 0,182 0,324 0,116 1,000 Nấm Dẩn 0,259 0,175 0,422 0,008 0,559 Nấm Chà 0,231 0,128 0,398 -0,013 0,475

Dựa vào mối tương quan giá trị mức độ tổn thương giữa các thôn trong xã Nấm Dẩn, sơ đồ phân vùng mức độ tổn thương đã được thành lập (Hình 3.33). Sơ đồ mức độ tổn thương do trượt đất đá xã Nấm Dẩn cho thấy vùng có mức độ tổn thương rất cao và cao là các thơn Na Chăn, Đồn Kết, Ngam Lâm, Thống Nhất, Nấm Lu và Lủng Cháng. Vùng có mức độ tổn thương trung bình là các thơn Nấm Chiến, Nấm Dẩn, Đèo Gió và Nấm Chà. Các thơn cịn lại trong khu vực nghiên cứu có mức độ tổn thương với trượt đất đá thấp và rất thấp.

Hình 3.32. Sơ đồ mức độ tổn thƣơng do trƣợt đất đá xã Nấm Dẩn

Bảng 3.7 trình bày mối quan hệ giữa các hợp phần mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm, khả năng thích ứng với mức độ tổn thương theo từng thôn. Kết quả này cho thấy:

+ Các thơn Na Chăn, Ngam Lâm và Đồn Kết có mức độ tổn thương rất cao do có mức độ phơi bày cao đến rất cao, mức độ nhạy cảm trung bình đến rất cao và khả năng thích ứng thấp;

+ Các thơn Thống Nhất, Nấm Lu và Lủng Cháng có mức độ tổn thương cao do có mức độ phơi bày rất cao, mức độ nhạy cảm cao đến rất cao và khả năng thích ứng chỉ từ trung bình đến cao;

+ Các thơn Nấm Chiến, Nấm Dẩn và Nấm Chà có mức độ tổn thương trung bình do có mức độ phơi bày từ thấp đến cao, mức độ nhạy cảm cao đến rất cao và khả năng thích ứng cao;

+ Thơn Tân Sơn tuy có mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm rất cao nhưng khả năng thích ứng rất cao nên mức độ tổn thương thấp;

+ Khu vực Đèo Gió có mức độ phơi bày và nhạy cảm rất thấp nhưng khả năng thích ứng rất thấp nên mức độ tổn thương trung bình.

+ Thơn Nấm Chanh có mức độ phơi bày thấp, mức độ nhạy cảm rất cao, và khả năng thích ứng cao nên mức độ tổn thương thấp;

+ Thơn Lủng Mở mặc dù có mức độ phơi bày cao, nhưng mức độ nhạy cảm thấp và khả năng thích ứng cao nên mức độ tổn thương rất thấp;

Bảng 3.7. Mối tƣơng quan giữa các hợp phần tổn thƣơng (E, S, AC) với MĐTT (V) do trƣợt đất đá của các thôn trong xã Nấm Dẩn

Các thôn E S AC V

Nấm Chanh thấp rất cao cao thấp

Lủng Mở cao thấp rất cao rất thấp

Thống Nhất rất cao rất cao cao Cao

Tân Sơn rất cao rất cao rất cao thấp

Na Chăn rất cao cao thấp rất cao

Nấm Lu rất cao rất cao cao Cao

Đồn Kết cao trung bình thấp rất cao

Lủng Cháng rất cao cao trung bình Cao Nấm Chiến trung bình rất cao cao trung bình

Ngam Lâm cao rất cao thấp rất cao

Nấm Dẩn cao rất cao cao trung bình

Nấm Chà thấp cao cao trung bình

Đèo Gió rất thấp rất thấp rất thấp trung bình

Đối với các thơn có các đối tượng nhạy cảm di động phụ thuộc vào thời gian (thôn Tân Sơn, Thống Nhất, Nấm Chanh, Nấm Chiến, khu vực Đèo Gió), mức độ tổn thương được đánh giá cao nhất trong khoảng thời gian từ 8-9h (thôn Tân Sơn) và 15-17h (ở cả năm khu vực) khi mà lưu lượng người và phương tiện lưu thông đông nhất. MĐTT trong khu vực nghiên cứu được xác định cao nhất trong khoảng thời gian tháng 6 đến tháng 8 trong năm khi mà cường độ và tần suất mưa lớn nhất.

Từ các đánh giá trên, có thể kết luận rằng khu vực có mức độ phơi bày do tai biến cao đến rất cao nhưng có khả năng thích ứng rất cao thì mức độ tổn thương sẽ được giảm đi đáng kể và ngược lại vùng có mức độ phơi bày rất thấp đến trung bình mà khả năng thích ứng rất thấp thì mức độ tổn thương tăng lên.

