3.1.2. Nguy cơ trượt đất đá (E 4 E12)
3.1.2.1. Lượng mưa (E4)
Theo số liệu quan trắc khí tượng thủy văn tỉnh Hà Giang qua các năm 2010 - 2014 (Hình 3.10), có thể nhận thấy lượng mưa tập trung cao vào khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 và cao nhất vào tháng 7, đặc biệt vào tháng 7 năm 2013, lượng mưa rất lớn đạt gần 1100mm. Thực tế thông qua các ghi nhận về trượt đất đá đã xảy ra và quan trắc hiện trạng cho thấy thời gian mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 8 là khoảng thời gian thường xảy ra trượt đất đá trên sườn dốc nhiều nhất. Như vậy, không phải mùa mưa nào cũng gây trượt đất đá mà chỉ trong trường hợp mưa lớn kéo dài (thường liên tục từ 2 đến 4 ngày) và cường độ mưa lớn mới gây nên hiện tượng trượt đất đá. Lượng mưa lớn kéo dài là nguồn bổ sung quan trọng cho nước dưới đất, nước mưa ngấm xuống sâu làm bão hòa đất đá ở sườn dốc dẫn đến độ bền đất đá giảm, từ đó thúc đẩy q trình trượt. Một phần nước mưa khơng kịp ngấm xuống dưới sẽ chảy tràn trên mặt đất làm xói mịn đất đá, gây ra hiện tượng mương xói và rãnh xói gây mất ổn định sườn dốc. Nước mưa cịn thúc đẩy q trình phong hóa hóa học, đất trở lên tơi xốp kém ổn định và dễ dàng dịch chuyển xuống dưới sườn dốc.
Hình 3.10. Biểu đồ lƣợng mƣa tỉnh Hà Giang qua các năm 2010 – 2014
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang, 2014)
Lượng mưa là một trong những tác nhân gây trượt đất đá, tuy nhiên khu vực nghiên cứu là trên diện tích nhỏ, vì vậy khi xét đến yếu tố này chỉ xét đến mối quan
hệ giữa thời gian và tần suất trượt đất đá xảy ra, do giá trị chỉ số cho từng thôn là đồng đều khơng có sự phân dị khi diện tích khu vực nghiên cứu quá nhỏ.