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI TAI BIẾN TRƢỢT ĐẤT ĐÁ XÃ NẤM DẨN, HUYỆN XÍN MẤN, HÀ GIANG

Trong các nghiên cứu tai biến trượt đất đá, vấn đề đưa ra các giải pháp chủ động ứng phó với tai biến, góp phần phát triển bền vững trong bối cảnh biến đối khí hậu là nội dung có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Chủ động ứng phó với thiên tai là dự đoán thiên tai kết hợp quan trắc thực tế, mơ hình hóa, đánh giá mức độ tổn thương, rủi ro do thiên tai và xây dựng hệ thống cảnh báo sớm. Cách tiếp cận này nhằm nâng cao khả năng chống chịu, thích ứng của hệ thống tự nhiên - xã hội và giảm thiểu thiệt hại do tai biến gây ra. Bản chất của chủ động ứng phó là hành động trước khi tai biến xảy ra, hạn chế sử dụng các biện pháp xử lý thụ động sau khi thiệt hại đã xảy ra. Các giải pháp xử lý sau thiên tai chỉ mang tính chất tạm thời, khó có thể dài hạn trong ứng phó thiên tai. Đánh giá MĐTT do trượt đất đá dựa vào mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên - xã hội với trượt đất đá là một trong những cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp chủ động ứng phó với tai biến.

Hình 4.1. Khung mơ hình chủ động ứng phó với tai biến trƣợt đất đá dựa vào đánh giá mức độ tổn thƣơng

Các giải pháp trong chủ động ứng phó với tai biến trượt đất đá dựa vào đánh giá mức độ tổn thương có thể được chia thành 2 nhóm: giải pháp cơng trình và giải pháp thích ứng:

- Các giải pháp cơng trình là các giải pháp kỹ thuật được đưa ra trên cơ sở các nghiên cứu thử nghiệm hoặc đã áp dụng mang lại hiệu quả ứng phó tai biến. Dựa vào phân vùng mức độ tổn thương, đặc điểm tai biến của từng vùng tổn thương, xây dựng các cơng trình phịng chống trượt phù hợp, hiệu quả. Tuy nhiên, các giải pháp này thường đòi hỏi những chi phí lớn, nên việc áp dụng khu vực nghiên cứu gặp nhiều khó khăn.

- Các giải pháp thích ứng trong chủ động ứng phó tai biến bao gồm những giải pháp mang tính dự báo, cảnh báo, quy hoạch sử dụng tài nguyên chủ động ứng phó với tai biến, phát triển rừng, thay đổi cách thức canh tác (ruộng bậc thang, nương bậc thang), nâng cao nhận thức, khả năng thích ứng, chống chịu của hệ thống tự nhiên-xã hội…dựa trên cơ sở đánh giá mức độ tổn thương do tai biến.

Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá các tác nhân gây ra trượt đất đá, phân vùng mức độ phơi bày, mức độ nhạy cảm, khả năng thích ứng, mức độ tổn thương do trượt đất đá trong khu vực xã Nấm Dẩn và xác định mối tương quan giữa chúng có thể thấy giải pháp nâng cao khả năng thích ứng thơng qua quy hoạch không gian, sử dụng tài nguyên hợp lý chính là giải pháp phù hợp nhất tại khu vực này.

4.1. Quy hoạch và sử dụng hợp lý tài nguyên chủ động ứng phó với trƣợt

Đây là giải pháp hữu hiệu và kinh tế nhất để chủ động giảm thiểu các thiệt hại do trượt đất đá gây ra. Sơ đồ mức độ tổn thương do trượt đất đá nêu trên là cơ sở khoa học cho việc quy hoạch hợp lý sử dụng tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên đất) cũng như góp phần quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chủ động ứng phó với tai biến này tại xã Nấm Dẩn. Nội dung quy hoạch phải đảm bảo cho việc sử dụng bền vững tài nguyên đất, phòng tránh tai biến, tránh sự chồng chéo giữa các kế hoạch phát triển trong vùng cần thực hiện phân vùng định hướng quy hoạch để điều chỉnh sử dụng đất phù hợp.

Căn cứ vào kết quả phân vùng mức độ tổn thương, hiện trạng sử dụng đất xã Nấm Dẩn, và các chính sách, kế hoạch liên quan của địa phương, nội dụng đề xuất quy hoạch dựa trên sơ đồ phân vùng mức độ tổn thương như sau:

Vùng I: Các thơn Na Chăn, Đồn Kết, Ngam Lâm, Lủng Cháng, Thống Nhất, Nấm

Lu; khu vực có mức độ tổn thương cao đến rất cao:

- Giảm mức độ nhạy cảm: không nên phát triển thêm khu dân cư trong các khu

vực đã và đang xảy ra trượt đất đá ở vùng này, vận động di chuyển các hộ gia đình sống rải rác trên triền núi cao về khu vực an toàn, trong cụm dân cư. Định hướng khu dân cư về khu vực mức độ tổn thương thấp như thôn Nấm Chanh (gần khu vực trung tâm xã); xây dựng mới và cải tạo hệ thống kênh mương cứng hóa kiên cố (chú ý vị trí xây dựng tránh các hoạt động làm yếu chân sườn núi dễ gây trượt đất đá).

- Giảm mức độ phơi bày và nâng cao khả năng thích ứng: chuyển đổi khu vực

canh tác trồng lúa và hóa màu thành khu vực trồng rừng. Đồng thời khôi phục, duy trì khu vực vườn rừng (rừng phịng hộ, rừng sản xuất) đồng thời trồng mới thêm ở các khu vực đất trống. Chính quyền địa phương cần chú ý kiểm soát khi người dân trong xã đang tập trung phát triển kinh tế thông qua trồng cây thảo quả, tuy nhiên việc mở rộng khơng ngừng có thể vơ hình chung làm suy thối thảm thực vật rừng, tăng độ rửa trôi, gây trượt đất đá do khi gieo trồng thảo quả người dân cần phát quang, dọn lối, mở đường, để trơng coi, chăm sóc, thu hái, thậm chí chặt phá rừng để lấy củi sấy khô thảo quả; Kè kiên cố, xây dựng hệ thống thoát nước phù hợp khu vực trượt/sạt taluy đường giao thông đã xảy ra và có nguy cơ xảy ra trượt đất đá (thôn Thống Nhất).

Vùng II: Các thôn Nấm Dẩn, Nấm Chiến, Nấm Chà và khu vực Đèo Gió; khu vực

có mức độ tổn thương trung bình:

Giảm mức độ nhạy cảm: Các khu vực này có mức độ an tồn trung bình, khu

vực điểm trường, cơng trình cơng cộng trong các thơn này có thể được giữ nguyên. Tuy nhiên, nên sửa chửa, nâng cấp các cơng trình đặc biệt trước mùa

mưa; đồng thời nên tránh mở rộng khu dân cư, cơng trình cơng cộng ở khu vực đã xảy ra hiện tượng trượt đất đá, sụt lún do trượt. Khu vực Đèo Gió có đối tượng nhạy cảm với trượt đất đá là lưu lượng người và xe lưu thông qua tỉnh lộ 178, trượt taluy đường giao thông thường xuyên xảy ra vào mùa mưa nên cần áp dụng các biện pháp cơng trình kè kiên cố như tường chắn, hệ thống thoát nước trên và dưới chân các khối trượt taluy dốc, vật liệu bở rời dễ xảy ra trượt khi mưa lớn.

- Nâng cao khả năng thích ứng: khơi phục và trồng mới rừng phịng hộ, rừng

sản xuất. Có thể, phát triển mơ hình kinh tế nơng – lâm kết hợp vừa tăng thu nhập kinh tế vừa phòng chống thiên tai xảy ra. Nên gia tăng tập huấn người dân phương thức canh tác trên ruộng bậc thang, nương bậc thang tránh tích nước trên sườn dốc gây cường hóa trượt đất đá.

Vùng III: Các thôn Lủng Mở, Nấm Chanh, Tân Sơn; khu vực có mức độ tổn

thương rất thấp đến thấp:

- Có thể phát triển thêm khu dân cư, cở sở hạ tầng của xã ở khu vực này, đặc biệt thôn Nấm Chanh, thuận tiện khi gần đường giao thông tỉnh lộ 178 và khu vực trung tâm xã;

Ngồi ra, cần nâng cao khả năng thích ứng của các hệ thống xã hội, quản trị, kinh tế...ở tất cả các vùng trong xã Nấm Dẩn thông qua các giải pháp sau:

4.2. Một số giải pháp khác

4.2.1. Giải pháp tổ chức quản lý

Nhà nước cần có những chính sách, quy định phù hợp đối với cơng tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để tăng cường hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với vùng trung du và miền núi Bắc Bộ nhằm phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Quy hoạch hướng đến mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đồng thời giảm thiểu được mức độ tổn thương do tai biến trong quá trình khai thác và sử dụng tài ngun thiên nhiên. Do vậy, ngồi chính quyền các cấp, cần huy động và tạo điều kiện thuận lợi cho các bên liên quan khác như người dân, hội cựu chiến

binh, hội phụ nữ, thanh niên… tham gia giám sát thực hiện quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên gắn với giảm thiểu tai biến trượt đất đá đất.

Xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức có các hành vi trái với quy định của nhà nước, của địa phương trong việc khai thác tài nguyên rừng, tài nguyên đất. Xử phạt các hành vi phá rừng làm nhà ở, mở rộng diện tích đất ở trong khu vực cấm khai thác, nhất là những khu vực có nguy cơ trượt đất đá cao, các khu vực rừng phòng hộ, khu vực được quy hoạch nhằm mục đích chủ động ứng phó với tai biến trượt đất đá.

4.2.2. Giải pháp về cơ chế chính sách

Áp dụng chính sách đầu tư phát triển, huy động vốn và nguồn nhân lực để thực hiện phương án quy hoạch.

Áp dụng chính sách hỗ trợ, cho vay vốn cho người sản xuất (người nghèo, đồng bào dân tộc ít người) nhằm khuyến khích khai thác và sử dụng đất đai đúng mục đích, có hiệu quả ở vùng núi cao.

Chính sách bảo vệ tài nguyên rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ; phát triển kinh tế và phủ xanh đất trống đồi trọc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thương do trượt đất đá để chủ động ứng phó với tai biến, lấy ví dụ xã nấm dẫn, huyện xín mần, tỉnh hà giang (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)